Chuyển đến nội dung chính

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE

Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE

Tên khác: Hoè, Hòe mễ, Lài luồng (Tày), Đậu hoè, Bạch hòe, Tế diệp hoè, Kim dược thụ.
Tên khoa học: Sophora Japonica L. (=Stypnolobium Japonicum (L.) Schott.). Họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả:
Hòe là cây gỗ to, cây rụng lá, mọc ở nhiều nơi: ở miền núi, miền đất bằng, gần miền biển, có thể trồng ở vườn, hay ven đường đi, hoặc ở nơi đình, chùa. Cây cao 5 - 7 m, có khi đến 10 m; thân hơi vặn, gốc xù xì, vỏ cây hơi thô, nứt dọc, nội bì màu vàng tươi, có mùi hôi. Cảnh nằm ngang hình trụ nhẵn; cành non màu lục nhạt, lỗ bì rõ, có những chấm trắng.
Lá kép hình lông chím lẻ, mọc so le; có 8 - 13 lá chét hình trứng nguyên, đỉnh nhọn, dài 30 - 45 mm rộng 12 - 20 mm, màu lục nhạt, hơi có lông. Cụm hoa ở đầu cành, hoa nhỏ hình bướm, màu trắng hay vàng nhạt, đài hình chuông, cánh hoa có móng ngắn, hình tim cụt ở gốc. Quả loại đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt; không mở; đầu có mũi nhọn ngắn, Mỗi quả có 2 - 5 hạt, hình bầu dục hơi dẹt, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 5 - 8; mùa quả: tháng 9 - 11. Hoè được trồng lâu đời ở Việt Nam, tại các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ: Thái Bình, Hà Bắc (cũ), Nam Hà (cũ), Hải Hưng, Hải Phòng, Nghệ An; từ 1976 trồng ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Cây ưa sáng, ưa ẩm, đất nhiều màu. Trồng từ hạt, sau 3 năm, bắt đầu có hoa, từ năm thứ 6 - 7, thu được nhiều hoa.

Bộ phận dùng:
- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô ở 50 - 60 °C (Hoè mễ); dùng sống hay sao hơi vàng, để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất, đun to lửa, sao cháy tồn tình , để cầm máu.
- Quả Hoè, rửa sạch, đồ mềm, phơi, sấy khô - dùng sống hay sao qua, khi dùng giã đập. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo.

Thành phần hoá học:
Nụ Hoè chủ yếu chứa rutin (vitamin P); nụ Hòe ở Việt Nam đạt trên, dưới 30% rutin, ngoài ra, nụ còn có: saponin triterpen như azuki sapopnin, I, II, III, V; soya saponin, kaika saponIn I, II, III; chứa flavonoid: quercetin, rutin, isorhamnetin, isorhamnetin-3-rutinosid; kaemferol-3-rutinosid, betulin, sophoradiol. Trong dầu hoa có: acid lauric, acid dodecenoic, acid myristic, acid tetradecenoic, acid tetradecadienoic, acid palmitic, acid hexadecenoic, acid stearic, acid octadecadienoic, acid octadecatrienoic, acid arachidic, b-sitosterol.

Tác dụng, công dụng:
Tác dụng kháng khuẩn; Tác dụng ngưng huyết cầm máu; hoạt chất rutin từ Hoè: giảm tính thẩm thấu của mạo mạch, tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, co mạch trực tiếp hệ mao quản: tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch, hạn chế sự suy tĩnh mạch của người cao tuổi. Rutin tác dụng kháng chiếu xạ trên chuột nhất trắng. Rutin, nụ Hòe, tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Chủ yếu dùng phòng và chữa chứng xuất huyết, chảy máu cam; xơ vữa động mạch, cao huyết áp; thương tổn do nhiễm xạ; kháng dị ứng. Không dùng rutin cho người có độ đông máu cao, trường hợp nghẽn mạch.

Theo Đông y:
Tính vị, quy kinh: Khổ, vi hàn; vào các kinh: can, đại tràng.
Công năng: Lương huyết, chỉ huyết (cầm máu, mát huyết) thanh can, tả hoả.
Điều trị: Đại tiện, tiểu tiện ra huyết, trĩ ra huyết, đi lỵ ra máu, băng lậu, thổ huyết, chảy máu cam; can nhiệt mắt đỏ; nhức đầu hoa mắt chóng mặt.
Chỉ định: Chủ yếu chữa đại tiện phân đen (melaena); trĩ ra máu; ỉa chảy; băng huyết (Medicinal Plants in China. WHO, 1980).
Liều dùng: 4,5 – 9g.

Bài thuốc (nghiệm nhương) chọn lọc:
1. Dự phòng, điều trị xơ cứng mạch máu: Hoè hoa 15g; Sắc nước uống thay trà.

2. Trị Khạc ra máu, ho ra máu: Hoa Hòe 15g, Tiên hạc thảo 18g, Bạch mao căn 30g, Trắc bách diệp 20g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

3. Chữa trị, đại tiện ra máu: Hoè giác 15g, Địa du thán 20g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang

4. Chữa tử cung ra máu (công năng): Trần Hoè hoa 30g, Bách thảo sương 15g. Tán thành bột; mỗi lần uống 10g; uống với rượu nóng hoặc nước nóng.

5. Chữa lưỡi ra máu không ngừng: Hoè hoa, số lượng thích hợp; Sau khi phơi khô hoặc sao qua, tán bột, rắc khô lên lưỡi

6. Trị lao hạch (tràng nhạc): Hoè mễ (nụ Hoè) 200g, gạo nếp 100g; 2 vị thuốc sao vàng, tán bột mỗi ngày, vào buổi sớm, uống 8 - 10g với nước ấm uống liên tục; trong thời gian uống thuốc, kỵ đường (cam hoãn).

7. Chữa loét cổ tử cung, viêm âm đạo dẫn tới âm đạo nham ngứa: Hoè hoa 30g, Sinh địa du 30g, Xà sàng tử 15g, Khô phàn 15g, Sinh long cốt 8g. Các vị thuốc trên, sấy khô, tán thành bột mịn cho vào capsul (mỗi capsul chứa 0,3g). Trước hết dùng dung dịch thuốc tím (Kali permanganat) tỉ lệ 1:5000, để rửa âm đạo: sau đó lấy thuốc (2 capsule) đặt vào sâu trong âm đạo; cách 1 ngày lại đặt 1 lần. Đặt 4 lần là 1 liệu trình.

Chú thích: Dược liệu này có ghi trong Nam Dược Thần Hiệu, Tuệ Tĩnh.

Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang, 
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.