Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Bệnh Phụ Nữ

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI RỪNG TÍA

Cải rừng tía, Rau cần, Hoa tím ẩn - Viola inconspicua Blume, thuộc họ Họa tím - Violaceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng cưa thưa không đều; cuống lá dài, lá kèm màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa màu tía nhạt, mọc ở nách lá; cuống dài vượt quá lá. Quả hình cầu, có 3 cánh. Hạt rất nhỏ, hình trứng ngược, màu nâu nhạt.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ

Cà, Cà pháo, Cà cỏ - Solanum melongena L., thuộc họ Cà – Solanaceae. Cây thảo sống hằng năm hay sống dai, có thân hoá gỗ. Lá mọc so le, phủ nhiều lông, phiến lá hình trái xoan hay thuôn. Cụm hoa ở nách lá; hoa màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng. Quả mọng, có kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi tùy theo thứ và điều kiện trồng trọt. Cà gốc ở Ấn độ, được nhập trồng vào nước ta từ lâu đời. Trong quá trình trồng trọt và chọn lọc, người ta đã rạo ra nhiều giống Cà, phổ biến là: - Cà bát, có quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc xanh. - Cà xoan, có quả dài, màu xanh. - Cà pháo, có quả nhỏ, màu trắng hoặc vàng, trồng rất phổ biến. - Cà tứ thời, có quả bé hình cầu, có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. - Cà dái đê, có quả dài, thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp. - Cà tím, có quả hình trụ dài, phần đầu phình to hơn, thường có màu tím thẫm. Loại Cà này được nhiều người thích ăn. Còn có giống Cà dừa, Cà sung... Cà thường dùng ăn xào, ăn luộc, dùng làm nộm ăn sống (bóp xổt với muối để ch

CÂY RAU LÀM THUỐC - BỌ MẨY

Bọ mẩy hay Đắng cay - Clerodendron cyrtophyllum - Tutrcz, thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Cây bụi hay cây nhỡ cao khoảng 1,5m, có các cành non mầu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn; lá mọc đối, hình bầu dục mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2,5-7cm, chóp nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọn; phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng (ít khi đỏ) họp thành ngù, ở đầu các cành phía ngọn cây; nhị hoa thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạch có đài tồn tại.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BẦU ĐẤT

Bầu đất, còn gọi là Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất – Gynura procumbens (Lour.) Merr = Gynura sarmentosa DC, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Bầu đất mọc bò và hơi leo, cao đến 1m, mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, giòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở gân. Cụm hoa ở ngọn cây gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng. Quả bế mang một mào lông trắng ở đỉnh.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH LẬU

LẬU 16 Bài thuốc 1. Lậu nhiệt nóng nảy rất gay Nước tiểu nóng đỏ nóng lây cùng mình Mía lau năm lóng đều thinh Rạ lúa 1 nắm sạch tỉnh uống liền. 2. Tơ hồng dây một nắm nâng Giã vắt lấy nước trộn lần dừa xiêm Uống sao thấy mát thấy êm Đi tiểu thông chỗ không kểm làm chi. 3. Lài dây nắm lá sạch đi Củ hủ đủng đỉnh đẽo thì nó ngon Cá lóc bắt lấy 1 con Muối đen 1 chút đâm giòn vài giây Phơi sương sáng sớm uống ngay Cá lóc chưng nấu sáng ngày mà ăn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA GIANG MAI

GIANG MAI 16 Bài thuốc 1. Chữa các chứng giang mai - Xạ can 3 lạng, Ô dược 1 lạng, Phác tiêu 2 phân, Đại hoàng 3 đc, Địa cốt bì chút ít, Phòng phong, Liên kiều đều 3 lạng, Thuyền thoái 1 lạng, Kinh giới, Hoàng cầm đều 3 đc, Phù lưu diệp 1 lạng, rễ cà pháo, 3 bát nước nấu còn 1 bát uống khi đói nếu chứng đàn ông thì thêm Trân châu, lại phương khác gia thêm Ngưu tất, Ý dĩ nhân. 2. Chữa mọi chứng giang mai - Hoạt thạch, Hùng hoàng, đều tán viên và hồ to bằng hạt ngô đồng, Bách thảo sương làm áo, mỗi lần uống 5 viên. - Nếu đau bụng, uống với rượu. - Nếu đau ruột, uống với nước lã.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH VỀ SẢN HẬU

BỆNH VỀ SẢN HẬU 123 Bài thuốc Phụ nữ khi sanh, tinh thần hao tổn, khí huyết hư kém, kinh lạc rời rạc, phần xương yếu đuối, toàn thân như cành liễu trước gió, như cá ngược dòng. Lúc bấy giờ nên giữ gìn chăm chú bồi dưỡng buông the kín đáo, tính tình phải ôn hòa, tay chân thoải mái, nói năng nhỏ nhẹ, ăn uống có điều độ, kiêng khem, quần áo ấm mát vừa phải, cẩn thận như thế thì tật bệnh sẽ tiêu tan, nếu mà sai phạm đôi chút thì nguy hại không nhỏ. Nội kinh: “lúc lầm lỡ đù nhỏ như mấy lông mao thôi mà khi phát bệnh thì to bằng quả núi” như thế không cẩn thận sao được.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SINH KHÓ, BỒI DƯỠNG SAU SINH

SINH KHÓ 13 Bài thuốc 1. Sinh khó - Sừng linh dương 1 cái, cưa lấy chỗ đầu nhọn, tán nhỏ, uống với rượu 1 thìa thì dễ sinh. Khi trở dạ, lấy hàm thiếc ngựa mà nấu uống 1 chén thì sinh ngay, hoặc lấy tổ tò vò hâm nước sôi uống, hoặc lấy cây Ích mẫu giã vắt lấy nước nấu còn 1/2, lấy mực tàu tốt nướng, tán, hòa uống, hoặc mai rùa, mai ba ba, đều đốt tồn tính, tán, uống với rượu 1 thìa là dễ sinh. 2. Sinh khó, thai chết, sinh ngang, sinh ngược Đậu đen sắc với nước giữa dòng, 2 lạng Xuyên quy, 1 lạng Xuyên khung, tán, thêm đồng tiện 1 bát to, hòa đều với thuốc tán, chia làm 2 lần uống, chưa thấy công hiệu lại uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - AN THAI

AN THAI 13 Bài thuốc Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thường hay gặp những trường hợp bất ngờ hoặc trệ thai, hoặc có thai mà đau bụng thậm chí có người phải sanh non (sẩy thai) do nhiều nguyên nhân như gánh nặng, đi đường xa, lao động nặng dưới trời oi bức, ngã khi đi xe đạp v.v... gây ảnh hưởng đến bào thai. Chúng tôi xin giới thiệu 1 số bài thuốc kinh nghiệm đã được các lương y lành nghề lâu năm trong tỉnh cống hiến.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - BỆNH VỀ THAI NGHÉN

BỆNH VỀ THAI NGHÉN 50 Bài thuốc 1. Đàn bà Khmer thường dùng, rất công hiệu - Có thai 7 - 8 tháng uống mỗi ngày: Rau trai rửa sạch, phơi khô: 1 bó lọn cỡ cườm tay, uống hằng ngày, sinh dễ dàng, ít đau bụng. 2. Toa Bảo Sản Vạn Toàn Thang (thần dược của Hải Thượng Lãn Ông) - Đương quy 3 chỉ - Cao ly sâm 3-5 chỉ - Can khương (sao đen) 1 chỉ - Xuyên khung 1/2 chỉ - Nhục quế (gói riêng) 6 phân - Đào nhân (giã nhỏ) 12 hột - Ngưu tất 2 chỉ - Hồng hoa (sao rượu) 4 phân - Chích Cam thảo 1 chỉ Nếu là Hồng sâm, Lão sơn sâm, Phòng đảng sâm thì 1 lạng. Sắc uống để lấy sức trước khi sinh. Nhục quế: thuốc tới, để vô, quậy đều uống liền.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở ÂM HỘ

BỆNH Ở ÂM HỘ 06 Bài thuốc 1. Nếu âm hộ đau mà sưng - Giã nát rau sam mà đắp. - Giã nát mầm non cây bông cúc, nấu nước xông, rồi rửa chỗ sưng. 2. Âm hộ ngứa - Do có huyết trắng lâu ngày, không giữ vệ sinh kỹ, nên năng tắm rửa hàng ngày, mặc quần áo khô, sạch. - Lấy nước tiểu của mình mà rửa. - Nặn nước chanh pha 1 chỉ phấn chì mà thoa nơi đó. - Nấu nghệ, gừng, trầu lương, phèn chua, thuốc rê với nước sôi và tí rượu mà rửa.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH Ở VÚ

BỆNH Ở VÚ 32 Bài thuốc Đau vú là sưng cứng mà đau nhiều vì vú thuộc kinh Dương minh vị, núm thuộc kinh Quyết âm can, chỉ vì bồi dưỡng thiếu thốn, hoặc tức giận xông lên hoặc lo nghĩ uất kết hoặc ăn uống đồ ngon quá nhiều, đều hay sinh đau. Nếu có thai mà đau vú thì gọi là “nội xung nhũ”, đã có con mà đau gọi là “ngoại xung nhũ”, hai chứng ấy vú đều sưng đau, nặng lắm thì nóng rét đữ đội, không kịp chữa thì vú nung mủ lở loét ra.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA XÍCH BẠCH ĐỚI

XÍCH BẠCH ĐỚI 71 Bài thuốc 1. Bạch trọc (tiểu đục như nước vo gạo) - Một con ốc vặn để cả vỏ đốt chín, cho vào 3 chén rượu nấu lên, khêu lấy thịt ốc ăn, rồi uống nước rượu ấy vài lần sẽ lành. 2. Bạch trọc - Quả hồng nứt phơi khô giã ra để lên hòn ngói sấy khô tán nhỏ uống với nước cơm. 3. Bạch trọc - Củ hẹ giã vắt lấy nước phơi sương 1 đêm pha nước tiểu trẻ em mà uống. 4. Bạch trọc - Ích mẫu, Thạch xương bồ, Phá cố chỉ đều nhau sao tán mà uống, ngày 1 lần.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH KINH NGUYỆT

KINH NGUYỆT 57 Bài thuốc Các điều dặn sơ đẳng để chị em tự nhận định các chứng bệnh về kinh nguyệt để uống thuốc mau khỏi. Ba nguyên nhân kinh bế tắc, không thông và không hành 1. Tỳ vị yếu, bị tổn thương, kém ăn khiến cho khí hư, huyết khô mà kinh không hành Nên uống thuốc bổ tỳ vị, nuôi khí huyết, đến lúc đủ thì kinh nguyệt tự hành. Không nên dùng thuốc thông kinh làm cho khí huyết hư tổn thêm mà sinh ra chứng hư lao khó trị (bị yếu nặng thì thành lao). 2. Lo nghĩ, buồn bực, giận dữ, phiền não nhiều thì khí uất, huyết trệ kinh không hành được Phải khai khí uất, hành huyết trệ thì kinh nguyệt tự hành. * Lưu ý: Nếu dùng thuốc bổ thì khí càng kết thêm thì huyết càng ngưng trệ, rất có thể sanh chứng tích huyết mà thành bệnh trương máu (trưng hà) làm bụng to, kết khối ở bụng. 3. Người mà thân thể bị đâm, giải bế tắc, ủng trệ mà không hành kinh Phải hành khí, đạo đàm khiến cho kinh hành (trích sách Linh khu) * Kinh nguyệt trễ: Tháng nào cũng trễ 1 tuần, nghĩa là nguyệt kỳ 35 ngày, như vậ

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - Ý DĨ

Còn gọi là Bo bo, Cườm gạo (Coix lachryma-jobi L.) thuộc họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, trông tựa cây bắp. Thân mọc thẳng đứng, cao 1,5 - 2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa. Ở gốc thân, tại các mấu gần sát đất, có nhiều rễ phụ mọc trần ra. Lá mọc so le, mặt lá ráp, có gân song song, lá không có cuống mà tiếp ngay với bẹ lá. Hoa đơn tính, cùng gốc. Các hoa đực mọc thành một bông ngắn màu xanh lục nhạt, tựa như 1 nhành của bông lúa. Hoa cái thì nằm trong 1 lá bắc dày và cứng, từ màu xanh chuyển sang màu nâu tím đến đen. Quả hình trứng hơi nhọn đầu (thường gọi nhầm là nhân) được bao bởi 1 lá bắc cứng (thường gọi nhầm là vỏ).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - XUYÊN TÂM LIÊN

Còn gọi là cây Công cộng (Andrographis paniculata (Buru. f.) Nees) thuộc họ Ô rô (Acanthaceae). Mô tả: Cây nhỏ, sống 1 - 9 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4 - 6cm. Hoa nhỏ, màu trắng, có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang, 16mm, rộng 3,5mm, khi khô tách làm đôi bắn hạt ra xa. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - XOÀI

Xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mô tả: Cây gỗ lớn, cao 10 - 20m, có tán râm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhẵn, thơm. Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành. Hoa nhỏ, màu vàng, 5 lá đài nhỏ, mặt ngoài có lông, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1 hoặc 2 nhị sinh sản. Bầu trên thường chỉ có 1 lá noãn chứa 1 noãn. Quả hạch chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to. Có nhiều thứ Xoài: Xoài tượng, Xoài cơm, Xoài thanh ca...

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - VÔNG VANG

Còn gọt là Bụp văng, Bông vang (Abelmoschus moschatus (L.) Medic.) Thuộc họ Bông (Malvaceae). Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 0,80 - 1m, có lông ráp. Lá mọc so le, có cuống dài, gân lá chân vịt, phiến chia thành 5 - 6 thùy, ngoài mặt có lông, mép khía răng; lá kèm rất hẹp. Hoa to màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả nang, có lông trắng cứng, dài 4 – 5cm, chia làm 5 ô, hình bầu dục, đầu nhọn. Hạt nhỏ và nhiều.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TRẦU KHÔNG

Còn gọi là Trầu (Piper betle L.) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả: Cây nhỏ leo, nhẵn. Lá có cuống, có bẹ, dài 1,5 – 3,5mm, phiến hình trái xoan, dài 10 - 13cm, rộng 4,5 - 9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi và nhọn ở đỉnh, dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn, gần gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng, lồi, tròn và có những lông mềm ở đỉnh.

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - TRÂU CỔ

Còn gọi là Sộp, Sóp sóp, Vảy ốc, Bị lệ (Ficus pumia L.) thuộc họ Dâu tằm (moraceae). Mô tả: Dây leo bò với rễ bám, có mủ trắng lúc cây còn non, có những nhánh bò mang lá không có cuống, gốc hình tìm, nhỏ như vảy ốc; ở dạng trưởng thành, có những nhánh tự do mang lá lớn hơn và có cuống dài. Cụm hoa có đế bao kín dạng quả Vả, quả Sung, khi chín có màu đỏ. Mùa hoa quả: tháng 9 - 10.