Tên khác: Cúc tráng lệ, Cao quý, Cúc cam cao quý
Tên khoa học: Athemis nobilis L.; Họ Cúc (Asteraceae).
Nguồn gốc:
Cây hoa Cúc La mã được trồng nhiều ở Pháp, Anh, Đức, Italia... cây nguồn gốc Tây và Nam Âu.
Mô tả:
Cây thảo có lông, thân cây lúc đầu mọc bò, sau vươn lên mọc đứng; lá màu lục trắng nhạt, phiến lá chia nhỏ.
Cụm hoa hình đầu mọc ở ngọn cành, hình bán cầu; có đế hoa đầy, ở đó có nhiều hoa hình lưỡi, màu trắng, gọi là hoa cánh kép, là loài hoa được gây trồng nhiều.
Bộ phận dùng:
Hoa, cụm hoa hình đầu thơm màu đẹp; khi khô không được biến màu và không có màu nâu. Người ta còn dùng cả cây và tinh dầu của Cúc La mã.
Thành phần hoá học:
Ngoài tinh dầu, còn có: polyphenol (acid cafeic, catechol flavonoid), coumarin; sterol; nhựa, gôm; calci, lưu huỳnh... Tinh dầu từ hoa được cất kéo bằng hơi nước; hiệu suất 0,2 - 0,45%. Trong tinh dầu có: ether angelic và isobutyric; 1 chất đắng một loại camphor đặc biệt, anthemen; những sesquiterpen (ví dụ: azulen artemol v.v...)
Tác dụng:
Chất bổ đắng; dễ tiêu hoá, chống co thắt; được dùng để trợ giúp tiêu hoá, trị đau thần kinh; điều hoà kinh nguyệt.
Cộng dụng:
Dùng trong: Đau nửa đầu (nhất là đau dây thần kinh mặt), trẻ em đau răng; chóng mặt, rối loạn mãn kinh, mất ngủ; không muốn ăn; loét dạ dày - ruột; khó tiêu; trẻ em rối loạn tiêu hoá (ỉa chảy, co đau dạ dày- ruột); viêm tiểu tràng; thiếu máu; ứ gan, lách; ức chế, suy giảm thần kinh trầm cảm; cơn thần kinh (crise norveuse): tính dễ bị kích thích, nổi nóng; co giật; đau kinh, vô kinh liên quan đến rối loạn thần kinh; bệnh cúm kèm theo đau lưng và nhức đầu; ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun kim); sốt giãn cách và sốt bệnh (nhân) thần kinh.
Dùng ngoài: Viêm kết mạc, bệnh ngoài da, do bị viêm; bỏng; mụn nhọt, bệnh nấm, eczema, vết thương bình thường và nhiễm khuẩn; ngứa âm hộ; mày đay; đau do thấp khóp, thống phong.
Cách dùng:
1. Thuốc hãm trị biếng ăn: 5 đến 10 cụm hoa (đầu) trong 1 chén, hãm với nước sôi, uống trước bữa ăn hoặc 2 - 10g bột hoa trộn với mật ong, dùng trong 1 ngày; hoặc dùng 2 - 4 giọt tinh dầu nhỏ trên miếng đường, mỗi ngày dùng mấy lần (có thể dùng cồn thuốc có tinh dầu).
2. Trường hợp trị giun: Dùng 1 thìa súp bột cây Cúc Cam, cắt nhỏ, cho vào 1 chén: đun sôi rồi hãm lâu 10 phút, uống vào buổi sáng lúc đói và 1/2 giờ trước bữa ăn.
3. Trị viêm kết mạc, viêm lông mày: dùng 1 thìa súp hoa Cúc Cam cho vào chén, đụn sôi rồi hãm 10 phút, đùng rửa mắt.
4. Trị đau thấp khớp, thống phong: xoa dầu Cúc cam.
Công thức: hoa Cúc cam khô 20 g, dầu Ô liu 100 g. Đun cách thuỷ 2 giờ; lọc ép mạnh, rồi lọc qua vải phin, thêm 10 g campnhor.
Còn dùng nước sắc để tắm, rửa, đắp gạc trị bệnh ngoài da; bỏng, nhọt, nấm eczema (chống viêm, duỗi cơ, thuốc làm mất mùi).
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét