Chuyển đến nội dung chính

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC TRỪ TRÙNG

Cây Hoa Chữa Bệnh - CÚC TRỪ TRÙNG

Tên khác: Cúc trừ sâu.
Tên khoa học: Chrysanthemum cinerariaefolium Visiane [Pyrethrum cinerariae folium Visiani]. Họ Cúc (Asteraceae).

Nguồn gốc:
Cây nguồn gốc xứ Dalmatia (ven biển Adriatic) và Montenego (Nam Tư cũ). Cây được phân bố ở vùng núi Ânpơ và Ban Căng (châu Âu); được nhiều nước trồng để khai thác: Pháp, Nga, Đức, Nam Tư (cũ), sau lan sang và được trồng nhiều ở Nhật Bản (châu á), Kenia (châu Phi) và Hoa Kỳ (châu Mỹ, Tân thế giới). Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã trồng thử ở các trại cây thuốc Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), đã thu được kết quả ban đầu (những năm 1560- 70); thường trồng đến năm thứ hai, thứ ba mới hái hoa; trồng một lần thu hoạch 10 - 20 năm.

Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 - 60 cm, thân cành và lá phủ lông mềm, cây mọc thành khóm rậm; gốc cây hoá gỗ; lá to, có lông to, thuỷ sẻ sâu; thân mang 1 cụm hoa hình đầu; hoa màu vàng; hình ống ở giữa cụm; các hoa hình lưỡi, màu trắng ở vòng ngoài cùng; lá bắc hình vẩy, có lông nhung. Quả bế có sọc nổi, hơi cong hình cung.

Bộ phận dùng:
Ngọn cành mang hoa và lá, hoặc riêng cụm hoa hình đầu, phơi, sấy khô.

Thành phần hoá học:
Hoạt chất chính là hỗn hợp các chất pyrethrin trong hoa do các ester của những acid nhân cyclopropan và những alcolceton tạo nên (cyelapenten); chất chính là pyrethrin I (= ester của acid chrysanthemic và pyrethrolon). Pyrethrin không tan trong nước; mà tan trong cồn, ether dầu hoa, kerosen, ethylen dichlorid v.v...

Tác dụng:
Hoa rất độc đối với động vật máu lạnh, nhưng đối với động vật máu nóng (có vú), trên thực tế lại không có hại.
Tác dụng trừ trùng được tăng gấp bội, khi pha bột hoa Cúc hoặc hoạt chất pyrethim với hoá chất mang nhóm chức methylen-dioxy-phenyl.

Công dụng: (Hoa Cúc)
Dùng trong: trị giun đũa và giun kim.
Dùng ngoài: diệt côn trùng có hại trong nội thất: diệt ruồi, muỗi, nhặng, gián, ve; dùng cho vệ sinh cá nhân, diệt chấy, rận, rên, côn trùng gây bệnh. Có thể dùng làm hương trừ muỗi; trong công thức có: 20% bột hoa Cúc trừ trùng; 30% bột thân lá; 50% bột và nhựa làm hương.

Cách dùng, liều lượng:
Trị và phòng bệnh chấy, rận (họa Cúc và pyrethrin). Dạng thuốc dùng hoạt chất pyrethrin (là chất độc hại thần kinh diệt nhanh động vật chân khớp) của hoa Cúc trừ trùng được bào chế dưới dạng thuốc xức, dung dịch bôi, gel, phun mù, thuốc gội đầu v.v...
1. Phun mù, bơm, phun sát chân tóc và lông; để tiếp xúc 1/2 giờ; chải và gội. Dùng 3 ngày liên tục.
2. Thuốc nước, thuốc xức và gội, xức lên đầu tóc; chà xát quấn khăn hoặc đội mũ vải kín, suốt đêm rỗi gội đầu, làm tiếp ngày hôm sau. Dùng lại sau 1 tuần lễ, nếu còn trứng.
4. Thuốc gội: gội 1 lần/ ngày; dùng 3 ngày liền, nhúng ướt tốc, gội xức tóc để 3 phút, gội sạch, chải tóc với lược bí loại chấy và trứng chấy chết.
5. Trừ rận: xức vào nơi có rận, rửa xà phòng, tẩy uế quần áo, màn, chăn.

Chú ý:
Tránh để thuốc pyrethrin tiếp xúc với niêm mạc mắt, không uống thuốc này vì pyrethrin có thể gây đị ứng viêm da nặng. Để xa tầm tay trẻ nhỏ, không dùng cho trẻ đưới 30 tháng [Theo Từ Điển Bách khoa Dược học 1999].

Chú thích:
Loài Cúc Chryvsanthemum Coccineum Willd (Asteraceae) nguồn gốc Caucas Armenia - Ba Tư, cũng cho boa có tác dụng trừ trùng.

Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang, 
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.