Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Gan

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU MÁ

Rau má - Centella asiatica (L.) Urb., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà có tên của cây. Rau má phân bố ở khắp vùng nhiệt đới cổ, từ các nước Ả rập, Trung đông qua Pakistan, đến các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương. Ở nước ta, Rau má mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các bãi cỏ, bờ ruộng, ven suối, quanh các làng bản. Rau má đã được nghiên cứu nhiều ở nước ta và cả trên thế giới, vì những đặc tính quý giá của nó. Tại nước ta, công dụng của Rau má vô cùng phong phú và phổ biến.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU ĐẮNG ĐẤT

Rau đắng đất hay Rau đắng lá vòng - Glinus oppositifolius (L.) DC., thuộc họ Rau đắng đất - Molluginaceae. Cây thảo sống lâu năm, thân cành nhẵn mọc bò lan, không có lông. Lá mọc vòng 2-5, có khi 6 lá không đều nhau, hình mác hẹp, dài 2-2,5cm, có một gân chính; lá kèm sớm rụng. Hoa màu lục nhạt có cuống dài, mọc 2-5 cái một ở nách lá. Quả nang chứa nhiều hạt hình thận. Cây thường mọc hoang trên đất cát khô ở các bãi sông, ven biển và trong những thửa ruộng khô, bãi trống ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Nhân dân thường thu hái các ngọn non làm rau nấu canh cá để ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU CÚC SỮA

Rau cúc sữa, Nhũ cúc rau, Cỏ sữa hay Tục đoạn - Sonchus oleraceus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây thảo mọc hằng năm, có thân rỗng, thẳng, nhẵn, cao 30cm tới 100cm hay hơn. Lá mọc so le, xẻ tua, với các thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng hình tam giác, có tai rộng, tận cùng thành mũi. Cụm hoa đầu màu vàng, dạng trứng, thành ngù hay thành tán; lá bắc nhiều, xếp nhiều dãy, lợp lên nhau, hình tam giác hay hình dải. Quả bế hẹp, có mào lông rất mễm xếp thành nhiều dãy. Rau cúc sữa thường gặp mọc ở vùng lạnh, có tìm thấy ở Hà nội, nhưng thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh Tây nguyên, mọc nhiều ở đất hoang Đà lạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - RAU BỢ

Rau bợ, Rau bợ nước, Rau tần hay Cỏ bợ - Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Rau bợ - Marsileaceae. Dương xỉ thuỷ sinh, có thân rễ bò dưới đất, chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài. Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập. Bào tử quả là cơ quan sinh sản, mọc ở gốc cuống lá. Rau bợ phân bố ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ latinh. Ở nước ta, Rau bợ mọc hoang ở ruộng nước nông, dọc bờ ao, bờ mương và các nơi ẩm, chỗ nước cạn không chảy. Người ta hái Rau bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc ăn hoặc nấu canh với tôm tép. Cũng thường được hái về làm rau cho lợn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - NGHỆ

Nghệ hay Nghệ vàng - Curcuma longa L. = C. domestica Valet, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao khoảng 1m. Thân rễ to, hình củ tròn, có các nhánh hình trụ hay hình thoi, thịt màu vàng da cam. Thân mang lá mọc hằng năm. Lá có cuống dài, hình trái xoan mũi mác, dài 25-45cm, rộng tới 15-l8cm, nhẵn cả hai mặt, màu lục nhạt; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành những bông hình trụ; cánh hoa và cánh môi đều màu vàng, các lá bắc màu lục, những cái ở ngọn màu tím. Quả nang chia 3 ô. Nghệ gốc ở Ấn độ và cũng được trồng nhiều tại nước này cũng như ở nhiều nước thuộc châu Mỹ la tinh, châu Phi, châu Úc, châu Á, châu Âu trong phạm vi vĩ tuyến thứ 40, trên và dưới đường xích đạo. Ở nước ta, Nghệ cũng mọc hoang và được trồng khắp nơi; mỗi gia đình ở nông thôn thường trồng ít nhiều để dùng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - ME

Me - Tamarindus indica L., thuộc họ Đậu – Fabaceae. Cây gỗ to, cao 10 - 20m. Lá kép lông chim dài 8-10cm, gồm 10 đến 20 đôi lá chét thuôn, tù ở đầu, dài 20mm, rộng 2mm. Hoa vàng nhạt, xếp thành chùm ở nách lá hoặc thành chuỳ ở đầu cành. Quả thẳng, hơi dẹt, dài 7-25cm, rộng 1,5-2,5cm, dày độ 1cm, mọc thõng xuống; vỏ quả màu gỉ sắt, cứng giòn; cơm quả nạc, khi chín có màu nâu nhạt hay vàng nhạt, có vị chua, bao quanh những hạt dẹp. Cây me là cây của châu Á và châu Phi nhiệt đới, được trồng phổ biến ở nhiều nước. Ở nước ta, nhất là ở các thành phố và các tỉnh phía Nam, Me được trồng làm cây che bóng dọc các đường phố, quanh các thôn xóm và người ta cũng dùng lá và quả chế biến món ăn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - MĂNG TÂY

Trong các loại rau, thì Măng tây được coi là loại rau cao cấp quý. Bộ phận dùng làm rau ăn là các mầm non nằm trong đất, hình dáng giống như cây Măng trúc, Măng sặt ăn rất ngon. Cây Măng tây - Asparagus officinalis L., thuộc họ Thiên môn đông - Asparagacae. Cây thảo có những rễ và thân mọc ngầm trong đất mà thường được gọi là thân rễ, với những thân đứng mọc trong không khí lởm chởm những vết sẹo của những nhánh đã rụng. Hoa rất nhỏ, màu lục nhạt, tập hợp 1-4 cái thành khóm ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ. Vào mùa xuân, có những nhánh non mọc lên từ các thân rễ mà ta gọi là măng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - LÁ CÁCH

Là lá của cây Cách. Cách hay Vọng cách - Premna carymbosa (Barm.f.) Rottl. et Willd = Premna integrifolia Roxb., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae, thuộc loại cây gỗ nhỏ phân nhánh, có khi mọc leo, thường có gai. Lá mọc đối hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16cm, rộng tới 12cm, nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Hoa nhỏ, mầu trắng lục xám, họp thành ngù ở ngọn cây. Quả hạch, hình trứng, màu đen. Cây Cách mọc hoang dại ở những nơi rậm rạp, trên các liếp vườn. Cũng thường được trồng để lấy lá non làm rau ăn và để làm thuốc.

CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA HIÊN

Hoa hiên hay Huyên thảo - Hemerocallis fulva L., thuộc họ Hoa hiên - Hemerocallidaceae. Cây thảo sống lâu năm, có rễ củ tròn, xếp thành chùm. Lá nguyên hình dải hẹp, thường gặp xuống ở phía ngọn. Hoa to màu vàng cam, hình phễu, mọc trên một cán đài, Quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt đen bóng. Cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh, lấy lá và hoa làm thuốc, lấy hoa làm rau ăn. Có một loài hoa nhỏ hơn - Hemerocallis minor Mill, cũng được trồng và sử dụng như Hoa hiên.

CÂY RAU LÀM THUỐC - DÂY HƯƠNG

Dây hương, Dây bò khai, Rau khai, Rau nghiến - Erythropalum scandens Blume, thuộc họ Dương đào — Olacaceae. Dây leo bằng tua cuốn, có cành mềm thòng xuống, vỏ xanh. Lá mọc so le, hình tam giác, gốc lá bằng hay lõm, có ba gân chính, mặt dưới mốc; cuống lá phù ở hai đầu và hơi dính vào phía trong phiến lá. Quả mọng, hình trái xoan, màu vàng hay đỏ. Cây mọc hoang ở ven rừng phục hồi và cũng được trồng ở một số tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ nước ta.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI CỦ

Cải củ - Raphanus sativus L. thuộc họ Cải — Brassicacewe. Cây thảo có rễ củ phình to thành dạng tròn hay dài và có màu sắc khác nhau tuỳ thứ; lá thường xẻ ra và có lông; hoa có 4 cánh hoa màu vàng nhạt hay trắng hoặc tím. Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Trung quốc, ở Ai cập và do sự trồng trọt, mà người ta đã tạo ra những dạng và nòi trồng có rễ trụ và nạc, có màu da đỏ, trắng, vàng nhạt hay trắng hoặc tím.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA HOÀNG ĐẢN (VÀNG DA)

CHỮA HOÀNG ĐẢN (Vàng da) 46 Bài thuốc Nguyên nhân Bệnh là do khí nhiệt nung nấu ở vị phủ và đởm phủ, bệnh nhân không ra mồ hôi, tiểu tiện không thông, nên uất tà không bài tiết được mà biến ra màu vàng bóng nhoáng. Đại khái, tức là bệnh vàng da, vì tỳ phạm thấp nhiệt, mà tỳ thuộc thổ, sắc vàng nên phát bệnh thì khắp mình đều vàng, tay chân mỏi rũ, giống như nước như lửa, không gươm không giáo mà hay giết người. Bởi vì tỳ vị là mẹ của mọi tạng phủ khác, mẹ đã ốm thì con làm sao yên được. Người bị bệnh hoàng đản, mắt mặt và toàn thân đều một màu vàng, có đặc điểm là nước tiểu vàng dính lên quần trắng giặt tẩy không đi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - LỢI GAN MẬT

LỢI GAN MẬT 19 Bài thuốc 1. Lợi gan mật - Mật lợn - mật bò 300g - Nghệ khô tán bột 100g - Dung dịch phèn chua bão hòa * Chế: - Mật lợn - đun sôi (khử trùng vì có ký sinh trùng). - Đun sôi dung dịch phèn chua rồi để nguội. - Nhỏ dung dịch phèn chua vào mật cho kết tủa hoàn toàn. - Lọc lấy kết tủa, để ráo - Trộn bột nghệ vào làm viên bằng hạt đậu * Dùng:   Sáng 5 - 10 viên Chiều hoặc tối 5 - 10 viên.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA XƠ GAN CỔ TRƯỚNG

CHỮA XƠ GAN CỔ TRƯỚNG 16 Bài thuốc 1. Chứng lớn bụng nước do gan cứng a. Củ hành tây ép lấy nước 200g -Mật ong 100g - Rượu nhẹ 12 - 14° 1 lít Ngày uống 2 lần sáng và tối mỗi lần 30 - 60g Ngoài ra trừ đàm và ra mồ hôi b. Củ hành tây ép lấy nước 1 phần - Rượu 90° 1 phần Ngày uống từ 14 - 40g cồn nước này.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - Ý DĨ

Còn gọi là Bo bo, Cườm gạo (Coix lachryma-jobi L.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, trông tựa cây bắp. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5 - 2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân, tại các mấu gần sát đất, có nhiều rễ phụ mọc trần ra. Lá mọc so le, mặt lá ráp, có gân song song, lá không có cuống mà tiếp ngay với bẹ lá. Hoa đơn tính, cùng gốc. Các hoa đực mọc thành một bông ngắn màu xanh lục nhạt, tựa như 1 nhành của bông lúa. Hoa cái thì nằm trong 1 lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi 1 lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TRÂM BẦU

Còn gọi là Chưn bầu, Chưng bầu, Tim bầu (Combretum quadrangulare Kurz) thuộc hạ Bàng (Combretaceae). Mô tả: Cây nhỏ hay cây to, có thể cao tới 12m. Cành non có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình trứng dài, chóp tù hoặc hơi nhọn, gốc thuôn. Hai mắt lá đều có lông, nhất là ở mặt dưới. Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả có 4 cánh móng. Hạt hình thoi có rìa. Mùa hoa quả: tháng 9 - 11.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TƠ XANH

Còn gọi là Tơ hồng xanh (Cassytha filiformis L) thuộc họ Long não (Lauraceae). Mô tả: Dây leo nhẵn, có thân tréo nhau, dạng sợi, màu lục sẫm. Lá rất nhỏ, tiêu giảm thành vảy. Hoa nhỏ, trắng, không cuống, xếp thành bông dài 1,5 - 5cm. Quả dạng quả hạch, hình cầu, bao trong ống hoa cùng lớn lên và hóa nạc, tựa như một quả mọng.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TẦM SÉT

Còn gọi là Khoai xiêm, Bìm bìm xẻ ngón, Bìm tay (Ipomoea digitata L.) thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae). Mô tả: Cây leo bằng thân quấn, cành hình trụ, lá chia thành 5 - 7 thùy sâu, xòe ra như hình bàn tay, nhẵn, có cuống dài. Cụm hoa ở kẽ lá, hình chùy phân đôi, trông như ngù. Hoa màu hồng. Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, đựng 4 hạt, có lông màu hung vàng. Mùa hoa quả: tháng 5 - 8.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - SÂM ĐẤT

Còn gọi là Nam sâm, Sâm rừng Sâm quy bầu (Boerhavia repens L.) thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae). Mô tả: Cỏ nằm rồi đứng, sống dai. Rễ mập, hình thoi. Thân mọc tỏa ra sát đất, màu đỏ nhạt. Lá mọc đối có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục. Cụm hoa chụm mang xin ba hoa không cuống. Các nhánh hoa có nhiều lông trỉn dính vào quần áo. Hoa màu đỏ tía, có 1-2 nhị. Quả hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính. Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu tháng 4 - 6.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - RÂU MÈO

Còn gọi là cây Bông hạc (Orthosiphon qristatus (Bl.) Mig.) thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 0,5 - 1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn; mép khía răng to. Cụm hoa lá chùm xim có ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nom như râu Mèo. Bao phấn và đầu nhụy màu tím. Quả bế tư.