Chuyển đến nội dung chính

Từ Cây hoa DẠ HỢP đến vị thuốc HẬU PHÁC

Từ Cây hoa DẠ HỢP đến vị thuốc HẬU PHÁC
Magnolia, thuộc Gia đình thực vật Magnoliaceae là một trong những cây hoa rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ. Giống Magnolia có khoảng 128 loài, đa số là những cây có lá xanh quanh năm. Magnolia mọc tự nhiên tại. Á châu, Đông Nam Hoa Kỳ, Nam Mỹ, nhưng chỉ có 6 loài là thổ sinh tại Mỹ. Magnolia có thể là một cây loại đại thụ cao đến 30m hoặc mọc thành bụi phân nhánh nhiều thân có thể cao đến 15m, nhưng thông thường chỉ cao khoảng 3-6 m. Magnolia cho hoa rất đẹp, thơm và màu sắc thay đổi tùy loài: từ trắng đến hồng, đỏ, đỏ đậm và từ vàng nhạt, vàng chanh đến vàng tươi. Trong số các loài cho hoa đẹp còn có những loài cung cấp những dược liệu đáng chú ý.

A. Cây hoa Magnolia:

Khi nói đến Magnolia, các nhà trồng hoa tại California và Arizona nghĩ ngay đến Magnolia grandifolia vì đây là cây hoa rất phổ biến, lá tươi, hoa to, đẹp, chịu được nóng nhiệt và đất ẩm nhưng cũng cần sự chăm sóc; tuy được xem là cây trồng bên ven đường hay trên thảm cỏ, nhưng rễ thường làm hỏng đường đi và bóng cây làm cỏ mọc không đều.

Trong số những Cây Magnolia được trồng làm cây hoa cảnh có những cây rất nổi tiếng đáng chú ý như:

- Magnolia grandiflora = M. foetida (Da Hơp hay Sen Đất), còn có những tên khác như Bull Bay, Magnolia à grande fleurs.

Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng khá phổ biến tại Bắc Á châu, kể cả Việt Nam (tại các tỉnh miền Bắc và Trung). Cây thuộc loại thân mộc, lá xanh quanh năm, phân cành nhiều. Cành non và chồi có lông. Lá thuôn hình bầu dục, dày, màu xanh đậm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông màu nâu xám. Hoa lớn, màu trắng, thơm Cánh hoa 1-12 chiếc lớn, dày lõm như lòng thuyền, xếp úp sát nhau, mở xoè rộng, nhiều nhị. Hoa nở vào mùa hè thu, rất thích hợp nơi vườn cảnh.

- Magnolia coco = M. pumila (Dạ hợp nhỏ hay Trứng gà nhỏ)

Cây nguồn gốc từ Trung Hoa, trồng làm cảnh nơi đền, chùa. Cây thuộc loại bụi cao 1-4 m, phân cành nhiều. Lá hình trái xoan, thuôn, nhọn cả hai đầu, nhẵn, màu xanh bóng ở mặt trên, xanh nhạt pha vàng ở mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có cuống cọng lớn. Cánh hoa lúc non hơi xanh sau thành trắng. Hoa rất thơm, nở quanh năm..

- Magnolia sieboldii:

Nguồn gốc từ Nhật, được nhập vào Hoa Kỳ năm 1897, đôi khi còn được gọi là M.parviflora hay Oyama Magnolia. Cây thuộc loại bụi nhỏ, cao 3-4m, nụ hoa mọc thẳng, sau đó nở hình cái chén 7,5-10 cm hoa trẳng, mùi hương ngọt ngào. Hoa có thể nở kéo dài từ giữa tháng 7 sang cuối tháng 8. Rất được ưa chuộng tại các Tiểu bang Tây- Bắc.

- Magnolia denudata (M.heptapeta):

Nguồn gốc từ Trung Hoa, còn gọi là Yulan Magnolia, thuộc loại cây rụng lá, cao đến 10m khi trưởng thành, thường ổn định sau 15 năm, cành phát triển rất hài hòa và là một trong những loài magnolia cho hoa sớm, hoa nở vào tháng Ba, lớn cỡ 15 cm dạng chén chalice, cánh hoa màu vàng xanh khi mới nở và sau đó nhạt dần chuyển sang màu trắng. Quả màu nâu, dài chừng 10-12cm, chín vào mùa thu cho thấy những hạt màu đò xâm. Yulan Magnolia được trồng tại Trung Hoa từ hơn 2000 năm, tại các sân chùa và là biểu tượng cho sự tinh khiết.

- Magnolia acuminalta:

Còn được gọi là Cucumbertree magnolia, có thể mọc cao đến 12m, Hoa thơm, nhỏ cỡ 5-10 cm, màu vàng rất đẹp. Cây được cho lai tạo với M.denudata để có những chủng cho hoa lớn, rất đẹp như ‘Butterflies’ (hoa vàng lớn 12 cm), ‘Elizabeth (hoa vàng, 18 -20cm).

- Magnolia stellata:

Còn gọi là Star magnolia, một trong những magnolia rất được ưa chuộng tại Hoa Kỳ, thuộc loại cho hoa nở sớm. Mọc thành dạng bụi cao khoảng 6-7 m. Hoa thơm ngọt ngào màu trắng nhưng cũng có những chủng cho hoa hồng nhạt.

B. Magnolia: Vị thuốc

Những cây Magnolia chính dùng làm thuốc gồm:
Từ Cây hoa DẠ HỢP đến vị thuốc HẬU PHÁC

- Magnolia officinalis (hay M. biloba): Vỏ được dùng làm thuốc gọi là Hậu Phác (Hou Po): M.officinalis, thuộc loại cây rụng lá, mọc rất lớn, vỏ thân màu tím nâu, cao đến 25m; Lá mọc so le có cuống to, phiến lá thuôn lớn khoảng 20-40 cm X 10-20 cm. Hoa màu trắng cream (trung bình sau 15 năm), thơm, cỡ 15-2,5 cm. Quả loại kép hình trứng dài 10-12 cm (loài M.biloba chỉ khác ở điểm:lá lốm xuống chia làm 2 thùy).
Từ Cây hoa DẠ HỢP đến vị thuốc HẬU PHÁC

- Magnolia liliflora, M. biondii và M._ denudata: Nụ hoa phơi khô dùng làm thuốc dưới tên Tân Di hoa (Xin Yï Hua): M. liliflora, còn gọi là Lily Magnolia, cây rụng lá, cao đến 4m cho hoa phía trong màu trắng, bên ngoài tím nhạt, nở mùa xuân sang đến hết mùa hè.

I. Thành phần hóa học

Các hoạt chất chính trong Vỏ cây Magnolia officinalis là những tính dầu và aikaloids:

1. Thành phần tỉnh dầu (1%) chính (thuộc loại những hợp chất phenolic) Magnolol (0.03%), Allylimagnolol, Machiolol, Tetrahydrom agnolol, Isomagnolol và Honokiol.

2. Alkaloids chính: Magnocurarine(0.07%), Maghoflorine và Tubocu rarine.

Các hoạt chính trong Nụ hoa Magnolia liliflora và M.biondii là tình dầu trong đó có Eugenol, Safrole. Cineol, alpha-pinene, Chavicol methyl Pinoresinol dimethyl ether, Citrol và Anethol.. Riêng trong M. biondii còn có Fargesin và trong M.liliflora có các flavonoids glycosides; Trong khi đó Lá có chứa các alkaloids: Salicifoline và Magnocurarine.

Trong lá của M. grandiflora có những Sesquiterpinoids phức tạp như Magnograndiolide.

Trong lá của M. obovafa có những alkaloid loại apomorphine có hoạt tính kháng tiểu cầu như N-acetylanonaine, N-acetylxylopine, N-formyl anonaine, Liriodenine và Lanuginosine.

II. Đặc tính Dược học:

Có nhiều nghiên cứu về đặc tính dược học của các hoạt chất trong Magnolia officinalis, nhất là của Magnolol và Honokiol:

1. Tác dụng kháng sinh:

Nghiên cứu tại ĐH Y Khoa Kaohsung, Đài loan ghi nhận hoạt tính kháng sinh của Honokiol và Magnolol, ở nồng độ tối thiểu ức chế (MIC = 25 microg/mL) chống lại các vi khuẩn Actinobacillus actinomycetem conco mitans, Porphyromonas gingivalis, Prevotel intermedia, Micrococcus luteus và Bacillus subtilis, nhưng không có tác dụng kháng sinh (MIC> or=100 microg/mL) đói với Shigella Flexneii, P. vulagaris, E. coli.. Các thí nghiệm cho thấy tuy Honokiol và Magnolol không mạnh bằng Tetracy cline, nhưng có những tác dụng diệt trùng rõ rệt với các vi khuẩn gây bệnh nha chu.(Phytotherapy research Số 15/2001- PubMed:11268114).

2. Tác dụng bảo vệ bắp thịt Tim của Honokiol:

Honokiol được cho là có tiềm lực mạnh hơn alpha-tocopherol đến 1000 lần trong việc ức chế lipid peroxidation nơi ty thể của chuột. Nghiên cứu tại Khoa Gây mê, BV Taipei Veterans General Hospital, Taiwan trên chuột đã gây mê bằng urethane, cho thấy Honokiol ở nhiều liều thử nghiệm khác nhau có những khả năng bảo vệ bắp thịt tim chống lại các tổn thương do nghẽn mạch và cũng loại trừ dược sự rối loạn nhịp nơi tâm thất khi có sự nghẽn tim. (Planta Medica Số 62-1996- PubMed 9000881)

3. Hoạt tính chống nấm của Magnolol và Honokiol:

Magnolol và Honokiol là hai hợp chất loại neolignan co hoạt tính chống một số nấm gây bệnh nơi người như Trichophyton mentagrophytes, Microsporiun gypseum, Epidermophyton floccosum, Aspergillus niger, Cryptococcus neoformans và Candida albicans ở nồng độ tối thiểu ức chế MIC (minimum inhibitory concentrations) trong khoảng 25-100 microg/ml (Archive of Pharmaceutical Hesearch Số 23-2000- PubMed 10728656).

4. Tác dụng tạo apoptosis nơi cơ trơn hệ tim mạch:

Magnolol được nghiên cứu về tác dụng trên tiến trình tạo chương trình cho tế bào tự hùy (apoptosis) nơi các tế bào cơ trơn hệ tim mạch (vascular smooth muscle cells=VSMCS) nơi chuột: Magnolol làm gia tăng hoạt tính caspase-3 và caspase-9 đồng thời giảm tiềm lực ty thể (Deltapsi (m). Nồng độ các tế bào B-cell leukemia/lymphoma-2 (Bcl-2) sụt giảm tương ứng với nông độ magnolol sử dụng. Kết luận ghi nhận Magnoilol tạo ra tiễn trình apoptosis nơi VSMs qua đường tự hủy của mi†ochondria, hiệu ứng này được trung chuyển bằng sự gây giảm điều hòa nồng độ protein Bcl-2, xẩy ra cả in vitro lẫn in vivo. Do đó Magnolol được xem là có tiềm năng dùng làm thuốc mới chữa atherosclerosis và re-stenosis. (PubMed 12898128- National Defence Med Center- Taiwan duly 2003)

5. Hoạt tính chống sưng viêm của Honokiol trên các tế bào neuirophiis:

Nghiên cứu tại ĐH Y Khoa National Yang-Ming, Đài Bắc Taiwan ghi nhận Honokiol có khả năng bảo vệ chống lại các thương tổn do nghẽn máu nơi não, cùng với tác dụng ức chế sự tạo thành các loài -phàn ứng oxy nơi các neutrophils bằng cách điều hóa các hệ thống men sinh học liên hệ đến các tiến trình phản ứng với oxygen như các men NADPH oxidase, myeloperoxidase, Cyclooxygenase và GSH peroxidase.. (European Journal of Pharmacology Số tháng 8-2008).

Theo Kee Chang Huang (The Pharmacology of Chinese Herbs): Magnolol có hoạt tính chống sưng, có thể làm giảm mức prostaglandin E2 (PGE-2) và leukotrien-B4 (LTB4) trong dịch phổi của chuột đổng thời ức chế được sự tổng hợp thromboxane-B2(TXB2). Trong những nghiên cứu trên chuột bình thường và chuột đã bị cắt bỏ tuyến adrenal, Wang 1.P ghi nhận magnolol có tác dụng chống sưng và chỉ thống nơi cà hai loại chuột, do đó hiệu ứng chống sưng không phải là do gia tăng hoạt động của corti costerone hay do ở sự tiết các hormone loại steroid từ tuyến nang thượng thận, mà có lẽ do ở sự làm giảm nồng độ các chất trung chuyển eicosanoid.

6. Tác dụng ức chế giai đoạn metastasis của bướu ung thư:

Nghiên cứu tại ĐH Dược Gifu, Nhật (Tháng 9 năm 2003) cho thấy Magnolol có hoạt tính kháng metastasis khá mạnh. Khả năng được thử nghiệm trên các trưởng hợp ung thư gan và tỳ tạng kiểu mẫu dùng các tế bào lymphoma L5178Y-ML25 và trường hợp ung thư phổi đột biến dùng tế bào melanoma B16-BL6: khi chích qua màng phúc toan chuột thử nghiệm các liều magnolol (10 mg/kg) trước và sau khi cấy tế bào ung thư cho thấy magnolol ức chế được metastasis tế bào ung thư phổi, ngăn chặn được sự sinh sản của các tế bào ung thư. (Phyftotherapy Số 17-2003)

7. Khả năng trị bênh Kiết ly do amib:

Vỏ Magnolia được dùng lảm thuốc để trị kiết ly amib tại các BV Trung Hoa: trong một thử nghiệm trên 46 bệnh nhân: 43 khỏi bệnh hoàn toàn, 2 thuyên giảm, đa số các triệu chứng mất dẫn sau 3 ngày dùng thuốc và kết quả thử nghiệm âm tính (hết amib trong phân) sau 5 ngày điều trị.

8. Độc tính và độ an toàn:

Dùng quá liều có thể gây ra tê liệt hô hấp: Liều LD50 nơi chuột nhắt là 6.12 +/- 0.04 g/kq (khi chích qua màng phúc toan). Và nơi mèo là 4.25 +-1.5g/kq (chích tĩnh mạch)

C. Magnolia trong Đông Y:

Đông Y cổ truyền sử dụng Magnolia để chế biến thành 2 vị thuốc chính Hậu Phác và Tân Di hoa

1. Hậu Phác: (Hou po)

Hậu phác là vỏ Magnolia officinalis hay M. bilola, thu hoạch nơi các cây từ 15-20 năm tuổi, trong các tháng 4-6, phơi khô. (Tại Trung hoa: Magnolia mọc nhiều ở Tứ xuyên, Hồ bắc, Triết giang, Giang tây.)

Vị thuốc đã được ghi trong Thần nông bản thảo (Nhật dược gọi là Koboku, Đại hàn gọi là mubak).

Hậu phác được xem là có vị đẳng, cay; tính ấm tác động vào các kinh mạch thuộc Đại tràng, Phế, Tỳ và Vị.

Hậu phác có những tác dụng:

- Khởi động sự di chuyển của ‘Khí’, biến đổi ‘Thấp’, phá ‘Ứ’: được dùng khi Thấp gây rối loạn nơi Tỳ và Vị hay trung trường hợp thực phẩm bị ứ gây ra các triệu chứng như đau tức ngực, bụng dưới, có cảm giác đày bụng, ăn không ngon, ói mữa và tiêu chảy. Hậu phác được phối hợp với Khương truật (cang-zhu= Rhizoma Atractylodis) và Trần bì (chen-pi= Pericarpium Citri Reticulatae) để trị các chứng đày, cứng bao tử, ợ chua acid, buồn nôn và ói mửa. Nếu đau bụng do ăn không tiêu, Hậu phác được dùng với Chỉ kế (zhi-ke=Fructus Citri Aurantii).

- Làm ấm và biến đổi ‘Đờm’, dẫn các nghịch Khí xuống: dùng để trị khò khè, do ở Đờm ứ tắc, ho và tức ngực. Hậu phác dùng chung với Táo nhân và Ma hoàng.

Hoa Magnolia officinalis hay Hậu phác hoa (hou po hua) được xem là có vị cay, tính ấm và thơm. Có những tác dụng trị liệu như vỏ nhưng yếu hơn và tác động chủ yếu vào Thượng tiêu và Trung tiêu và điêu hòa Can Khí, thường dùng để trị các chứng đau tức ngực, đau bao tử do mất quân bình giữa Can và Vị. Liêu dùng từ 3-6 gram.

2. Tân Di hoa (Xin yi hua) (Barbarian Bud)

Vị thuốc là nụ hoa của các cây Magnolia liliflora, M. biondii hay M. denudata, thu hái vào đầu mùa xuân khi hoa chưa nở hoàn toàn. Nhật dược gọi vị thuốc là Sh¡n/ và Triều tiên là Sinihwa.

Vị thuốc, ghi chép trong Thần Nông Bản thảo, được xem là có vị cay, tính ấm tác động vào các kinh mạch thuộc Phế và Vị, có những tác dụng:

- Trục được Phong Hàn và làm thông thoát đường thở qua mũi: thường được dùng để trị các trường hợp nghẹt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi, và các chứng nhức đầu liên hệ

Tác dụng trị liệu tùy thuộc thêm vào các dược thảo cùng sử dụng như Tế Tân, Bạc Hà, Hoàng Cầm.

- Tại Trung Hoa, ngoài những dạng thuốc viên và thuốc sắc, vị thuốc còn được chế tạo dưới dạng dầu thoa, thuốc xông.

Tài liệu sử dụng:

- Chinese Herbal Medicine Materia Medica (D.Bensky).

- The Pharmacology of Chinese Herbs (Kee Chang Huang).

- Oriental Materia Medica (Hsu).

- Medicinal Plants of China (J.Duke & A Ayensu).

- Chinese Natural Cures (Henry Lu).

- Các tạp chí: National Gardening (April 1998), Garden Gate Số 43/2002).The Oregonian (May 1997 & March 2003).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.