Chuyển đến nội dung chính

CHỮA HO HEN - Núc Nác

Còn gọi là so đo thuyền, lin may, mộc hồ điệp, ung ca (Lào-Vientian), k’nốc (Buônmêthuột), nam hoàng bá, hoàng bá nam, thiêu tầng chi, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ (Vân Nam) triểu giản (Quảng Tây).

Tên khoa học Oroxylum indicum (L.), Vent (Bignonia indica L., Calosanthes indica Blume).

Thuộc họ Chùm ớt Bignoniaceae.
NÚC NÁC - Oroxylum indicum - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Ho Hen
Cây núc nác cung cấp cho ta hai vị thuốc:

1. Vỏ núc nác (Cortex Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sây khô của cây núc nác.

2. Hạt núc nác (Semen Oroxyli) là hạt phơi hay sấy khô của cây núc nác. Hạt núc nác làm thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng gỗ.

A. Mô tả cây

Cây to cao 7-12m, có thể cao tới 20-25m, thân nhẵn, ít phân nhánh, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt. Lá to 2-3 lần kép lông chim, dài tới 2m. Lá chét hình bầu dục, nguyên, đầu nhọn, dài 7,5-15cm, rộng 5-6,5cm. Hoa màu đỏ tím, to mẫm, mọc thành chùm ở đầu cành, dài tới 1m, 5 nhị trong đó có 1 nhị nhỏ hơn. Quả nang to, dài tới 50-80cm, rộng 5-7cm, trong chứa hạt, bao quanh có một màng mỏng, bóng và trong, hơi thành hình chữ nhật (Hình dưới).
Hình vẽ cây NÚC NÁC - Oroxylum indicum - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Ho Hen

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Núc nác mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, miền Bắc cũng như miền Nam.

Còn mọc ở Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên, Hải Nam, Quảng, Đông), Malaixi, Ấn Độ, Lào, Cămpuchia.

Muốn thu hoạch hạt, đợi tới cuối thu sang đông, hái lấy quả chín, phơi khô, mổ lấy hạt rồi lại phơi khô nữa để dành mà dùng dần.

Vỏ núc nác có thể thu hoạch gần như quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân hạ. Thường đẽo vỏ trên cây còn sống, ít nơi hạ cây. vỏ núc nác lấy về dùng tươi hay phơi khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.

Vỏ núc nác màu nâu nhạt, trên có rất nhiều sẹo của cuống lá cũ, và rất nhiều những đám nhỏ nổi lên, mặt trong khi còn tươi có màu vàng nhạt, không mùi, vị đắng, hơi hắc.

Hạt núc nác hình bầu dục, rất mỏng, dẹt ba phía vỏ ngoài phát triển thành màng rất mỏng, trong trông như cánh bướm, màu trắng nâu nhạt, có những đường gân từ hạt toả ra. Chiều dài cả hạt và cánh từ 4-7cm, rộng 2,5-4cm. Nếu chỉ kể hạt không thì chỉ dài l,5-2,5cm, rộng l-2cm. Khi bóc màng ngoài thấy rễ phôi và lá mầm rất rõ, mỏng như cánh bướm, dòn. Không mùi, vị hơi đắng. Những hạt khô, màu trắng, nguyên là tốt.
Quả cây NÚC NÁC - Oroxylum indicum - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Ho Hen

C. Thành phần hoá học

Vỏ núc nác chứa một ít ancaloit, tanin và một số dẫn xuất Aavonoit ở dạng tự do hay heterozit. Những chất flavonoit thường thấy là:

Oroxylin A: Công thức thô C16H12O5 cấu trúc là 5-7 dihydroxy 6-métoxy flavon, trọng lượng phân tử 284. Tinh thể màu vàng chanh, độ chảy 230-232°C, tan trong cồn, axeton, benzen nóng, trong kiềm, ête, axit axetic đặc.

Baicalein hay noroxylin: 5-6-7 trihydroxyflavon, công thức thô C15H10O5, trọng lượng phân tử 270,20, tinh thể màu vàng, hình lăng trụ, độ chảy 264-265°C, tan trong etanol, metanol, ête, axeton, etylaxetat, axit acetic đặc, trong kiềm loãng, và cho màu vàng thẫm, trong axit sunfuric đặc cho màu vàng có huỳnh quan lục, ít tan trong clorofoc, nitrobenzen.
TPHH 1 NÚC NÁC - Oroxylum indicum - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Ho Hen

Crysin: 5-7 dihydroxyflavon công thức thô C15H10O4, trọng lượng phân tử 254,23 có tinh thể màu vàng nhạt, chứa trong vỏ rễ, độ chảy 276°C. Không tan trong nước, tan trong dung địch kiềm, ít tan trong cồn clorofoc, ête. Có thể thăng hoa được.

Tetuin: là baicalein kết hợp với glucoza ở vị trí 6. Có tinh thể màu vàng nhạt, độ chảy 112-114°C.
TPHH 2 NÚC NÁC - Oroxylum indicum - Nguyên liệu làm thuốc Chữa Ho Hen
Các dẫn xuất flavonoit có trong vỏ núc nác từ 3-4% (tính trên vỏ khô).

Hột núc nác. Theo Mehta C.R (Chemical investigation of the seed oil of. Oroxylum indicum Vent, Proceed. Indian Acad. Sei, Sect A9 (5) 1939: 390-395), trong hạt núc nác có một chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa 80,4% axit oleic, các axit panmitic, stearic và có thể cả axitlignoxeric.

D. Tác dụng dược lý

Hạt núc nác: Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Vỏ núc nác: Dựa trên kết quả lâm sàng dùng vỏ núc nác chữa dị ứng của bệnh viện Việt-Tiệp Hải Phòng, I.I.Brekhman và P.P. Gôlicôv tại Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Xibêri Viên hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, năm 1965 đã thí nghiêm trên thực nghiệm vỏ cây núc nác Việt Nam và đã đi tới một số kết luận sau đây:

1. Các kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đã xác minh kinh nghiêm nhân dân là vỏ núc nác có tác dụng rõ rệt chống dị ứng.

2. Núc nác tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Độc tính của vỏ núc nác rất thấp: LD 50 của vỏ núc nác đối với chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết vỏ núc nác 100% trên 1kg thể trọng.

3. Núc nác làm giảm độ thấm của mạch máu trên chuột đã gây mẫn cảm bằng lòng trắng và không có ảnh hưởng đối với sự thấm của mạch máu trên chuột được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa trộn với dầu parafin.

4. Núc nác không có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của hiện tượng Actuýt Sakharôv, nhưng quá trình hồi phục trên thỏ thí nghiệm đã được gây mẫn cảm xảy ra nhanh hơn là trên những thỏ đối chứng.

5. Núc nác ức chế vết sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra. Tác dụng chống viêm của núc nác vẫn còn tồn tại sau khi đã cắt bỏ tuyến thượng thận.

6. Trên những con vật được gây mẫn cảm, tác dụng chống viêm thể hiện mạnh hơn là trên những con vật không được gây mẫn cảm.

7. Do ảnh hưởng của vỏ núc nác, độ thấm của mạch máu giảm xuống tại nơi tiêm trong da chất focmalin và histamin. Khi gây viêm bằng xylen núc nác không có ảnh hưởng trên độ thấm của máu.

E. Công dụng và liều dùng

Hạt núc nác là một vị thuốc dùng trong pham vi nhân dân để chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dạy. Theo tiếng nói của đông y thì hạt núc nác nhuận phế, chỉ khát, chỉ thống, bình can dùng trong những trường hợp ho hen không ngừng, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng.

Ngày uống 2 đến 3g dưới dạng thuốc sắc (để chữa ho) hay sấy khô tán nhỏ (chữa bệnh đau dạ dày). Dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng, không kể liều lượng.

Vỏ núc nác chữa đi ngoài, đi lỵ, thuốc bổ chát, chữa dị ứng bệnh ngoài da, còn dùng để nhuộm màu vàng. Trong nhân dân dùng vỏ núc nác gọi là hoàng bá nam để chữa những bệnh cần vị hoàng bá thực. Chúng ta biết vị hoàng bá thực là vỏ thân phơi khô của hoàng bá Phellodendron amurense Rupr, thuộc họ Cam Rutaceae. Xem vị này.

Ngày dùng 5 đến 10g vỏ khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có vị núc nác

Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30g, nước 300ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa lở loét do sơn ăn: Vỏ núc nác tươi (số lượng tuỳ theo vết loét) giã nát, thêm rượu 30-40° vào (rượu ta vẫn uống) cứ 1 phần vỏ, 3 phần rượu, ngâm vào khoảng 2- 3 giờ. Dùng rượu này bôi vào nơi lở sơn. Ngày bôi 3-4 lần. Chỉ 2-3 ngày là khỏi.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.