Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng Hợp

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐAU TAY - CHÂN - SƯỜN

ĐAU TAY - CHÂN - SƯỜN 25 Bài thuốc 1. Tay và cánh tay đau nhức Đương quy 3 lạng ngâm vào rượu nóng 3 ngày, hâm nóng mà uống, hết lại ngâm nữa để uống đến khỏi. 2. Đờm thấp chạy ra, cánh tay đau Thương truật, Bạch truật, Nam tỉnh, Trần bì, Phục linh, Hương phụ, Hoàng cầm sao rượu, Khương hoạt, Ủy linh, Cam thảo, Bán hạ gia một ít Quế mỏng để dẫn Nam tỉnh, Bán hạ vào chỗ đau, 3 lát gừng, sắc uống khỏi ngay. 3. Đàn ông, đàn bà tê thấp, tứ chỉ không cử động được (người Trung Quốc truyền cho) Thương truật 2 lạng, Hồi hương 1 lạng, Quế chi 1 lạng, lá Ngải 1 lạng, nấu với rượu, xoa bóp chỗ đau.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH DO RƯỢU

BỆNH DO RƯỢU 17 Bài thuốc Uống rượu quá nhiều thì rượu thiêu đốt Tỳ vị, gây tổn hại tinh thần và thân thể vì rượu rất nóng và rất độc. Nhưng trong việc cúng tế quỉ thần, thù tạc tân khách đã quen lệ, không thể thiếu rượu được. Phần đi ra sương lạnh hoặc vào nhà người bệnh thì tùy thích uống 5 - 3 chén cho mạnh tinh thần, tránh tà uế, nếu uống nhiều quá thì sinh bệnh, không nên khinh thường. 1. Say rượu bất tỉnh - Ốc nhồi, đậu xị, hành củ, nấu chung, ăn hoặc nấu lấy nước uống. - Củ sắn dây tươi giã nát lấy nước uống. Không có tươi thì khuấy bột sắn với nước uống cũng tỉnh. - Đậu xị 1 thăng, sắc với nước cho uống, mửa là khỏi. - Cúc hoa hái vào ngày 09 tháng 09 Âm lịch, tán uống tỉnh ngay. - Hương phụ mỹ 1 lạng, Sa nhân 5 đc, Cam thảo 3 đc, tán khuấy với nước sôi với tí muối uống hoặc sắc uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TÌNH CHÍ

TÌNH CHÍ 7 Bài thuốc Bệnh tình chí là do nghĩ dốc vào cái gì mà sinh bệnh. Người ta do 7 tình chí mừng, buồn, giận, vui, lo, nghĩ, sợ bị thương tổn mà biến ra mọi bệnh thì căn bản là bệnh đã ăn sâu, không phải châm cứu hay thuốc thang mà chữa được, cho nên xưa chữa bệnh có nhiều cách: như chinh trị, tòng trị, nghịch trị, nay dùng tình chí mà chữa bệnh tình chí là tòng trị vậy. Nội kinh: “Mừng quá hại tâm khí thì lấy sợ mà chữa, giận quá hại can khí thì lấy thương cảm mà chữa”.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐIÊN CUỒNG

ĐIÊN CUỒNG 23 Bài thuốc 1. Điên cuồng thực nhiệt - Khổ sâm mài đặc, mật chó vàng một cái, lấy nước trong của mật hòa uống hoặc Khổ sâm tán luyện mật làm viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với nước Bạc hà, lại có tên là Thiên kim hoàn, hoặc tán bột mỗi lần uống 2 đc cũng được. 2. Chứng thổ khí nhiệt phát cuồng - Củ chuối tiêu vắt lấy nước uống. 3. Chứng điên cuồng thực nhiệt và chứng huyết nhiệt - Đại hoàng 4 lạng tẩm rượu 1 đêm, nước 3 cân nấu chín, chia 3 lần uống. 4. Đàn bà nhân khi đói làm việc khó nhọc phát cuồng - Độc sâm thang, gia thêm Trúc lịch uống công hiệu ngay.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TRÚNG PHONG (TRÚNG GIÓ)

TRÚNG PHONG 47 Bài thuốc Trúng phong là đầu các bệnh, biến hóa vô cùng, phát ra cũng bất nhất, triệu chứng như thình lình bổ ngã, cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự, mắt méo lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại, nói khó, tay chân cứng đờ, không co duỗi được. Trong lúc khẩn cấp, chiếu các phương mà trị. 1. Kinh trị trúng phong, bất tỉnh sùi bọt mép, cấm khẩu, tay chân không cử động Uống thang này thì không thành phế tật: - Trắc bá diệp (bỏ cành) 1 nắm, hành trắng (cả rễ) 1 nắm giã nát, đun với 1 thăng rượu ngon sôi vài đạo thì uống. Không biết uống rượu thì sắc với nước cũng được. (Một bản khác chép: không uống được rượu 1 lần thì có thể chia uống 4 – 5 lần).

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐỘNG KINH

ĐỘNG KINH 34 Bài thuốc 1. Truyền trị động kinh rất công hiệu - Thạch xương bồ (cạo bỏ lông) 2 lạng, Thần sa 6 lạng (nghiền nhỏ thủy phi, nửa trộn vào thuốc, nửa làm áo), hai vị nghiền nhỏ trộn bột gạo và máu tim lợn, khuấy hồ viên bằng hạt ngô đồng, Thần sa làm áo, 1 lần uống 70 - 80 viên với nước chín, lúc đói. 2. Động kinh - Chua me đất, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, mỗi lần uống 1/2 bát, ngày uống 1 lần. 3. Động kinh - Óc lợn nấu với 1/2 chén nước và 1/2 chén rượu, ăn lúc đói, bệnh mới phát 1 năm ăn 3 cái óc, 2 năm ăn 6 cái óc, cứ mỗi năm thêm 3 cái. 4. Chữa kinh giản mỗi tháng động kinh 1 lần hoặc 3 – 4 tháng 1 lần, uống 2 lân khỏi hẳn (phương gia truyền) - Lá Tô mộc 3 lạng, Binh lang, Thảo quả mỗi vị 5 đc, nước 4 bát sắc lấy nửa bát uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA MẤT NGỦ

MẤT NGỦ 8 Bài thuốc 1. Mất ngủ Do vệ khí đi ở gần dương khí sung mãn, không vào được âm phận, âm khí hư, cho nên mất ngủ. - Lấy nước lòng sông (dòng nước chảy) 8 cân, khuấy lên, lấy 5 cân nước trong ở trên làm nước uống, còn lại lấy củi lau đun sôi to lên, bỏ vào 1 cân gạo nếp,5 cáp Bán hạ, hễ uống 1 chén nước sông rồi lại uống 1 chén nước thuốc đun bằng củi lau, nằm cho ra mồ hôi là khỏi. Bệnh đã lâu thì uống 3 lần khỏi hắn. 2. Buồn phiền mất ngủ - 40 quả táo to, 7 cây hành tăm sắc với nước uống cho kỳ hết. 3. Đởm hư mất ngủ, tâm hay hồi hộp - Táo nhân 1 lạng, Sâm 1 lạng, Thần sa 1/2 lạng, Nhũ hương 2 đc đều tán nhỏ, sắc lá tre mà uống với thuốc.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA ĐAU ĐẦU

ĐAU ĐẦU 72 Bài thuốc 1. Các chứng phong khí đau đầu buốt óc, mắt mờ - Hương phụ mễ, Cúc hoa, đều 2 lạng - Thạch cao 1 lạng, Bạc hà 1/2 lạng đều tán, 1 lần uống 2 đc với nước gừng sắc với hành, sau bữa ăn. 2. Ngoại cảm thương hàn, đau đầu như búa bổ - Gừng sống 1 lạng, hành 14 củ đều giã nát, nước 1 bát sắc còn 6 - 7 phân, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi thì lành. 3. Đau đầu một bên hay chính giữa, hay đau đầu phong - Ngải cứu khô, vò nát, sáp vàng hơ chảy, phết vào giấy, rải ngải cứu lên giấy cuộn lại như điếu thuốc, châm lửa để khói xông vào mũi bên trái. - Bề kết ngâm nước, mùa xuân thu ngâm 5 ngày, hạ ngâm 2 ngày, rửa sạch, đặt lên miếng ngói mới sấy khô, tán 1 lần uống 2,3 đc.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SỎI THẬN

SỎI THẬN 5 Bài thuốc 1. Cây rau bợ rửa sạch nấu canh ăn hàng ngày rất ngon, không đắng hôi. 2. Râu bắp nấu với quả cật heo. Ăn quả cật và uống nước. 3. Cây cóc măn 100 gam sao vàng sắc uống. 4. Dây hạt bí (loại phong lan có hạt) - Củ vạn ác (giống củ nghệ đen, mùi không hắc như nghệ đen) - Dây chua - Thổ phục linh - Vỏ cây hoàng anh - Rễ cây dạ hiếm 5. Cây xương cá; 1 nắm sắc uống mỗi ngày, uống 2 - 3 tháng ra sỏi. Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN  của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng  do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH ĐƯỜNG TIỂU

ĐƯỜNG TIỂU 18 Bài thuốc 1. Tiểu dầm (Bạch tuyết đơn) - Bạch linh 5 đc - Ý dĩ 5 đc - Khiếm thực (củ súng) 5 đc - Củ mài 5 đc - Liên nhục 5 đc - Ích trí nhân 5 đc Sao vàng, tán bột, rây kỹ. Người lớn uống 8 - 12 g/lần, ngày 3 lần với nước cơm. Trẻ con 4 - 8 g/lần, ngày 3 lần với nước đường. 2. Tiểu dầm - Phá cố chỉ: 5,5 chỉ, tán nhỏ, uống mỗi lần 1 muỗng cà phê với nước. - Huỳnh kỳ 4 chỉ, tiềm với 1 con gà giò, dùng dao tre xắt thịt, ăn cái và uống nước. - Gan gà trống, trái cật gà trống, nấu chín mà ăn nhiều lần.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA CHẢY MÁU

CHỮA CHẢY MÁU 29 Bài thuốc 1. Cầm máu vết thương Hạt cau già 100g, lá trầu không 200g tán bột để rắc vết thương, vừa cầm máu vừa sát trùng. 2. Cầm máu vết thương - A giao 6g - Tóc đốt 2g - Bách thảo sương (lọ nổi) 4g - Lá thuốc bỏng 30g - Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 30g - Xơ mướp 30g - Trắc bách diệp 30g Đâm chung, thêm chút nước bằng số thuốc 180ml, vắt lấy nước uống, lá còn lại đắp chỗ vết thương, bó chặt băng lại. 3. Cầm máu cam - Lá dành dành tươi 40g, muối ăn 2g: giã nhỏ với 40ml nước sôi để nguội, lấy nước cho uống. - Hoa cây cỏ tranh 30g, lá Trắc bá (sao đen) 30g, sắc 600ml nước còn 300ml, chia 2 lần uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH TIM MẠCH

TIM MẠCH 31 Bài thuốc 1. Tâm thống hàn ngừng - Huyền hồ (định thống) tán ứ huyết - Thảo quả (hành khí, tiêu thực) - Mộc dược: tiêu thực - Ngũ linh chi trị tích thực 2. Huyết nhân tạo, trị yếu tim, thiếu máu - Khương hoạt 2 lạng - Sinh địa 3 lạng - Thiên ma 5 chỉ - Đương quy 1 lạng - Đỗ trọng 5 chỉ - Ngưu tất 7 chỉ - Phụ tử (rửa rượu) 3 chỉ - Huyền sâm (tẩm gừng sao) 7 chỉ Các vị tán nhỏ, luyện mật, làm hoàn cỡ trái táo Một lần uống 10 hoàn với rượu nước nóng, lúc bụng đói (kỵ thai).

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TIÊU KHÁT (TIỂU ĐƯỜNG)

TIÊU KHÁT 40 Bài thuốc Tiêu khát (tiểu đường) là chứng mà trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều do dâm dục quá độ, trà rượu. không chừng, hoặc ăn nhiều đồ xào nướng hoặc thường uống thuốc bằng kim thạch làm cho khô kiệt chất nước trong thận, khí nóng trong tim cháy rực, tam tiêu nung nấu, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát, nhưng bệnh phân ra tam tiêu khác nhau, phải phân biệt từng bệnh mà chọn phương thuốc: * Bệnh ở thượng tiêu là phổi: Uống nhiều, ăn ít, đại tiểu tiện như thường, đó là tâm hỏa nung nấu phế kim mà sinh ra khát. * Bệnh ở trưng tiêu là dạ dày: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện vàng đỏ, đó vì dạ dày huyết nhiệt, ăn mau tiêu chóng đói, trong huyết có hỏa nung thì chất nước khô ráo sinh ra khát. * Bệnh ở hạ tiêu là thận: Tiểu đục đặc, phiền khát uống nhiều dần dần vành tai đen xám, tiểu tiện đi luôn, nếu ăn được tất sẽ phát ung thư và ghẻ lở ở lưng, nếu không ăn được thì bệnh sẽ truyền vào trong bụng đầy trướng. 1. Khát của bệnh bách h

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TRÚNG ĐỘC

CHỮA TRÚNG ĐỘC 91 Bài thuốc Trúng độc là ăn nhằm đồ độc, đô độc tồn tại trong tạng phủ hay là người bệnh chưa lành mà ăn đồ sống lạnh như hoa quả thịt sống hay trị bệnh cho uống thuốc có chất độc, mỗi tháng đầu độc 1 ngày, như tháng 1 ngày 1, tháng 2 ngày 2... Phàm thuốc độc có 5 loại đầu độc vào thức ăn, thuốc độc vào dạ dày thì trục độc theo đường đại tiện hoặc gây nôn, độc ra được thì dễ trị. Nếu đầu độc theo rượu, độc chạy khắp kinh lạc thì khó cứu.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH TRĨ

CHỮA BỆNH TRĨ 40 Bài thuốc Trĩ rò là chứng trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn; nếu mọc mụn mà không vỡ mủ là “trĩ”; lở loét chảy máu mủ, chảy nước vàng gọi là “rò”. Cho nên trĩ thuộc chứng nhẹ, rò thuộc hư, chứng nặng. Nội kinh chia làm 5 chứng trĩ, tuy tên gọi khác nhau nhưng căn bản đều do ham ăn đồ gia vị, hoặc do rượu chè, dâm dục, lo nghĩ, uất nhiệt tích độc mà ra. Búi trĩ mọc kín trong hậu môn hoặc lồi ra ngoài; độc nặng thì búi to, độc nhẹ thì búi bé; to thì giống như cái mào gà, cái hoa sen, quả đào, bé thì giống như cái vú bò, quả tim gà, hay nhân hạt đào, hoặc chảy máu mủ, khi đi khi ngồi rất đau đớn khổ sở, lâu không khỏi sẽ sinh trùng. Phép chữa không ngoài thanh nhiệt, lương huyết, sát trùng là chủ yếu.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TRỊ GIUN SÁN

TRỊ GIUN SÁN 30 Bài thuốc 1. Sán lãi a. Chuối chín lột chấm ăn thường Rang tán hột bỏ muối nhằm trị phương Bao nhiêu sán lãi tìm đường vong thân. b. Tiểu hồi, bông cỏ, Sử quân Cam thảo tán mạt uống lần bụng không. 2. Sán xơ mít - Hạt mủn (sao qua tán nhỏ) 3 lạng - Đường cát 2 lạng Tối nhịn cơm, sáng nướng 1 miếng thịt lợn, ăn thuốc xong ăn luôn thịt lợn. Cứ làm việc như thường, 2 giờ chiều con sán ra. Chỉ ăn vào đầu tháng âm lịch từ tháng 1 đến tháng 10 (đầu tháng sán ăn lên, cuối tháng sán ăn xuống)

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SA TRỰC TRÀNG

CHỮA SA TRỰC TRÀNG 12 Bài thuốc Sa trực tràng là đầu ruột cùng lòi ra ngoài hậu môn. Ruột già có quan hệ gốc ngọn, có tương quan biểu lý với phế. Phế nhiệt thì nhiệt bế tắc không thông, phế hư thì ruột lòi ra không thu vào. Thế nên nguyên nhân sinh ra bệnh lòi dom hoặc vì có chứng trường phong hạ huyết, uống nhiều thuốc hàn lương quá mà lòi ra hoặc do lỵ lâu ngày rặn nhiều mà lòi ra cũng có, trẻ em do hò hét giận dữ và lỵ lâu ngày hư yếu bên trong mà lồi ra.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA TÁO BÓN

CHỮA TÁO BÓN 36 Bài thuốc Táo là do huyết mạch khô ráo, trên thì tân dịch khô kiệt, da đẻ khô nhăn, râu tóc quăn cứng; dưới thì bụng đau, tiểu sẻn đỏ, táo bón; nặng lắm thì cứng đờ. Đây là bệnh táo vì ăn nhiều đồ rán, nướng, cay, sắc dục quá độ, hoặc lúc bệnh uống nhiều thuốc công phạt hoặc cho phát hãn, hạ lợi thái quá, làm khô kiệt tân dịch, tinh huyết hao tổn rồi sinh táo. Táo bón là không đi cầu được vì đói no thất thường, nhọc mệt quá độ, tổn hại đến vị khí lại còn ăn đồ cay nóng, ngon béo để tạng thận hỏa độc, hỏa độc làm hao tổn chân âm, tân dịch kém sút không thấm nhuần được, nên sinh táo bón. Nội kinh chia táo bón ra làm 5 chứng phong, khí, hàn, nhiệt, thấp. Lại có người già khí hư, tân dịch không tư nhuận mà táo bón. Lại thêm sinh đẻ mất máu, tân dịch khô kiệt mà táo bón, các chứng đều có nguyên nhân, nên phân biệt mà chữa, mới không làm người bệnh chết oan. Phép trị chủ yếu là bổ huyết, sinh tân, bổ phế, nhuận tràng.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA HOÀNG ĐẢN (VÀNG DA)

CHỮA HOÀNG ĐẢN (Vàng da) 46 Bài thuốc Nguyên nhân Bệnh là do khí nhiệt nung nấu ở vị phủ và đởm phủ, bệnh nhân không ra mồ hôi, tiểu tiện không thông, nên uất tà không bài tiết được mà biến ra màu vàng bóng nhoáng. Đại khái, tức là bệnh vàng da, vì tỳ phạm thấp nhiệt, mà tỳ thuộc thổ, sắc vàng nên phát bệnh thì khắp mình đều vàng, tay chân mỏi rũ, giống như nước như lửa, không gươm không giáo mà hay giết người. Bởi vì tỳ vị là mẹ của mọi tạng phủ khác, mẹ đã ốm thì con làm sao yên được. Người bị bệnh hoàng đản, mắt mặt và toàn thân đều một màu vàng, có đặc điểm là nước tiểu vàng dính lên quần trắng giặt tẩy không đi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - LỢI GAN MẬT

LỢI GAN MẬT 19 Bài thuốc 1. Lợi gan mật - Mật lợn - mật bò 300g - Nghệ khô tán bột 100g - Dung dịch phèn chua bão hòa * Chế: - Mật lợn - đun sôi (khử trùng vì có ký sinh trùng). - Đun sôi dung dịch phèn chua rồi để nguội. - Nhỏ dung dịch phèn chua vào mật cho kết tủa hoàn toàn. - Lọc lấy kết tủa, để ráo - Trộn bột nghệ vào làm viên bằng hạt đậu * Dùng:   Sáng 5 - 10 viên Chiều hoặc tối 5 - 10 viên.