Chuyển đến nội dung chính

NGẢI HOA VÀNG hay THANH HAO: nguồn dược liệu mới để trị Sốt Rét

NGẢI HOA VÀNG hay THANH HAO (Sweet Annie, Compositae-Asteraceae): nguồn dược liệu mới để trị Sốt Rét
Một trong những cây cỏ thuộc loại lá xanh, cho hoa rất đẹp được ta chuộng tại Hoa Kỷ trong những năm gần đây là cây Sweet Annie: cây phát triển mạnh tại những vùng đất hoang đến mức được xem là loài cây dại (weed) cần nhổ bỏ. Lá khô được dùng trang trí tại Hoa Kỳ: thường xếp trong những tràng hoa tươi và khô để trưng bày. Toàn cây lại là một vị thuốc trong Đông Y cổ truyền tại Trung Hoa: THANH HAO (Ging-hao) và Qing-hao ngày nay đã trở thành một nguồn dược liệu đầy hứa hẹn trong việc điều trị bệnh sốt rét.

I- Lịch sử và Đặc tính thực vật:

Gia đình Artemisia, thuộc Họ thực vật Compositae (Asteraceae) gồm khoảng 300 loài cây cỏ, bụi hằng niên, lưỡng niên hay lưu niên mọc tự nhiên trong những vùng khô của Bắc Bán cầu. Nam Mỹ chỉ có vài loài, còn Nam Phi chỉ có một loài duy nhất. Linnaeus đã đặt tên cho cây là Artemisia annua từ 1753. Tên Artemisia được cho là để ghi nhớ nhà nghiên cứu Y học và Thực vật Artemisia, phu nhân của Mausolus, người cai trị vùng Caria (350-353 BC), và Artemisia là tên từ Aremis, Nữ thần Hy lạp cai quản Đời sống hoang dã (tương ứng với Diana, trong thần thoại La Mã), em gái song sinh của Apollo; còn annua là để chỉ cây thuộc loại hằng niên (annual). Artemisia đến Hoa Kỳ có lẽ do đi lạc trên những chuyến thương thuyền.

Tại Trung Hoa, việc sử dụng Qing-hao đã được ghi chép trong tập sách Ngũ thập nhị bệnh phương, tìm được trong những cổ mộ thời Hán (168 BC), dùng làm thuốc chữa bệnh Trĩ. Sách thuốc Zhou Hou Bei Ji Fang của Danh Y Gae-hong (Cập Hồng?) năm 340 là sách thuốc đầu tiên dùng Qing-hao để trị sốt rét. Cây sau đó cũng được chép trong Bản thảo Cương mục của Lý thời Trân.

THANH HAO, ngoài tên Sweet Annie, còn được gọi tại Hoa Kỳ dưới những tên như Sweet sagewort, Annual wormwood, Sweet wormwood..

THANH HAO có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Âu châu qua Trung Hoa, Nhật, Siberia, Korea, Ấn độ và Tây Á. Cây sau đó thích ứng với vùng Trung và Nam Âu, mọc hoang dại tại Trung Hoa, nhưng trong khoảng 20 năm gần đây đã được nuôi trồng ngay cả tại Hoa Kỳ (trong những tiểu bang như Alabama,Tennessee, Arkansas, Missouri và Kansas.)

THANH HAO thuộc loại cây thảo mọc hằng năm, có mùi thơm, cao đến 1m, thân có rãnh. Lá có phiến xoan, kép 2-3 lần, có thể dài đến 10cm. Các lá thấp và lá giữa thuộc loại 3 lần kép, lá cao chỉ 1-2 lần kép. Hoa hính ống nhỏ, màu vàng-xanh: hoa phía ngoài là hoa cái; phía trong lưỡng tính, lớn cỡ 1.5cm đường kính. Cây trổ hoa vào tháng 6-11, ra quả vào tháng 10-3.

II- Thành phần hóa học:

THANH HAO, cũng như những cây khác trong loài Artemisia chứa trong thành phần một số các tính đầu dễ bốc hơi (chủng trồng tại Trung Hoa chứa khoảng 4.0 %, trong khi đó chủng tại Việt Nam chứa 1.4 %).

- Thành phần tinh dầu:

+ Chủng Trung Hoa: chứa phần chính là monoterpenes như artemisia ketone (64 %), artemisia alcohol (8 %), myrcene (5 %), alpha-guaiene (5 %) và camphor.

+ Chủng Việt Nam chứa nhiều monoterpenes và sesquiterpenes như camphor (22 %), germacrene D (18 %), beta-caryophyllene (6 %), trans-beta-farnesene (4 %) và cineol (3%).

Chất tác dụng chính của cây là Artemisinin, thuôc loại sesquiterpene lac tone có nhóm hoạt tính peroxyde: chủng Trung Hoa chứa từ 0.01-0.5 % artemisinin. Artemisinin (còn gọi là quinghaosu, arteannuin, huanghuahaosu, QHS) không tìm thấy được trong các loài ariemisia khác. ngoai trừ Artemisia lancea (Journal of Natural Products Số 47-1984 và số 54-1991). Artemisinin không trích bằng nước hay ethanol, nhưng được trích trong phần hòa tan bằng dung môi hữu cơ ở nhiệt độ sôi thấp.

- Các sesquiterpenes khác đáng chú ý như Arfenannuic acid, Arteannuin B, Trans-pinocarveol, Beta-Selinene...

- THANH HAO cũng chứa các flavonoids trong đó có 2 chất flavonols có tác dụng đặc biệt: Chrvsosplenol-D và Chrvsosplenetin, ngoài ra còn có các flavones có nhóm methoxy như Casticin, Artemetin, Cirsilineol.

III- Đặc tính Dược học:

A- Hoạt tính chống Sốt rét:

THANH HAO (ging-hao), toàn cây Artemisia annua, đã được ghi chính thức trong Dược điển Trung Quốc 1985, và đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chú trọng vào khả nẵng trị sốt rét của cây. Trong những thập niên 70 và 80, Trung Hoa đã tập trung nghiên cứu vê Qing-hao: ly trích được Artemisinin vào 1972, Ariemisinin sau đó được tổng hợp tại Thụy sĩ, Trung Hoa và Hoa Kỳ, nhưng giá thành cao hơn là trích từ cây. Artemisinin đã được nghiên Cứu, ngoài Trung Hoa, tại Viện Nghiên cứu Walter Reed (Lục Quân Hoa Kỳ), tại UNDP/World Bank/WHO (Chương trình Nghiên cứu Bệnh Nhiệt đới) và nhiều nơi khác trên giới như Pháp, Đức.. và cả Việt Nam.

Artemisinin cho thấy có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein nơi ký sinh trùng Plasmodium falciparum lúc chúng đang ở trong hồng huyết cầu Biochem.Pharmacol Số 32- 1983). Hoạt tính chống sốỐt rét, in-vitro của Artemisinin trên P.falciparum được ghi nhận là tương đương nơi các chủng ký sinh trùng chưa hoặc đã kháng-chloroquin. Khi chích dưới da cho chuột bị nhiễm Plasmodium berghei, artemisinin có tác dụng gây hủy hoại các cơ phận và nhân của ký sinh trùng (Ann Trop.Med Parasitol Số 79-1985). Nơi khỉ bị nhiễm Plasmodium inue, artemisin gây ra sự phù trương ty thể của ký sinh trùng.

Khi so sánh với mefloquine trong việc điều trị các bệnh nhân bị nhiễm P.falciparum đã kháng chloroquin: artemisinin có tác dụng nhanh hơn và ức chế mạnh hơn trên sự trưởng thành của ký sinh trùng (Lancei Aug 8,1982).

Trong mội thử nghiệm trên 527 bệnh nhân nhiễm P. falciparum, khi cho chích IM nhũ dịch artemisinin trong dầu, ký sinh trùng bị diệt vả biến mất rất nhanh, tỷ lệ tái xuất hiện rất thấp. Tuy nhiên, trong thử nghiệm khác nơi 738 bệnh nhân nhiễm P. vivax, thuốc viên diệt ký sinh trùng nhanh nhất và dung dịch IM tạo tỷ lệ tái hiện thấp nhất. Điểm đáng chú ý nhất, lá nơi 141 bệnh nhân bị sốt rét tại não (cerebral malaria): 131 người lành bệnh khi cho dùng artemisinin IM hay đưa qua đường mũi. Trong các trường hợp sốt rét não, artemisinin loại ký sinh trùng khỏi máu nhanh hơn là chloroquine và quinine. Không thấy những phản ứng phụ nơi tất cả 2089 bệnh nhân dùng artemisinin (Tropical Disease Bulletin Số-1980).

Về phương diện dược lực học: Ariemisinin được hấp thu khá nhanh sau khi uống (khoảng 45 phút), nhưng không hoàn toàn, tỷ lệ sinh khả dụng so với chích IM là 32 %. Thời gian ở trong máu, khi dùng uống, trung bình là 3.4 giờ so với 10.6 giờ khi dùng IM.

Để tối ưu hóa việc điều trị sốt rét, Artemisinin đã được thử phối hợp với các thuốc trị sốt rét khác:

- Nơi loài gậm nhấm bị nhiễm P. berghei: thử nghiệm in vivo ghi nhận Artemisinin:

+ công lực với mefloquine, tetracycline và spiramycin.

+ lăng cường hoạt tính của primaquine.

+ cộng thêm tác dụng với chloroquine.

+ đối kháng các hoạt tính của dapsone, sulfadiazine, pyrimeihamine,sulfadoxine và Fansidar.

- Các thử nghiệm in vitro trên P. falciparum cho thấy artemisinin cộng lực với mefloquine, tetracycline, nhưng lại đối kháng với chloroquine và pyrimethamine.

Một đặc điểm đáng chú ý khác là sử dụng trích tinh A.annua thay vì Artemisinin tinh khiết lại có tác dụng diệt P. falciparum mạnh hơn hoặc có thể dùng Artemisinin phối hợp với các flavones của cây. (Planta medica Sô 55-1989).Viên nang chứa Artemisia annua cho thấy có hoạt tính gấp 3.5 lần so với Ariemisinin tron việc trừ ký sinh trùng nơi chó. (J Parasitol Parasit Dis Số 10-1992)

Các nghiên cứu tại Anh đã giải thích cơ chế tác động của Artiemisinin:

- Artemisinin phản ứng với hemin, và với sự hiện diện của màng tế bào hồng cầu đưa đến sự oxy hóa protein thiols: Vì ký sinh trùng sốt rét có nhiều hemin nên ariemisinin có thể tác động chuyên biệt vào ký sinh trùng. Co chế tác động có lễ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, khởi động, sắt trong cơ thể ký sinh trùng xúc tác sự phân cắt cầu peroxide nội bào và tạo ra các gốc tự-do; giai đoạn 2, có phản ứng alkyl-hóa, các gốc tự do chuyển hóa từ artemisinin tạo các nối covaleni với protein của ký sinh trùng (Trans Royal Soc Trop Med Hygiene SỐ 88-1994).

- Rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về Artemisinin đà được thực hiện tại Thái Lan (1994, trên 1000 bệnh nhân), Việt Nam (1993 trên 600 bệnh nhân; 1994 trên 450 bệnh nhân) đưa đến kết luận là liều tối ưu thuốc uống, được xác định là 50mg artemisinin/kg, dùng liên tục trong 3 ngày. Artemisinin có hoạt tính đặc biệt trong các trường hợp sốt rét cấp tính; và không có tác dụng ngừa bệnh.

B- Tác dụng chống các Ký sinh trùng và vi trùng khác:

Artemisinin còn có khả nẵng diệt các ký sinh trùng khác như:

- Giun móc Schistosoma japonicum, thử nơi chuột và thỏ.

- Ký sinh trùng Clonorchis sinensis, nơi chuột.

- Artemisinin ức chế sự tăng trưởng của ký sinh trùng trong các môi trường nuôi cấy Pneumocystis carinil.

- Artemisinin và các chất chuyển hóa cho thấy có hoạt tính chống lại ký sinh trùng Leishmania major, in vitro và in vivo. Các hợp chất này hoạt động ở cả hai dạng uống và chích (Parasitology SỐ 7-1993).

- Nồng độ Artemisinin tối thiểu để ức chế sự tắng trưởng của các vi trùng Gram dương (Staphylococcus aureus,Streptococcus faecalis) và các vi trùng Gram âm (Klebsiella,Enterobacter, Shigella dysenteriae, E.coli) được xác định là cao hơn 32 microgram/mL..

- Nghiên cứu tại ĐH Colorado State University, Fort Collins nắm 2002 ghi nhận các flavonols Chrysosplenol D và Chrysoplenetin có hoạt tính tầng cường tác dụng của Berberine và Norfloxacin chống lại các chủng Siaphyloccoccus aureus đã kháng nhiều trụ sinh khác (Plania Medica Số 68-Dec 2002).

C- Những hoạt tính Miễn nhiễm:

- Artemisinin gia tăng hoạt động thực bào nhưng lại ức chế sự biến đổi tế bào lympho. Liêu thấp kích ứng hoạt động của hệ miễn nhiễm nhưng liêu cao lại có tác dụng ức chế hoạt động và đè nén chức nẵng của tủy sống.

- Artemisinin và 2 chất chuyển hóa tổng hợp khác cho thấy có hoạt tính ức chế rõ rệt các đáp ứng thể dịch nơi chuội, nhưng không làm thay đổi đáp ứng quá mẫn loại trì hoãn đối với mitogens. Artemisinin clng có hoạt tính ức chế miễn nhiễm loại có tính chọn lựa, do đó có thể có khả nẵng trị được bệnh Iupus (systemic lupus erythematosus). (Inter national Journal of Immunology Số 385-1990): Trong những nghiên cứu điều trị Lupus (SLE) lâu dài, kết quả ghi nhận liêu dùng 0.3g ariesiminin mỗi ngày (tương ứng với 50 gram cây tươi) đưa đến kết quả thuyên giảm rõ rệt sau 50 ngày dùng thuốc.

- Artesiminin làm tăng thêm đáp ứng miễn nhiễm loại do tế bào T lympho làm trung gian, nơi chuột bình thường, đồng thời gia tăng sự tái tạo miễn nhiễm nơi chuột được ghép tuỷ sống.

D- Tác dụng chống Ung thư:

Chất chuyển hóa, bán tổng hợp từ Artemisinin, Artesunate (ART) (còn goi là artesunic acid. dihydroginghaosu hemisuccinate. ngoài tác dụng diệt được các ký sinh trùng P.falciparum và P. vivax, đã được nghiên cứu tại Đức vê khả nẵng diệt tế bào trên 55 loại tế bào ung thư trong Chương Trình Phát triển Trị liệu cùa Viện Ủng Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy ART có hoạt tính mạnh nhất diệt được các tế bảo leukemia và tế bào ung thư ruột già, hoạt tính tương đối yếu với các tế bào ung thư phổi và trung bình với các tế bào ung thư melanoma, ung thư vú, buồng trứng, tuyến nhiếp hộ..Điểm đắc biệt quan trọng là khi so sánh về độc tính, ART tương đối ít độc hại hơn các tác nhân hóa học đang được sử dụng, và vẫn có tác dụng trên các tế bào CEM leukemia đả kháng doxorubicin, vincristin,

methotrexate. (International Jdournal of Oncology Số 18 (April)2001.

IV- THANH HAO trong Đông Y cồ truyền:

THANH HAO (Ging-hao), (Nhật dược gọi là Seiko) đã được dùng từ lâu đời trong Đông Y cổ truyền: Dược liệu là toàn cây được thu hái vào mùa hè trước khi trổ hoa, Cây được trồng hay mọc hoang tại các vùng Hồ Bắc, Sơn Đông, Phúc kiến..

Ging hao có vị đẳng, tính hàn tác động vào các kinh mạch thuộc Thận, Can và Bàng Quang, và được cho là có những đặc tính:

- Thanh Nhiệt, giải thử: trị các chứng sỐt nhẹ, nhức đầu, choáng váng và tức ngực; thường được phối hợp với đậu ván (bạch biển đậu = bian dou, Dilichoris Lablab) và bột talc = hoạt thạch để trị sốt không đổ mồ hôi (như trên).

- Trừ chứng, triệt ngược: trị các chứng sốt do suy huyết hay dư chứng của sốt, nhất là sốt ban đêm, lạnh ban sáng không mồ hôi.

- Lương Huyết, Chỉ huyết: trị nổi mẩn đỏ, chảy máu mũi do Nhiệt nơi Huyết: dùng chung với Biệt giáp (mu rùa) và Sinh địa để giúp thanh nhiệt tại những bộ phận thuộc Âm.

Tài liệu sử dụng:

- Herbal Emissaries (S.Foster & Yue Chongxi).

- Chinese Herbal Medicine Materia Medica (D. Bensky).

- Natural Medicines Comprehensive Database (Pharmacists letter).

- Medicinal Plants of China (J. Duke & E.Ayensu).

- Từ điển Cây thuốc Việt Nam (Vũ văn Chi).

- Clinical Applications of Ayurvedic and Chinese Herbs (K. Bone).

- PubMed: www.ncbi.nlm.nih.gov

- The Merck Index (12th Edition).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.