Chuyển đến nội dung chính

THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Cô Ca

Tên khoa học Erythroxylon coca Lamk. 

Thuộc họ Cô ca Erythroxylaceae.
CÔ CA - Erythroxylon coca - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng
Tại một số nước châu Mỹ và miền nam nước ta dưới thời Mỹ ngụy có lưu hành phổ biến một thứ nước uống mang tên côcacôla. Hiện nay ta vẫn cho tiếp tục sản xuất thứ nước uống này. Đối với nguyên liệu côla xin xem vị này, còn đối với côca vốn là nguyên liệu chế một chất ma túy tại sao lại đưa được vào thành nước uống? Việc sử dụng lá cô ca làm nguyên liệu chế nước uống giải khát cần chú ý những điểm gì? Bên cạnh vai trò nguyên liệu làm thuốc, dưới đây chúng tôi có đề cập đến những câu hỏi trên đây.

A. Mô tả cây

Cây nhỡ cao 3-5m, khi trồng thường nhỏ hơn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, kèm theo hai lá kèm biến đổi thành gai. Phiến lá hình bẫu dục nguyên, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn. Hai bên gân giữa có hai đường cong lồi (gân giả) tương ứng với hai nếp gấp của lá trong chồi.

Hoa đều, lưỡng tính, xếp thành xim, ở kẽ lá hoặc lá bắc. Cuống ngắn. Tràng 5, nhánh màu trắng, mặt trong cánh hoa có 1 lưỡi nhỏ khía ở ngọn, 10 nhị hữu thụ dính liền nhau ở gốc thành một ống phồng. Bầu có 3 vòi hoàn toàn rời nhau, phình ở ngọn. Hai ô của bầu lép đi, ô thứ ba đựng 1-2 noãn đảo. Quả hạch nhỏ màu đỏ tươi, ở trên đài còn lại, đựng 1 hạt có nội nhũ (Hình dưới).
HÌNH VẼ CÔ CA - Erythroxylon coca - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây vốn nguồn gốc những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nam châu Mỹ. Những nước sản xuất nhiều nhất hiện nay là Pêru (năm 1963 sản xuất tới 12.000 tấn lá), Bôlivia (năm 1963 sản xuất 3.000 tấn lá). Đó là những con số công bố chính thức, thực tế thì lớn hơn nhiều, ngoài ra còn ở Côlômbia (vài trăm tấn lá/năm), Inđônêxia trước đây sản xuất tới 1.500 tấn lá/năm (1920), nhưng hiện nay rút xuống còn khoảng 2 tấn/năm. Người ta phân biệt ra nhiều chủng cô ca:

Chủng Erythroxylon coea Lank của Bôlivia và Pêru trồng trên vùng cao, lá dai, to.

Chủng Erythroxylon coca var. spruceanum Burck (E.truxillense Rusby) trồng ở đồng bằng, vùng thấp, lá mỏng và nhỏ hơn, trồng ở Giava (Inđônêxia) từ cuối thế kỷ 19.

Chủng Erythroxylon coca var. novodrannatense Morris, lá tròn và rộng.

Trồng bằng hạt, tại Bôlivia người ta trồng tại những vùng cao từ 300-1.800m, nhiệt độ trung bình trong năm giữa 18-26°C. Thường có tính chất lẻ tẻ từng gia đình. Thu hoạch lá bắt đầu từ năm thứ hai. Phơi hay sấy, rồi đóng thành bao từ 30-50kg. Mỗi hecta cho 85kg lá một vụ. Mỗi năm cho 340-359kg. Nếu chăm sóc đúng có thể cho tới 800kg. Mỗi năm hái lá từ 2 đến 4 lần.

Cây này được nhập vào nước ta từ lâu, vào khoảng 1930, nhưng không được phát triển. Cả miền Bắc và miền Nam đều thấy mọc tốt.

C. Thành phần hóa học

Trong lá cô ca có từ 6-7% nước, 8-10% chất vố cơ, một ít tanin, axit clorogenic.

Trước đây người ta xác định trong lá cô ca có cocaxitrin và cocaflavin, nhưng nay người ta đã xác định các chất đó tương ứng với rutozit và izoquexitrozit 0,05 đến 0,10% tinh dầu với thành phần chủ yếu là salixylat metyl, các chất sáp (ở mặt lá), một ít vitamin B1, B2 và C.

Hoạt chất của cô ca được xác định là những ancaloit có với hàm lượng từ 0,5 đến 2% thuộc hai nhóm chính là:

1. Dẫn xuất của N-metyl pyrrolidin gồm 1 vòng, bay hơi. Đó là hygrin và cuscohygrin.

2. Dẫn xuất của pseudotropanol; gồm 2 vòng, không bay hơi, quan trọng nhất, trong đó người ta lại phân ra:

a. Este của ecgonin (axit pseudotropanolcacbonic) hay ecgonein gồm:

- Cocain hay metylbenzoylecgonin, chứa ancol của pseudotropanol được este hóa bởi axit benzoic.

- Xinamylcocain (metyl xinamyl ecgonin).

- Truxillin hay cocamin (metyltrucillyl ecgonin) trong đó axit este hóa là các axit α hay β truxilic (dixinnamic) là những đồng phân cis và trans.

b. Tropacocain tức là benzoylpseudotropanol.

3. Ngoài ra Hegnauer còn phát hiện được một ít nicotin. Tỷ lệ những ancaloit thay đổi tùy theo nguồn gốc: Lá ở Bôlivia (Huanuco) chứa chủ yếu cocain và cuscohygrin, lá Pêru (Truxillo) chứa cocain và xinamylcocacin, lá ở Giava chứa xinamylcocain và một ít tropacocain.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÔ CA - Erythroxylon coca - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng

D. Tác dụng dược lý

Thổ dân nhiều nước miền nam châu Mỹ đã biết sử dụng lá cô ca từ lâu đời vì họ cho rằng đây là một thứ thuốc bổ: Nhai lá cô ca thì không thấy cảm giác đói và khát do chất côcain làm tê niêm mạc dạ dày. Nhai lá cô ca còn làm cho người ta làm việc chân tay mà không cảm thấy mệt nhọc. Thực tế đây chỉ là một cám giác do tác dụng gây tê của ancaloit chứ không phải là thức ăn dự trữ và cũng không có tác dụng bổ hay làm khỏe người, quên cả đói khát.

Chất cocain là một thuốc tê bề mặt, tác dụng lên các đoạn cuối của dây thần kinh cảm giác, gây co mạch do tác dụng giống giao cảm.

Dùng trong, cocain là một chất độc đối với hệ thần kinh, lúc đầu làm cho phấn chấn tinh thần, sức các cơ được tăng lên, nhưng sau gây hiện tượng xỉu. Liều cao sẽ kích thích dẫn tới co quắp và cuối cùng liệt hô hấp. Những chất hygrin không có tác dụng sinh lý rô rệt. Những chất phân hủy của cocain cũng ít tác dụng.

Người ta phân biệt hai loại nghiện:

Nghiện nhai lá côca (cocaisme): Người ta ước tính khoảng 5-6 triệu dân miền nam châu Mỹ nghiên nhai lá côca. Mỗi người nhai khoảng vài kilôgam lá một năm. Cách nhai của thổ dân ở đây giống như nhân dân ta nhai trầu không: Lá nhai với tro bếp (kiềm). Nhai như vậy họ chịu đựng được những công việc mệt nhọc, nhưng dần dần người gầy yếu và suy sụp.

Nghiện tiêm và hít cocain (cocainomanie) xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Người nghiện luôn luôn phải tiêm dưới da hoặc hít cocain clohydrat với liều ngày càng tăng để tìm sự kích thích sàng khoái nhất thời nhưng kèm theo sự suy sụp với những biến chứng về nghe, nhìn, ảo giác, tinh thần giảm sút...
HÌNH VẼ MÀU CÔ CA - Erythroxylon coca - Nguyên liệu làm Thuốc Bổ, Thuốc Bồi Dưỡng

E. Công dụng và liều dùng

Trong y dược lá côca (phải chứa ít nhất 0,7% ancaloit, trong đó chủ yếu là cocain) được dùng làm thuốc, nhưng xếp vào những thuốc gây nghiện, khi dùng phải theo những chế độ rất nghiêm ngặt để tránh gây nghiện cho người dùng. Những chế phẩm của lá côca như bột, cồn, cao lỏng chứa trên 5 phần nghìn ancaloit cũng đều phải theo những quy chế đối với thuốc gây nghiên. Trước đây người ta thường dùng chế phẩm của lá côca làm thuốc bổ, nhưng hiện nay việc sử dụng này đã rất hạn chế. Dùng ngoài nước hãm lá côca được dùng làm thuốc súc miệng.

Hiện nay công dụng chủ yếu của lá côca là làm nguyên liệu chiết cocain dưới dạng clohydrat cocain (thuốc độc gây nghiện, dùng với liều dùng tối đa 0,03-0,06) để làm thuốc tê tại chỗ trong khoa tai mũi họng, răng. Người ta ước tính nhu cầu côcain trong y dược toàn thế giới chỉ vào khoảng dưới 2 tấn/năm, nghĩa là chỉ mới chiếm có 4% tổng lượng lá côca sản xuất trên toàn thế giới (theo con số công bố chính thức). Riêng Pháp đã sàn xuất tới 200kg côcain/năm và hằng năm phải nhập hàng chục tấn lá côca hoặc cocain thô từ những nước trồng côca.

Làm nguyên liệu chế nước uổng giải khát và nhai: Người ta ước tính nhu cầu này lớn nhất, chiêm hàng nghìn tấn/năm ngoài những sản lượng chính thức công bố. Người ta tìm mọi cách để hạn chế sự gây nghiện nguy hại này nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tại những nước có truyền thống dùng lá côca nhai với tro bếp như nhân dân một số nước châu Á nhai trầu.

Nhu cầu dùng lá côca làm nước giải khát (nước uống côca-côla) cũng rất lớn, xuất phát từ quan niệm cho rằng lá cốca là thuốc bổ trước đây. Để tránh sự gây nghiện và để bảo đảm cho nguồn nguyên liệu được dễ dàng, hội nghị quốc tế hạn chế chất ma túy năm 1961 đã quy định là những lá côca đã loại hết các chất ecgonin, cocain và những ancaloit dẫn xuất của ecgonin thì không phải theo những hạn chế về việc buôn bán những chất ma túy.

Trên thực tế ở miền Nam nước ta, người ta thường nhập cao côca chứ không phải lá côca để chế nước uống cocacola, nhưng người ta cũng không biết tại những nước bán ra người ta đã chế cao đó như thế nào. Cho nên trong điều kiện hiện nay tốt hơn hết là không nên tiếp tục chế loại nước uống này nữa, vốn chỉ là nhu cầu của một số nước ở châu Mỹ. Để thay vào đó chúng ta có thể nghiên cứu nhiều loại nước thích hợp với sở thích của nhân dân ta, bẳng những nguyên liệu sẵn có trong nước.

Chúng tôi cho rằng những nguyên liệu nhập dưới dạng cao để chế nước uống cocacola trước đây đều hoàn toàn nhân tạo, cho nên trên những hộp nước uống cocacola người ta không giới thiệu nước uống với nguyên liệu thiên nhiên, mà chỉ giới thiệu công thức sau đây: Nước có khí cacbonic (carbonated watert), đường, màu của đường caramen, axit photphoric, mùi thơm thiên nhiên (gồm một số thành phần tinh dấu thiên nhiên) và cafein.

Điểu này càng làm chúng ta thêm vững đi sâu nghiên cứu tìm những công thức nước uống với những nguyên liệu sẵn có trong nưác ta và hợp với khẩu vị sở thích của nhân dân ta.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.