Chuyển đến nội dung chính

Hạ Huyết Áp - Hoàng Cầm

Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georg.

Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae).
Hoàng Cầm-Scutellaria baicalensis-Nguyên liệu làm thuốc Hạ Huyết Áp
Hoàng cầm (Radix Scutellariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm Scutellaria baicalensis Georg.

Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, hiện nay chưa thấy ở nước ta, nhưng vì có người nhận nhầm một số cây khác ở ta làm hoàng cầm cho nên chúng tôi giới thiệu ở đây để tham khảo và để chú ý di thực. Hoàng = vàng, cầm = kiềm (vàng sẫm) vì vị thuốc có màu vàng sẫm.

A. Mô tả cây

Hoàng cầm là một loại cỏ sống dai, cao 20-50cm, có rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm bẻ ra có màu vàng. Thân mọc đứng, vuông, phân nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hoặc không cuống; phiến lá hình mác hẹp, hơi đầu tù, mép nguyên, dài 1,5-4cm, rộng 3-8mm hoặc 1cm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn. (Hình dưới)
Hình vẽ Hoàng Cầm-Scutellaria baicalensis-Nguyên liệu làm thuốc Hạ Huyết Áp

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Đang thí nghiệm di thực vào vùng mát ở nước ta. Cây mọc tốt, nhưng chưa phát triển. Hiện vị này vẫn phải nhập của Trung Quốc (Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Vân Nam, Nội Mông). Mọc hoang cả ở Liên Xô cũ được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa cao huyết áp.

Mùa Xuân và Thu thu hoạch lấy rễ: Đào về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát, phơi hơi khô, cạo bỏ vỏ mỏng, phơi hoặc sấy khô là được.

C. Thành phần hóa học

Trong hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutelarin (hay woogonin) C16H12O11 và baicalin C21H18O11.

Chất scutelarin có cả trong lá, rễ và thân 8,4-10,3%, chất baicalin chỉ có trong rễ. Ngoài ra còn có tanin và chất nhựa. Không thấy có ancaloit, glucozit chữa tim, saponin và vitamin C.

Chất baicalin có tinh thể màu vàng tươi, độ chảy 223°c có thể chiết xuất từ rễ hoàng cầm bằng cồn 50°C sôi, dùng axit sunfuric đặc thủy phân sẽ được axit glycuronic và baicalein C15H10O5 (5-6-7 trioxyflavon) có tình thể màu vàng không tan trong nước, tan trong cồn, độ chảy 264-265°C. Dung dịch rượu baicalin thêm FeCl3 sẽ cho màu xanh đen, với axetat chì sẽ cho kết tùa màu vàng cam, hòa tan trong kiềm sẽ cho màu vàng, có thể khử bạc nitrat αD(20°) = -144°9.


Scutelarin hay woogonin là một chất có tinh thể màu vàng, chảy ở trên 300°c thủy phân bằng dung dịch 30-40% axit sunfuric sẽ cho scutelarein C15H10O6 (5-6-7-4, tetraoxyflavon), Scutelarein có tinh thể màu vàng, độ chảy ước vào 330~350°C đun 200°C với KOH sẽ cho p.HOC6H4COOH và một chất phenol cho phản ứng phlogluxinola.
Hoàng Cầm-Scutellaria baicalensis-Nguyên liệu làm thuốc Hạ Huyết Áp

D. Tác dụng dược lý

Hoàng cầm đã được các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ và Trung Quốc nghiên cứu và đạt được một số kết quả:

1.Tác dụng hạ huyết áp

a) Theo báo Y học Liên Xô cũ (1951-6) dùng hoàng cầm điều trị cao huyết áp thấy huyết áp từ 190/110 hạ xuống 135/60 và từ 190/95 hạ xuống 140/80. Tác dụng hạ huyết áp này có thể do ảnh hưởng của hoàng cấm đối với thần kinh thực vật. Đối với cao huyết áp ác tính không có hiệu lực. 

b) Theo Vecsinin (Dược lý học, 1952) rượu hoàng cầm 1/5 có tác dụng hạ huyết áp, đặc biệt đối với huyết áp càng cao tác dụng càng rõ.

Căn cứ vào thí nghiệm trên động vật (chó) thì tác dụng hạ huyết áp này một phần do tác dụng trấn tĩnh đối với trung khu thần kinh, một phần do tác dụng trực tiếp đối với huyết quản.

c) Theo Lâm Cát Cường và một số người cùng nghiên cứu (Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1956) dùng nước hoàng cầm 16% rồi cho thỏ uống với liều 3g/kg thể trọng, uống luôn 3 tuần, cho chó uống với liều 6g/kg thể trọng, uống liên tục 8 tuần đều khồng thấy hiện tượng độc; dùng liều 3g/kg thể trọng chữa cao huyết áp thực nghiệm tạo trên chó, dùng luôn trong 4 tuần thấy huyết áp hạ xuống, tần số tìm đập giảm chậm lại.

d) Vương Nhĩ Đạt và Khâu Bồi Luân (1956) trong Trung Quốc sinh lý khoa học hội đã đi sâu nghiên cứu cơ chế tác dụng hạ huyết áp của hoàng cầm. Các ông đã dùng rượu hoàng cầm tiến hành trên động mạch bình thưcmg, động mạch thỏ đã bị cứng do dùng cholesterin và dùng phương pháp Nicôlaev (tai thỏ cô lập còn để lại dây thần kinh) để theo dõi ảnh hưởng hoàng cầm đổi với trung khu thần kinh. Đã đi đến một số kết luận sau đây:

- Rượu hoàng cầm có tác dụng dãn mạch đối với mạch của tai thỏ cô lập. Nồng độ 1/10.000 cho kết quả rõ rệt.

- Rượu hoàng cầm cũng có tác dụng dãn mạch đối với mạch máu cùa thận thỏ. Nồng độ 1/10.000 cho kết quả rõ rệt.

- Dùng 3 loại dung dịch 1/50.000-1/100.000 và 1/500.000 đối với động mạch tim thì phần lớn thấy tác dụng co mạch nhẹ, cá biệt mới thấy hơi có tác dụng dãn mạch.

- Dùng cồn hoàng cầm với liều 0,2ml/kg thể trọng và 0,5ml/kg thể trọng tiêm vào tĩnh mạch thỏ bình thường, động mạch tai thỏ đã xơ cứng theo Nicốlaev thấy hiện tượng dãn mạch.

- Dung dịch 1/10.000 cồn hoàng cầm đối với mạch máu bình thường, mạch máu đã xơ cứng và tai thỏ cô lập còn dây thần kinh đều thấy huyết áp toàn thân hơi hạ xuống.

2. Độ độc của hoàng cầm: Dù với liều rất cao, hoàng cầm cũng tỏ ra ít độc.

3. Tác dụng kháng sinh: Từ Trấn (1947), Luu Quốc Thanh (1950) và Khổng Khản (1955) đã nghiên cứu tác dụng kháng sinh của nhiều vị thuốc bắc, thấy nước sắc hoàng cầm 100% có khả năng ức chế vi trùng bạch hầu (21-30mm) Streptococcus hemolytic A. Staphylococcus aureus, vi trùng tả, vi trùng phó thương hàn, colibacile, Streptococcus hemolytic B, vi trùng lao và dịch tả.

4. Tác dụng giảm sốt: Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (Trung Hoa y học chí, 1935) đã gây sốt cho thỏ bằng vi trùng thương hàn rồi tiêm 4-8ml dung dịch 6% hoàng cầm vào tĩnh mạch; tất cả tiến hành 10 lần thí nghiệm đều thấy tác dụng giảm sốt. Sau khi tiêm thuốc 1 giờ, nhiệt độ hạ xuống, sau đó dần dần lại tăng lên và trở lại nhiệt độ bình thường. Nhưng chưa chứng minh được rằng vị thuốc cho uống có tác dụng hạ nhiệt hay không.

5. Tác dụng lợi tiểu: Nhật Bán dược vật học tạp chí (1956) có nghiên cứu tác dụng của woogonin, baicalin và baicalein trên thỏ thấy có tác dụng lợi tiểu.

6. Tác dụng của vitamin P: Chúng ta đã biết các hoạt chất của hoàng cầm tìm thấy đều là dẫn xuất flavon. Mà dẫn xuất flavon đều có tác dụng của vitamin P (xem cây hoa hòe).

E. Công dụng và liều dùng

Trong đông y hoàng cầm là một vị thuốc mát chữa sốt, chữa cảm mạo, ho cảm, cầm máu, kinh nguyệt quá nhiều. Theo tài liệu cổ: Hoàng cầm vị đắng tính hàn, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và đại tràng. Có tác dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt. Dùng chữa hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, thâp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ đau bụng, mắt đỏ. đau, động thai. Liều dùng mỗi ngày 6 đến 15g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể dùng bột. Gần đây, hoàng cầm được dùng làm thuốc chữa các triệu chứng nhức đầu, mất ngủ của bệnh cao huyết áp do thần kinh thực vật và do mạch máu bị cứng, đồng thời được dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới hình thức rượu hoàng cầm (bột hoàng cầm 20g, cồn 70° vừa đủ 100ml). Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 20-30 giọt.

Đơn thuốc có hoàng cầm trong kinh nghiệm cổ truyền

1. Thanh kim hoàng: Hoàng cầm sấy khô tán nhỏ làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày dùng 20-30 viên. Chữa các bệnh đổ máu cam, thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, cảm mạo, ho cảm.

2. Tam hoàng cầm (Theo Thiên kim phương).

Hoàng cầm (mùa xuân dùng 120g, mùa hạ và mùa thu 240g, mùa đông 120g).

Hoàng liên (mùa xuân 160g, mùa hạ 280g, mùa thu 120g, mùa đông 80g).

Đại hoàng (mùa xuân 120g, mùa hạ 40g, mùa thu 120g, mùa đông 200g).

Cả ba vị, liều lượng tùy theo mùa mà thay đổi, tất cả tán nhỏ, dùng mật ong viên thành viên to bằng hạt đậu đen. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên. Uống luôn trong 1 tháng. Chữa bệnh lao, viêm niêm mạc tử cung.

3. Hoàng cầm - mạch môn đông, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày thay nước. Dùng sau khi sinh nở bị mất máu nhiều, khát nước.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.