Là quả chín phơi khô của cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC. Họ cam Rutaceae. Khi dùng cần sao qua.
Tính vị: vị cay, tính ấm, hơi có độc.
Công năng chủ trị:
- Ôn trung chỉ thống; dùng khi bụng ngực đau lạnh, đau bụng lỵ. Phối hợp với đẳng sâm, can khương. Phương này có thể dùng trị nôn khan; có thể phối hợp với phụ tử chế 12g, can khương, xuyên tiêu đều 6g để chữa đau bụng ỉa chảy (phương này không dùng cho trẻ em).
- Khử trùng tiêu ích. Dùng khi đau bụng do giun. Nếu có giun đũa đau bụng nôn nhiều thì phối hợp với hoàng liên, hoàng cầm, can khương, ô mai, đảng sâm, chỉ thực bán hạ.
Liều dùng: 4 - 8g.
Dùng ngoài có thể tới 16g (cùng với hoàng liên ngâm rượu để trị ngứa).
Kiêng kỵ: không dùng xuyên tiêu trong trường hợp bị chứng âm hư hỏa vượng
Chú ý:
- Quả xuyên tiêu khô dùng để bảo quản tắc kè khô để tránh sâu mọt phá hủy. Cách làm: cứ một lớp tắc kè lại rắc một ít quả xuyên tiêu.
- Hạt quả xuyên tiêu vị đắng, tính hàn có tác dụng lợi niệu, tiêu phù, dùng khi tiểu tiện bí đái.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Hạt Sẻn
Nhận xét
Đăng nhận xét