Tên khác: Huyền thảo, Kim châm thái, Hoàng hoa thái.
Tên khoa học: Hemecrocallis fulva L. Họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae).
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc Đông Nam Âu, Tây Á, mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, di thực ở Họa Kỳ (phía Đông), được trồng ở châu Âu, Đông Nam Á (Indonesia, Việt Nam...). Indonesia trồng cây này ở miền núi, dùng làm cây cảnh và rau ăn, làm phẩm màu; cây mọc hoang và được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi; trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân, mùa thu. Mùa hoa: tháng 6 - 8.
Mô tả:
Cây thảo sống dai, cao 30 - 90 cm, thân rễ rất ngắn (với sợi rễ nạc); lá hình dải dài 60 - 100 cm, rộng 2,5 - 4 cm, nhọn, mọc thẳng, mặt dưới lá xanh lục nhạt. Trục cụm hoa cao 60 - 80 cm; cụm hình ngù, phân nhánh ở trên; mang 6 - 10 hoa màu vàng đỏ, to; cuống ngắn, lá bắc nhỏ, dạng màng. Hoa không thơm; đường kính 7 - 12 cm, ống hoa đỏ vàng, cánh hoa ngoài màu vàng cam, thuôn nhọn; cánh hoa bên trong to, rộng hơn cánh bên ngoài, mép lượn sóng; gân kết mạng. Bao hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 phiến. Hoa có 6 nhị; bầu có 3 ngăn. Quả hình 3 cạnh, hạt bóng, màu đen. Những rễ dùng làm dược liệu hình củ dài 5 - 10 cm, đường kính 0,3 - 0,5 cm, phía giữa hoặc phía dưới củ phình ra; bề mặt rễ màu vàng xám nhạt, hoặc xám nâu nhạt; co lại với những nếp nhăn rõ.
Bộ phận dùng:
Lá, rễ và thân rễ làm thuốc, hoa làm rau ăn.
Thành phần hoá học:
Lá hoa Hiên: chứa glucid 55%, protein 9,8%, lipid 0,2%, chất vô cơ 5,85%, Ca0 0,4%, P₂O₅ 0,47%, Fe₂O₃ 0,67%; các vitamin A, B, C; glucose, flavonoid, coumarin, carotenoid...
Rễ có: asparagin, colchicin, fricdelin (-sitosterol-D-glycosid)
Tác dụng:
1. Nước sắc lá cây hoa Hiện: Có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu và đông máu; tăng trương lực cơ trơn, tăng lượng tiểu cầu, hồng cầu, nhưng bạch cầu và huyết sắc tố không đổi.
2. Rễ cây hoa Hiện:
a) Trị được bệnh do huyết hấp trùng (trùng hút máu) gây ra.
b) Tác dụng kết hạch.
c) Rễ có độc tính
Theo Đông y:
1. Rễ cây hoa Hiện:
Tính vị, quy kinh: Cam, lương, có độc; vào các kinh thận, phế (Lôi Công bào chế) hoặc vào các kinh tâm, tỳ (Bản Thảo cầu chân).
Công dụng: Lợi thuỷ, lương huyết. Dùng điều trị: thuỷ thũng, tiểu tiện bất lợi, lâm trọc; đới hạ; hoàng đản; nục huyết (chảy màu cam), tiên huyết, băng huyết, nhũ ung (sưng vú); thanh lợi thấp nhiệt, tiêu sưng, chỉ huyết, trị sỏi niệu.
Cách dùng, liều lượng:
- Uống: 8 - 12 g nước sắc, hoặc nước trấp (ép từ rễ tươi).
- Dùng ngoài: Giã nhỏ rễ tươi, đắp lên chỗ sưng đau.
Chủ thích: Rễ củ cây hoa Hiện có độc tính, không nên dùng liều lượng quá cao, làm tổn hại đến thị lực, tiểu tiện không tự chủ được. Cho nên chỉ thường dùng bên ngoài; nêu dùng uống, cần được thầy thuốc chỉ dẫn.
Theo “Medicinal plants in China - WHO - 1989”: Dùng rễ và thân rễ cây hoa Hiên, chỉ định:
- Vàng da (hoàng đản); viêm bàng quang.
- Đái khó.
- Áp xe vú (dùng ngoài). Liểu lượng dùng: 6 - 10 g rễ dược liệu.
2. Lá cây hoa Hiên: Thu bái về vụ hè thu; phơi khô làm thuốc. Vị ngọt, tính lạnh. Tác dụng an thần; trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, bứt rứt, mệt mỏi, phù thũng.
Cách dùng, liều lượng: 4- 8 g sắc nước uống
3. Hoa: Hoa Hiện (Hoàng hoa thái, Huyên thảo hoa; Kim châm thái, Huyền ngạc) dùng làm thực phẩm, nấu canh ăn, trị bệnh.
Tính năng: Vị cam; tính vi hàn; vào các kinh tâm, can.
Thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp, an thần mình mục (sáng mắt). Nên dùng hoa tươi, hái lúc chớm nở, để chế thức ăn như nấu canh, xào rau...
Chú thích: Dược liệu này được ghi trong Nam Dược Thần Hiệu, Tuệ Tĩnh.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: THÔNG TIỂU TIỆN VÀ THÔNG MẬT - Hoa Hiên
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HOA HIÊN
Xem thêm: HOA HIÊN CHỮA VÀNG DA DO TÍCH RƯỢU
Nhận xét
Đăng nhận xét