Tên khác: Hoa cây Cà độc được, Cà điên, Cà lục lược (Tây), Man đà la (Hán), Sùa tùa (H’ Mông) Piồn khíu (K’ ho), Hia kia piêu (Dao).
Tên khoa học: Flos Daturae (Datura metel) L. Họ Cà (Solanaceae).
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc châu Á (Ấn Độ), còn cây Cà độc dược Datura stramonium L. mới di thực vào Việt Nam là cây nguyên sản ở châu Mỹ nhiệt đới được trồng ở châu Âu. Cà D. metel mọc hoang và được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, cây thường mọc ở chỗ đất mùn hơi ẩm; mọc nhiều ở Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cây còn được phân bố ở Lào, Campuchia, Indonesia (Đông Nam Á).
Mô tả:
Cây nhỏ, cao 1 - 1,5 m, cành non có nhiều lông mịn. Lá mọc so le, gốc phiến lá lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá; cuống họa dài 1 - 2 cm; đài hoa hình ống có 5 răng, tràng hoa hợp cánh, hình phễu dài, có 5 cánh màu trắng, mũi nhọn ngắn, nhị 5, bầu 2 ô hoặc đôi khi 4 ô, vời nhuy hình chỉ; núm nhuy phân làm hai thùy. Quả nang hình cầu có gai, đường kinh 3 cm, khi chín nứt theo 3 - 4 đường. Quả lúc non, màu xanh lục, lúc chín mâu nâu; nhiều hạt nhỏ dẹt màu nâu đen, cạnh có vân rõ. Mùa hoa và quả: tháng 5 - 10.
Bộ phận dùng: Họa, lá phơi hoặc sấy khô
Thành phần hoá học:
Hoạt chất chủ yếu là alcaloid, Hàm lượng alcaloid toàn phần trong lá 0,10 - 0,50%, trong hoa 0,25 - 0,60%, trong rễ 0,10 - 0,20%, trong quả 0,12%. Alcaloid gồm có scopolamin (=hyoscin), hyosciamin, atropin, nor-hyosciamin. Thường người ta chiết xuất scopolamin từ lá Datura metel; loại Cà độc dược này trồng ở Hà Nội cho hàm lượng alcaloid trong hoa như sau (theo Selected medicinal plants in Viet Nam - 1999): alcaloid toàn phần 0,80%, hyosciamin 0,11%, scopolamin 0,50%.
Tác dụng:
Thuốc làm liệt đối giao cảm (parasympatholytique). Tác dụng chủ yếu của Cà độc dược và scopolamin là an thần, làm dịu hệ thần kinh trung ương.
Công dụng:
Cà độc dược dùng trị hen, còn scopolamin có công hiệu đối với các chứng bệnh đau dây thần kinh (nevralgies), bệnh parkinson và say tàu, xe (maladie transport).
Theo Đông y: Hoa Cà độc dược (=Dương Kim hoa).
Tính vị, quy kinh: Tân, ôn, có độc; vào 3 kinh phế, can.
Công năng: Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.
Chủ trị: Ho suyễn khò khè, thượng vị đau, có cảm giác lạnh; phong thấp tê đau; trẻ em co giật mạn tính.
Dùng ngoài: Gây tê: Ngày dùng 0,3 - 0,6 g dạng thuốc hoàn hoặc thuốc hút.
Vị thuốc Dương Kim hoa thuộc loại độc bảng A khi dùng nên thận trọng và có hướng dẫn của thầy thuốc.
Kiêng kỵ: Các bệnh nhân ho, hen nguyên nhân do mắc bệnh đường hô hấp, bệnh thiên đầu thống tăng nhãn áp hoặc bệnh cao huyết áp đều kiêng dùng thuốc Dương Kim hoa.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Cây Cà Độc Dược
Nhận xét
Đăng nhận xét