Chuyển đến nội dung chính

Nhuận Tràng và Tẩy - Thầu Dầu

Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma.

Tên khoa học Ricinus communis L.

Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Thầu Dầu - Ricinus communis - Nguyên liệu làm thuốc Nhuận Tràng và Tẩy
Cây thầu dầu cung cấp các vị thuốc sau dây:

1. Dầu thầu dầu - tỳ ma du (Oleum Ricini) là dầu ép từ hạt cây thầu dầu.

2. Hạt thầu dầu - tỳ ma tử là hạt phơi khô của cây thầu dầu.

3. Lá thầu dầu (Folium Ricini) là lá tươi của cây thầu dầu.

A. Mô tả cây

Cây thầu dầu là một cây sống lâu năm, thân yếu nhưng có thể cao tới 10-12m. Khi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người ta chỉ để nó cao tới 1-2m. Lá mọc so le có cuống dài, 2 lá kèm hai bên họp thành một túi màng, sớm rụng, phiến là hình chân vịt, gồm 5-7-9 có khi tới 11 thuỳ, cắt sâu, mép có răng cưa không đều. Hoa mọc thành chùm xim nhiều hoa, xim dưới gổm toàn hoa đực, xim trên toàn hoa cái. Quả 3 mành vỏ dài 2-3cm, rộng 2cm, trên mặt có nhiều gai mềm, đầu tròn và có 3 vết lõm chia 3 ngăn, trên lưng mỗi ngăn lại có 1 rãnh nông nữa. Hạt hình trứng, hơi dẹt, dài 8mm, rộng 6mm, ở đẩu có mồng (chính là áo hạt của noãn khổng). Mặt hạt nhẵn bóng màu nâu xám, có vân đỏ nâu hay đen.

Có nhiều loại thầu dầu: thầu dầu thường và thẩu dầu tía chỉ có lá loại tía được chọn dùng làm thuốc (Hình dưới).
Hình vẽ Thầu Dầu - Ricinus communis - Nguyên liệu làm thuốc Nhuận Tràng và Tẩy

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi vùng nhiệt đới: Việt Nam (Hà Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Ấn Độ, bắc châu Phi, Braxin v.v...

Mùa thu hoạch hạt vào tháng 4-5, nhưng chủ yếu với mục đích ép dầu dùng trong công nghiệp. Làm thuốc chỉ dùng rất ít hạt và dầu. Lá hái quanh năm. Thường chỉ dùng lá tươi.

C. Thành phần hoá học

Trong hạt thẩu dầu có 40-50% dầu, 25% chất anbummoit, một chất có tinh thể và nitơ (rixidin), axit malic, đường muối, xenluloza, rixin và rixinin, các men trong đó có men lipaza.

Dầu thầu dầu là một chất lỏng sền sệt, trong, không màu hay hơi vàng, mùi vị nhạt và buồn nôn, tỷ trọng ở 15°C là 0,950-0,970 độ nhớt Engle 18,8 (nếu là dầu ép) hoặc 17,4-13,3 (nếu là dầu chiết bằng dung môi). Thành phần của dầu ngoài các glyxerit chung như stearin, panmitin, còn có một glyxerit đặc biệt là rixinolein (xà phòng hoá sẽ cho axit rixinoleic) một ít axit isorixinoleic và axit dioxystearic.

Axit rixinoleic là một axit béo rượu công thức sau đây:
Thành phần hóa học Thầu Dầu - Ricinus communis - Nguyên liệu làm thuốc Nhuận Tràng và Tẩy

Thuỷ phân axit rixinoleic sẽ cho axit onantylic và axit unđexylenic có tác dụng chống nấm rất mạnh và được dùng trong kỹ nghệ nước hoa (tổng hợp unđecanon, nonanon, anđehyt unđexylenic, heptin cacbonat metyl) kỹ nghệ cao phân tử rinsan.

Chất rixin tỷ lệ 3-5% trong hạt là một protein rất độc. Khi ép dầu, chất này nằm lại trong khô dầu, làm thức ăn được. Có thể chiết chất rixin bằng nước muối (ngâm) rồi kết tủa bằng amon sunfat. Nó không tan trong dầu.

Rixinin là một ancaloit có tinh thể, không màu, tan trong nước, công thức thô C8H8N2O2, cấu tạo hoá học của nó đã được Sparth và Koller (1923) xác định là 3 xyanô 4 metoxyl-metyl 2 pyriđon.

Khi phân giải, ta sẽ có cồn metylic và axit rixinic.

Tỷ lệ rixinin trong hạt là 0,15%; trong lá non là 1,3%; trong lá úa là 2,5%.

TP HH Thầu Dầu - Ricinus communis - Nguyên liệu làm thuốc Nhuận Tràng và Tẩy

Thành phần lá thầu dầu chưa thấy giới thiệu nhiều, chỉ mới biết có rixinin với tỷ lệ như trên.

Trong lá thầu dầu có axit tactric, axit xitric, axit corydalic, (Hoá học học báo, 1957, 23, 201), nhiều axit amin, rutonozit (khoảng 0,2%), quexitrin, astragalin, axit β eleostearic, và axit oleic, axit hữu cơ no, lá tươi còn chứa corilagin C27H22O18, axit galic, axit ellagic và axit shikimic (Arthur H.R.Symposium on Phytochemistry, 1964, 164 và Kariyone et al. Annual Index of the Reports on Plant Chemistry, 1959, 69).
Thầu Dầu Tía - Ricinus communis - Nguyên liệu làm thuốc Nhuận Tràng và Tẩy

B. Tác dụng dược lý

Dấu thầu dầu có tác dụng tẩy nhẹ và chắc chắn. Uống lúc đói với liều 10-30g. Sau khi uống 3 đến 4 giờ sẽ gây đi ỉa nhiều, mà không đau bụng. Với liều 30-50g, đi ỉa sẽ kéo dài 5-6 giờ. Dầu này không gây một hiện tượng sót nào trong ruột. Theo dõi bằng X quang, người ta thấy ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn. Nó không ảnh hưởng tới xương chậu nhỏ, do đó rất tốt cho phụ nữ có thai mà táo bón. Nhưng dùng luôn, nó có thể gây chán ăn (anorexie), lưỡi trắng và có khi sốt. Nguyên nhân hiện tượng này có thể là do không tiêu, chứ không gây tổn thương nào trên niêm mạc.

Theo Valette và Salvanet (1936), tác dụng tẩy của dầu thầu dầu là do axit rixinoleic được giải phóng trong ruột. Axit này tác dụng lên mẩu đầu ruột non.

Chất rixin là một chất độc. Với liều 0,002mg, đối với 1kg thể trọng đã làm chết một con thỏ. Tác dụng độc của nó giống như vi trùng. Nó có thể gây miễn dịch: Cho súc vật ăn với liều nhỏ, nhiều lần, thì sau đó súc vật có thể ăn với liều khá cao mà không chết.

Rixin bị nhiệt độ cao phá huỷ, cho nên có nơi có thể cho lợn ăn khô thầu dầu đã hấp nóng ở 115°C trong một giờ rưỡi. Và có thể do đó một vài nơi ở ta ăn hạt thầu dầu xào nấu mà không thấy hiện tượng ngộ độc.

Nếu không bị phá huỷ, độ độc của nó rất cao: 3g khô dẩu đủ giết chết một con bò non nặng 100kg, chỉ cần tiêm 0,03mg cho 1kg thể trọng chó là đủ giết chết chó. Liều độc đối với một con chuột bạch nặng 500g là 6 phần triệu gam tức là đối với chuột bạch, rixin độc gấp 7 lần chất aconitin là một chất độc vào loại độc nhất có trong ổ dầu (Aconitum).

Liều độc với người là 3mg tiêm dưới da, 180mg uống, một hạt đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt đủ làm trẻ con chết, 14-15 hạt làm chết người lớn. Tiêm chất rixin đã đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc, antirixin để lâu có thể giảm bớt hiệu lực.

Cơ chế tác dụng của rixin là làm vón hồng cầu và bạch cầu.

Chất rixinin không thấy có tài liệu về tác dụng dược lý.

E. Công dụng và liều dùng

Dầu thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g (trẻ con), 30-50g (người lớn). Sau khi uống 2 giờ hãy uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlôđiông.

Trong kỹ nghệ, dầu thẩu dầu dùng làm dầu máy bay, tổng hợp nước hoa, làm mềm da, chế sunforixinat (đỏ Thổ Nhĩ Kỳ - rouge de Turquie) dùng để in trên vải v.v...

Còn là một chất phá bọt rất mạnh. Với liều 1/100.000 nó làm hết bọt trong một phút trong nồi súp de (nồi hơi).

Lá thầu dầu và hạt thầu dầu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt. Hiện nay chưa rõ cơ chế tác dụng. Chỉ kể một số trường hợp để chú ý theo dõi:

Chữa sót nhau: Giã nhỏ 15 hạt thầu dầu, đắp vào gan bàn chân. Sau khi nhau ra rồi cần rửa chân tay (Y học thực hành, 10/1961).

Để chữa đẻ khó, cũng làm như vậy (kinh nghiệm nhân dân và có ghi trong sách cổ Bản Thảo đại minh).

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.