Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HỒNG DAMAS

Tên khác: Hồng Đa Mát Tên khoa học: Rosa damascena Miller; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Hoa Hồng nói chung có nguồn gốc ở Nam Âu và phương Đông, còn hoa Hồng Damas nguồn gốc ở Tiểu Á (Á châu) vùng Damaskus, thuộc nước Syria. Vùng Hồng, cổ thành Damas hiện nay là đất ở Tây Nam thủ đô hiện đại Damas. Cổ thành Damas đã có từ lâu đời, khoảng 4.000 năm nay (2.000 năm trước Công nguyên), nơi sản sinh ra loài hoa Hồng nổi tiếng và là tổ của những loài hoa Hồng lai tạo truyền tới ngày nay.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE

Tên khác: Hoè, Hòe mễ, Lài luồng (Tày), Đậu hoè, Bạch hòe, Tế diệp hoè, Kim dược thụ. Tên khoa học: Sophora Japonica L. (=Stypnolobium Japonicum (L.) Schott.). Họ Đậu (Fabaceae).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HIÊN

Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái. Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA ĐỖ QUYÊN

Tên khác: Hồng trích trục (hoa). Tên khoa học: Rhododendron simsil Planchon. Họ Đỗ quyên (Ericaceae). Nguồn gốc: Cây mọc hoang dại ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo (Vĩnh Yên)... và được trồng làm cảnh, vì có hoa đỏ đẹp, nở vào địp Tết Nguyên đán. Có tài liệu nêu hoa Đỗ quyên có thể được dùng làm thuốc (Trung Dược Đại Từ điển, 1995, số 2097). Cây có tên tiếng Anh là Azalea, tên này có ý nói là loài cây này mọc trên đất khô. (Từ Azalea xuất xứ từ từ Azaleos = nghĩa là khô).

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA DIỄN

Tên khác: Hoa Xôn đỏ, hoa Tây dương hồng, hoa Nhất xuyến hồng. Tên khoa học: Salvia splendens Ker-Gawl. Họ Hoa môi (Lamiaceae). Nguồn gốc: Từ Brazin Nam Mỹ; Việt Nam nhập vào từ thế kỷ 20 và trồng làm cây cảnh ở công viên, ở khắp nơi; cây Xôn đỏ có thể dùng làm thuốc và phẩm màu dưới tên là hoa Diễn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CHĂM PA

Tên khác: Cây Bông sứ, Sứ cùi, cây Đại, cây Kê đản hoa. Tên khoa học: Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir). Bailey. Họ Trúc đào (Apocynaceae) [Plumeria acutifolia Poir] Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới; được gây trồng từ lâu đời ở Việt Nam, làm cây cảnh, cây làm thuốc. Thường cây Đại được trồng ở vườn hoa, đình, chùa làm cảnh. Tại nơi đền chùa Việt Nam có cây Đại già sống hàng trăm năm. Hoa Đại có mùi thơm dịu. Ở châu Âu, người ta đặt tên là cây Frangipani (Frangipanier) lấy từ tên Hầu Tước Frangipani, nhà quý tộc Ý thế kỷ 16; ông này đã điều chế ra chất thơm từ hoa Đại hoặc chất thơm giống như hương thơm của hoa Đại để làm thơm bánh kem hay bánh ngọt.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA CAM

Tên khoa học: Flores Aurantii Nguồn gốc: Hoa Cam thu hái từ một số loài cây Cam khác nhau. Cây Cam có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ và Nam Trung Hoa, thường mọc và được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ở độ cao 1 - 100 m trên mặt biển. Cây bụi nhỏ, cao 0,50 - 3,5 m, quả khi già màu vàng cam, vỏ cùi có tinh dầu thơm làm gia vị thực phẩm. Có nhiều loài Cam thuộc chi Citrus L. Ở đây chỉ nêu chung 2 loài cho hoa Cam làm thuốc và lấy tinh dầu: đó là loài Cam đắng Citrus aurantium L. var. amara Link (bitter orange Bigaradier) và Cam ngọt (Citrus aurantium L. var. dulcis Pers (sweet orange, Oranger doux); họ Cam (Rutaceae). Hai loài được trồng ở nhiều nước, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải.

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA BƯỞI

Tên khác: Dịu, Hoa châu địu, Hoa guất hồng. Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck [Citrus maxima (Burn.) Merr.]. Họ Cam (Rutaceae). Nguồn gốc: Theo một số tài liệu Bưởi có nguồn gốc từ Malaysia, song có một tài liệu khác lại cho rằng Bưởi có nguồn gốc Đông Ấn (tài liệu cổ nêu vùng này bao gồm Ấn Độ, bán đảo Malaysia, bán đảo Đông Dương, Indonesia). Cuối thế kỷ 17, thuyển trưởng Shaddock mang giống Bưởi từ Đông Ấn sang châu Mỹ, trồng ở West Indies (Tây Ấn: gồm những quần đảo Angti lớn, nhỏ và Bahama), ở giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ (đến nay từ Shaddock có nghĩa là Bưởi hình quả lê). Cây Bưởi hiện nay được gây trồng ở các nước Đông Dương; Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản; Tây Ấn; một số nước vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Gần đây, một số nước Đông Nam Á trồng nhiều Bưởi và xuất khẩu như: Thái Lan, Philippin; xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapor, Malaysia. Việt Nam cũng đang trồng nhiều Bưởi để dùng ở trong nước và xuất khẩu, diện tích trồng được tăng nhanh. Các giống được chú ý nh

Cây Hoa Chữa Bệnh - ĐÀO PHAI

Tên khác: Đào, May phắng (Tày), Cơ tào (Thái), Phiếu kiao (Dao), Mao đào. Tên khoa học: Amygdalus persica L. [Prunus persica (L.) Batsch]; Họ hoa Hồng (Rosaceae). Nguồn gốc: Cây Đào có nguồn gốc ở Trung Quốc và Ba Tư từ lâu đời và được ưa trồng ở các nơi trên thế giới như: Việt Nam, Nhật Bản Thái Lan, Hoa Kỳ, vùng Địa Trung Hải... Ở Việt Nam, Đào được trồng từ lâu đời, tại các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là các làng quanh Hồ Tây, Hà Nội nổi tiếng về Đào cảnh, Đào hoa. Đào quả mọc tốt ở miền núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Hoàng Liên Sơn, Hà Giang... Cây Đào mọc tốt ở nơi có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới. Đào phát triển tốt trên đất thịt pha, cao ráo, dễ thoát nước; pH 6 - 7. Gây giống bằng hạt hay ghép cành. Có thể điều khiển cho cây ra họa bằng cắt tỉa cành, hãm cây (khía vỏ, tuốt lá dần) hay bón thúc nếu hoa nở chậm. Trồng Đào ăn quả, thường dùng phương pháp ghép mắt. Nếu muốn nhân các giống Đào có phẩm chất tốt, người ta thường dùng c

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG KIM HOA

Tên khác: Hoa cây Cà độc được, Cà điên, Cà lục lược (Tây), Man đà la (Hán), Sùa tùa (H’ Mông) Piồn khíu (K’ ho), Hia kia piêu (Dao). Tên khoa học: Flos Daturae (Datura metel) L. Họ Cà (Solanaceae). Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc châu Á (Ấn Độ), còn cây Cà độc dược Datura stramonium L. mới di thực vào Việt Nam là cây nguyên sản ở châu Mỹ nhiệt đới được trồng ở châu Âu. Cà D. metel mọc hoang và được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, cây thường mọc ở chỗ đất mùn hơi ẩm; mọc nhiều ở Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây còn được phân bố ở Lào, Campuchia, Indonesia (Đông Nam Á).

Cây Hoa Chữa Bệnh - DƯƠNG CAM CÚC

Tên khác: Mẫu cúc; Xuân bạch cúc, Ca mô mi. Tên khoa học: Matricaria chamomilla L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Ở Trung Âu (nhất là Hungari, Đức), sau lan ra Tây Á và được nhập nội vào Bắc Mỹ, Ôxtrâylia. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, cao 20 - 50 cm, thẳng đứng, nhẵn, phân cành nhiều, cây ưa đất vôi. Lá kép 2 lần hình lông chim, phân chia ra rất nhỏ. Cụm hoa ở ngọn là những đầu, trên các cuống mảnh; đầu có đường kính 1 - 1,5 cm. Hoa hình lưỡi nhỏ màu trắng, xếp thành 1 vòng chu vi ngoài cùng; nhiều hoa hình ống màu vàng xếp ở giữa, trên 1 đế hoa hơi lõm: mùi hoa thơm. Mùa hoa: tháng 5 - 10.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC VẠN THỌ

Tên khác: Cây Vạn thọ. Tên khoa học: Tagetes erecta L.: Cúc Vạn thọ (cây cao). Tagetes patula L.: Cúc Vạn thọ (lùn) (cây xoè, vươn ra = Đằng Cúc). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc Vạn thọ cây làm cảnh; cây sống 1 năm, trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây có nhiều cành; lá xẻ lông chim. Hoa màu vàng hoặc vàng thẫm; cụm hoa hình đầu, quả bế dài nhỏ. Các loài Cúc Vạn thọ được trồng quanh năm; nhưng chính vụ là đông xuân. Cây dễ trồng, không kén đất, nhưng không chịu được thấp, trũng; cớm bóng; trồng bằng gieo hạt hay giâm ngọn. Cây gieo hạt, từ khi trồng đến khi ra hoa là 70 - 75 ngày; cây giâm ngọn, cần 30 - 35 ngày. Có nhiều giống Cúc Vạn thọ; ở đây chỉ nêu 2 loài Cúc Vạn thọ vừa là cây cảnh vừa là cây làm thuốc.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC TRỪ TRÙNG

Tên khác: Cúc trừ sâu. Tên khoa học: Chrysanthemum cinerariaefolium Visiane [Pyrethrum cinerariae folium Visiani]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc xứ Dalmatia (ven biển Adriatic) và Montenego (Nam Tư cũ). Cây được phân bố ở vùng núi Ânpơ và Ban Căng (châu Âu); được nhiều nước trồng để khai thác: Pháp, Nga, Đức, Nam Tư (cũ), sau lan sang và được trồng nhiều ở Nhật Bản (châu á), Kenia (châu Phi) và Hoa Kỳ (châu Mỹ, Tân thế giới). Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã trồng thử ở các trại cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đã thu được kết quả ban đầu (những năm 1560- 70); thường trồng đến năm thứ hai, thứ ba mới hái hoa; trồng một lần thu hoạch 10 - 20 năm.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC NGŨ SẮC

Tên khác: Cúc chuồn chuồn. Tên khoa học: Cosmos bipinnatus Cav., Họ Cúc (Asteraceae) Nguồn gốc: Cây Cúc thuộc chi Cosmos Cav (chi Cúc chuồn chuồn); nguồn gốc: châu Mỹ nhiệt đới. Chi này gồm những cây hoa thuốc họ Cúc (asteraceae) có lá kép lông chim, cụm hoa hình đầu, hoa màu sặc sỡ, màu trắng, hồng hoặc tía v.v... Ở Indonesia trồng các cây Cúc Cosmos caudatus H. B. K. Ở ruộng, ven sông, bãi đất hoang, ở độ cao 10 - 1.400m; cây thảo cao 0,6 - 2,5m. Hoa màu vàng. Ngoài ra, ở Java (Indonesia) ở độ cao 1000m còn trồng Cúc cosmos sulfereus Cav., cây nguồn gốc trung Mỹ; là cây thảo, ăn được; hoa làm thuốc nhuộm màu. Ở Việt Nam, trồng phổ biến Cosmos bipinnatus Cav ở vườn nhà, công viên làm cây cảnh.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC LA MÃ

Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu. Mô tả: Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ. Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC KIM TIỀN

Tên khác: Cúc xu xi, cây hoa Xu xi, Cúc chén vàng, Kim trản cúc. Tên khoa học: Calendula officinalis L. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây được trồng ở châu Âu, nguồn gốc từ Nam Âu và phương Đông, sau đó phổ biến trồng ở nơi khác như Việt Nam. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm hoặc 2 năm, thân có góc cạnh, có lông và phân cành; lá mọc so le, hình thuôn dài, dài 2,2 - 7,8 cm màu lục nhạt, hình thìa. Cụm hoa hình đầu; đường kính 3,3 - 7,8 cm; hoa màu vàng đậm hoặc da cam. Đường kính hoa kép 3 - 8 cm, có điểm đen ở chính giữa; thường quay hướng về phía mặt trời. Quả bế, gần hình vòng; có gai. Thu hái hoa thường vào mùa thu, nếu trồng kéo dài 2 năm thì hái hoa vào mùa xuân. Cây thấp, thường trồng thành thảm ở các vườn hoa, công viên; có 3 giống: hoa kép, cây cao 30 - 35 cm; hoa đơn, cây cao 20 - 25 cm, cây ưa khí hậu mát; chịu rét; kém chịu nắng hạn. Trồng bằng gieo hạt (1 g = 160 hạt) từ tháng 7 đến tháng 11 gieo 4 - 5 ngày thì mọc, sau 15 ngày nhổ cây đem ươm ở vườn thêm 30 ngày, rồi bứn

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA VÀNG

Tên khác: Kim cúc, Dã cúc, Hoàng cúc, Khổ ý, Bioóc kim (Tày); Sơn hoàng cúc. Tên khoa học: Dendranthema indicum L. Des Moul. [Chrysanthemum Indicum L.]. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Kim cúc nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Ở Indonesia (Đông Nam Á) cũng trồng cây này, ở độ cao 1 - 1800m; Kim cúc là cây thuốc Nam được trồng nhiều và lâu đời ở làng Nghĩa Trai (Hưng Yên), nổi tiếng về trồng cây thuốc Nam.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC HOA TRẮNG

Tên khác: Cúc hoa, Bạch cúc. Tên khoa học: Chrysanthemum moriflorum Ramat (Chrysanthemum sinense Sabine). Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cúc hoa có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản; nhập trồng ở Việt Nam từ lâu đời làm cây cảnh, cây thuốc và điều chế rượu. Cây thảo nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, rễ chùm phát triển theo chiều ngang, từ những mấu sát gốc. Lá xẻ thuỷ có răng, mặt dưới có lông. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, mọc nhiều trên một cành. Tràng hoa hình ống đính vào bầu. Các cánh phía ngoài có màu sắc đậm, xếp thành hàng với nhiều dạng cánh. Có nhiều giống phổ biến: Cúc vàng (to, nhỏ), Cúc trắng, Cúc đại đoá, Cúc đỏ, Cúc tím, Cúc hoa cà, Cúc móng rồng, Cúc mâm xôi. Cúc ưa khí hậu mát, trung bình không cao quá 32 - 35°C, không thấp dưới 10°C, độ ẩm trên 80%; gây giống bằng hạt, mầm già hay ngọn.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC GAI HOA TÍM

Tên khác: Kế hoa tím Tên khoa học: Silybum marianum Gaertn. Họ Cúc (Asteraceae). Nguồn gốc: Cây nguồn gốc châu Âu, Địa Trung Hải, mọc nhiều ở châu Âu, Bắc Phi. Cây được di thực trồng thử ở Việt Nam (Viện Dược liệu) những năm 1970; lấy hạt giống từ Viện Dược liệu Hungari. Mô tả: Cây thảo, sống hàng năm, thân khoẻ; là bóng láng, có vân trăng dọc theo gân lá; mép lá có răng, gai nhọn. Cụm hoa hình đầu ở ngọn, hoa màu tím, hình ống; bao chung với lá bắc, có gai. Quả bế, đen, có mào lông.

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC BẤT TỬ

Tên khác: Khôi mao cúc (Cúc lông màu tro) Tên khoa học:   Cây: Helichrysum arenarium DC. [Gnaphalium arenarum L.]; Họ Cúc (Asteraceae). Hoa: Flores Stochatos citrinae; Flores Gnaphalii arenarii. Nguồn gốc: Cúc bất tử nguồn gốc châu Âu và Trung Á; thường mọc hoang hoặc được trồng ở đất cát.