Chuyển đến nội dung chính

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY THUỐC

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY THUỐC

VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÂY THUỐC

Những công trình nghiên cứu hiện đại đã cho chúng ta biết tác dụng của các cây thuốc do một số thành phần không nhiều được tạo nên trong cây. Ta gọi chúng là những hoạt chất. Những chất không phải là hoạt chất được xem như là những chất trơ, mà có người xem chúng là vô ích. Tuy nhiên khi ta tách một hoạt chất ra khỏi cây, ví dụ như là tanin (tananh) chẳng hạn, người ta nghĩ rằng với tanin tinh khiết, có thể thay thế cho những vị thuốc có tanin. Nhưng trong khi tiến hành điều trị, người ta nhận thấy là tanin nguyên chất có một tác dụng quá mạnh, trong khi vị thuốc tự nhiên làm dịu cơn ỉa chảy tốt hơn, vì các tanin được giải phóng dần dần trong ống tiêu hóa và tất nhiên là có tác dụng dần dần. Trong nhiều trường hợp khác, người ta đều nhận thấy cây thuốc có thể có một vai trò đầy đủ hơn là hoạt chất tách riêng; chất trơ ở trong cây cũng có thể có một vai trò nhất định. Thực ra về một số công dụng, thì hoạt chất hoặc một chiết xuất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng lại thu kết quả tốt hơn là bản thân vị thuốc tự nhiên.

Có trường hợp là một số thành phần có thể gây nên sự kích thích của mô ở chỗ tiêm chủng hoặc những tai biến về máu mà ta cần phải tránh. Chưa nói đến là có những loại thuốc tấn công bằng các chất hóa học mạnh, hạ được chứng này một cách nhanh chóng thì lại làm nảy sinh những chứng khác trong tương lai, như gây tổn thương cho cơ thể: loét dạ dày, gãy xương, xơ gan, rối loạn thần kinh. Trong Y học cổ truyền, người ta tìm thấy cái lợi của việc sử dụng toàn cây hoặc một bộ phận hay cơ quan nào đó ở trong cây.

Các hoạt chất ở phần lớn các vị thuốc đều chưa được nghiên cứu đầy đủ, người ta chưa thể tách ly chúng ra và xác định các tính chất hóa học, trong khi đó, người ta đã biết, ít nhất cũng là một phần hoạt tính của vị thuốc tự nhiên (ví dụ như cây Lạc tiên và cây Đậu săng) và trong nhiều trường hợp, người ta phải đi tìm vị thuốc tự nhiên hoặc dùng dạng cao lỏng của nó để điều trị.

Tác dụng dược lý của các cây thuốc có khi bị đánh giá thấp, bởi lá trong các phương pháp dùng để chế biến, chiết xuất, do lựa chọn chưa cẩn thận, nên đã làm giảm tác dụng. Tuy nhiên trong Y học cổ truyền, người ta có khuynh hướng là dựa vào khí vị, tính năng và quy kinh để đáp ứng bệnh lý thuộc các tạng phủ, kinh mạch, mà khó có thể kiểm chứng bằng thành phần hóa học của chúng. Đó là chưa nói đến những vị thuốc mới phát hiện và dùng theo kinh nghiệm dân gian. Có những bệnh khó điều trị bằng cây cỏ như bệnh lao, bệnh hoa liễu, hoặc một số bệnh về gan, nhưng trong nhiều trường hợp, vẫn có thể dùng cây thuốc để làm giảm nhẹ một phần nào mức độ của bệnh tật.

Đối với những bệnh nhẹ như cảm hàn, viêm họng và miệng hầu, rối loạn tiêu hóa, ỉa chẩy v.v.. người ta có thể dùng cây thuốc để điều trị được tốt; trong những bệnh nặng như một số bệnh phát ban da hoặc các bệnh về phối, về tim mạch; sự điều trị bằng cây cỏ có khi làm tăng thêm mức độ của bệnh; tốt nhất là nên tìm thầy thuốc ở bệnh viện để có sự chẩn đoán chính xác và điểu trị có hiệu quả. Trong trường hợp mà ta đã nhờ y, bác sĩ điều trị, thì việc sử dụng cây thuốc phải được sự thoả thuận để góp phần giải quyết tốt việc điểu trị, thực hiện tốt phương châm kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền.

Nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ trong nước từ lâu đời, được áp dụng trên bệnh nhân, có tác dụng điều trị tốt. Ngày nay những hiểu biết về cây cỏ làm thuốc đã biến thành những tri thức thông thường mà ai cũng biết; nhiều cây thuốc đã đi vào đời sống vào bừa ăn hàng ngày của nhân đân. Những người xưa đã đựa vào những điều đã quan sát, nhận xét, đúc kết trong việc tìm hiểu về từng loại cây, và căn cứ vào vị (chất), khí (tính) quy kinh và tác dụng của chúng để chia ra:

- Những cây có vị chua, tính mát hợp với kinh can như Giấm, Rau sam đều có tác dụng chống co quắp, co thắt, co cứng, làm bớt ra mồ hôi, dùng trị di tinh, ỉa chảy.

- Những cây có vị đắng, tính hàn hợp với kinh tâm như Xuyên tâm liên, Hoằng đằng dùng hạ nhiệt.

- Những cây có vị mặn tính lạnh hợp với thận làm mềm các chất ứ đọng trong ruột, gây nôn tháo hoặc làm tẩy xổ.

- Những cây có vị cay, tính nóng như Bạc hà, Tía tô, Gừng, Riềng, Cỏ cú hợp với kinh phế có tác dụng làm ra mồ hôi, làm hạ nhiêt chống co thắt cơ trơn, do đó trị được các chứng viêm nhiễm, làm thông khí phế quản, chống đầy hơi và lên men.

- Những cây có vị ngọt, tính ấm hợp với kinh tỳ, như Cam thảo, có tác dụng điều bổ, làm tăng sự hấp thụ của ruột và dạ dày.

- Những cây có vị nhạt, tính bình, hợp với tam tiêu như Ô rô, rau Dừa nước, có tác dụng tiêu thấp, lợi tiểu.

Với sự phát triển của Thực vật học, Hóa học, Dược lý học.... việc xác định hoạt chất trong cây cỏ dùng làm thuấc để chứng minh sự hiệu nghiệm của những kính nghiệm chữa bệnh trong nhân dân, lấy ánh sáng của khoa học hiện đại làm sáng tỏ thực nghiệm khoa học lâu đời của nhân dân.

Các nhóm hoạt chất quan trọng nhất của cây cỏ; cách tác dụng của chúng.

Muốn hiểu được công dụng của các cây thuốc và cách tác dụng của chúng, cần hướng vào việc tìm hiểu hoạt chất của cây và hiệu quả của các loại hoạt chất này. Hàm lượng hoạt chất của một loài cây cỏ hay biến đổi; có thể có trường hợp hoạt chất hòan toàn không có khi một loài cây mọc trong những điều kiện không thích hợp, hoặc cây đó thuộc về một nòi nghèo hoạt chất. Ngược lại, có trường hợp hoạt chất lại vượt quá mức bình thường, nên cây lại có tác dụng mạnh hơn nhiều. Ngay trên cùng một cây, các bộ phận khác nhau cũng có hàm lượng khác nhau. Đó là lý do vì sao, trong nhiều trường hợp, người dược sĩ phải xét đến hàm lượng hoạt chất trong vị thuốc được sử dụng để cung cấp cho người thầy thuốc cũng như bệnh nhân, những vị thuốc có chất lượng tốt trung bình, phù hợp với công thức sử dụng.

Sau đây chúng ta xét một số nhóm hoạt chất quan trọng cùng với cách tác dụng của chúng.

Trong các thành phần vô cơ, các muối kali và canxi đặc biệt quan trọng như là thành phần của cơ thể; các muối kali có tính chất lợi tiểu, trong khi các muối canxi tham gia vào sự xây dựng hệ xương, vào sự điều hòa của hệ thần kinh và vào sự đề kháng của người bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm. Các muối kali có nhiều trong hầu hết các loại cây và thường tồn tại ở dạng hòa tan. Các muối canxi ít hòa tan hơn và không bao giờ xâm nhập vào cơ thể bởi sự trung gian của nước sắc.

Axit silixic cũng tồn tại ở hầu hết các loại cây cỏ với số lượng khác nhau. Axit này tác dụng chủ yếu là làm tăng cường mô liên kết và mô phổi nói riêng, do đó nó làm tăng sự đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao phổi.

Các axit hữu cơ (axit malic, citric, tartric, oxalic) cũng là thành phần như là cố định trong cây cỏ. Chúng thường tập trung nhiều trong quả. Chúng có tác dụng nhuận tràng nhẹ, trong một số trường hợp, đặc biệt là axit tartric và các muối của nó.

Chất nhầy của cây cỏ có tính chất là phồng lên trong nước với sự tạo thành khối đàn hồi hoặc các dung dịch nhớt: chính bởi tính chất này mà chúng có tác dụng nhuận tràng: nếu được giữ lại ở trong ruột, nó ngăn không cho các chất chứa bên trong ruột rắn lại và tạo cho chúng có tính chất trơn; đồng thời chất chứa tăng thêm thể tích vào tạo thêm một áp suất trên thành cơ quan, do đó mà tạo ra các vận động nhu động. Hơn nữa chất nhầy tạo nên một lớp bảo vệ trên niêm mạc, do đó mà các chất kích thích như là các axít và các muối và những chất khác không thể đi tới các chỗ viêm hay đau. Vì vậy mà người ta dùng các vị thuốc có chất nhầy như là nhuận tràng và nhự là bảo vệ niêm mạc của ống tiêu hóa trong trường hợp khi có các chất kích thích hay các chất làm viêm; đôi khi người ta sử dụng các chất làm dịu để kìm ỉa chảy, nhất là ia chảy do tác động của một số vi khuẩn hoặc các chất kích thích mạnh.

Cũng cần nêu lên là việc sử dụng dưới hình thức thuốc đắp nóng, chất nhầy giữ lại một lớp nước và do đó giữ lại một nhiệt độ cao xâm nhập dần dần trong các mô. Nếu sắc thuốc kéo dài, các chất nhầy sẽ chuyển thành đường và mất hoạt tính của chúng.

Các glucoxit hay glycozit là những hợp chất hóa học phức tạp, dưới tác dụng của men hoặc các dung dịch axít hoặc kiềm pha loãng và đun sôi nó sẽ phân ly thành hai phần: phần không có đường và phần có một hoặc nhiều đường. Hoạt tính dược liệu của chúng là do phần không có đường trong phân tử của chúng, phần này có thể thuộc về các nhóm hóa học rất khác nhau. Phần đường của phân tử thường làm tăng sự hòa tan trong nước, do vậy mà trong cơ thể người bệnh, nhiều glucoxit không có ích lợi gì về điều trị, trong khi những chất khác lại có tác dụng rõ rệt trên tim đồng thời với sự bài niệu; chúng được xếp vào loại các chất bổ dưỡng có hiệu lực. Một nhóm riêng là các glycozit anthraquinoric có tính chất nhuận tràng mạnh. Các glycozit đắng làm kích thích sự ăn ngon miệng, làm tăng tiết dịch, dễ tiêu hóa. Người ta còn biết một nhóm glycozit dẫn xuất của axit salixylie có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, sát trùng và làm dịu, được sử dụng để chữa bệnh thấp khớp.

Trong những năm gần đây người ta chú ý tới một nhóm glycozit không màu hoặc màu vàng là các glycozit flavonoic. Chúng làm tăng sự đề kháng của các mạch máu nhỏ nhất và tránh được các lần xuất huyết dưới da phổ biến ở những người già. Một số các chất này làm thủ tiêu sự co cơ, trong khi một số khác lại tăng cường sự tuần hoàn trong các động mạch vành.

Các saponin cũng là những glycozit. Tính chất vật lý đáng chú ý của chúng là tạo thành trong nước những dung dịch sủi bọt nhiều, vì vậy mà người ta dùng chúng như những chất làm sạch. Nếu đưa một liều cao vào máu, chúng sẽ gây ra sự cố có thể làm chết người bằng cách hòa tan các hồng cầu (sự tiêu huyết). Nhưng vì chúng tự tiêu với một lượng ít bởi niêm mạc dạ dày-ruột, nên sự hấp thụ bằng đường miệng thường không tạo ra sự nguy hiểm nào cả. Trong ruột nó làm tăng sự tiêu tan một số chất thuốc và thức ăn. Chúng là thuộc nhuận tràng nhẹ, lợi tiểu và long đờm. Nói chung chúng là loại thuốc bồi bổ vì các saponin nhận sterolic có tác dụng kích thích sự tổng hợp axit nucleic, còn có tác dụng chống viêm tương tự cocticxit.

Cũng như các glycozit khác, các saponin bị phá hủy và sẽ mất hết hoại tính nếu ta đun sôi dung dịch nước. Khi ta chuẩn bị nước sắc của các vị thuốc có glycozit hoặc saponin cần tránh không đun sôi quá lâu, vì như thế sẽ làm giảm hiệu lực của chúng.

Các tanin (chất chát) có tính chất là kết tủa các anbumin. Đó là lý do mà chúng biến đổi được da động vật thành da thuộc. Chúng rất phổ biến trong giới thực vật.

Ở trạng thái tự do và với liều cao, chúng kích thích niêm mạc, nhưng với liều thấp, chúng kết tủa những lượng nhỏ anbumin trong các tế bào của niêm mạc làm cho chúng trở nên không thẩm thấu, các chất kích thích bị ngăn cản trước khi có thể xâm nhập trong lớp dưới của niêm mạc người bệnh, giúp cho việc chữa bệnh được nhanh chóng. Sự không thẩm thấu cũng giải thích tác dụng gây táo bón của tanin, cũng như việc sử dụng chúng để chữa bỏng. Khi người ta dùng tanin để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn cũng là dựa trên tiến trình như trên. Vi khuẩn sẽ không còn tìm thấy anbumin cần thiết cho sự sống của chúng, khi ấy nó sẽ ngưng sinh sản, và ngay cả anbumin của chính bản thân chúng cũng sẽ bị kết tủa. Mặt khác, các tanin làm co các mạch máu nhỏ nhất, do đó chúng làm ngưng sự xuất huyết. Các tanin nhạy cảm với oxy của không khí, sẽ biến đổi thành một chất không có tác dụng khi cho chúng vào nước sôi, chúng sẽ bị phá hủy.

Các tinh dầu là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong Y học cổ truyền. Chúng rất dễ bay hơi đặc biệt là khi có hơi nước. Nhờ có tinh dầu mà cây cỏ có mùi thơm. Tinh dầu thường phân bố không đồng đều trong giới thực vật; một số họ thực vật hầu như không có tinh đầu, nhưng một số họ khác (như Hồ tiêu, Hoa tán, Hoa môi, Cúc) lại chứa một lượng tinh dầu nhiều hay ít trong phần lớn các loài thuộc nhóm họ đó. Tinh dầu thường được tạo thành trong những tuyến riêng biệt nằm sâu trong mô hoặc trên bề mặt của biểu bì.

Hoạt tính của tinh dầu cũng rất thay đổi. Có loại tác động trên hệ thần kinh trung ương như tinh dầu Hồi (làm dịu). Có loại lại kích thích sự tiết dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch dạ dày và ruột, mật) làm cho ta ăn ngon. Chúng có thể giúp tiêu hóa tốt và điều hòa các chức phận của ruột. Khi đặt lên trên niêm mạc hoặc các vết thương hoặc cả trên biểu bì lành, chúng có thể gây ra sự dồn máu (xung huyết) và đặc biệt là bạch cầu. Tính chất này cùng với các tính chất kháng khuẩn của một số tinh dầu, là cơ sở của tác dụng tẩy uế của chúng. Người ta dùng những dung dịch cồn chuẩn bị với các vị thuốc có tinh dầu (cồn thuốc) để xoa chống bệnh thấp khớp. Chúng tác dụng bằng cách tăng sự dồn máu tại các vùng xử lý. Một số loại cây có tinh dầu, ví dụ như Râu mèo.. kích thích sự tiết nước tiểu, người ta dùng chúng để trị bệnh phù thũng.

Nhựa cũng như các tinh dầu được tiết ra từ những tuyến đặv biệt của cây. Chúng không bay hơi. Người ta thường dùng chúng như là những chất kích thích da.

Các ancoloit là những chất hữu cơ phức tạp chứa carbonhydro, bắt buộc chứa nitơ, đa số chứa ôxy. Có loại ở thể rắn (ancaloit chứa ôxy), có loại ở dạng lỏng dễ bay hơi (ancaloit không chứa ôxy). Trong cây các ancaloit thường ở dạng muối của các axit malie, limonie, axalic, succinic. Chúng dễ tan trong nước, vì vậy dễ bị hấp thụ qua bộ máy tiêu hóa của người và động vật. Trong một cây thường có nhiều ancaloit phối hợp (có loài đến hàng chục, có loài như Mã tiền có 3-4 ancaloit). Ngược lại, một loại ancaloit như berberin có thể có ở hàng chục loài cây trong nhiều họ thực vật khác nhau.

Về vai trò của các ancaloit trong cây, cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng người ta đã biết tận dụng nhiều ancaloit làm thuốc chữa bệnh có giá trị.

Các ancaloit có phản ứng kiềm và có tác dụng được lực mạnh với một liều nhỏ. Chúng có tác dụng mạnh nhiều hay ít trên hệ thần kinh trung ương và thường là trên hệ thần kinh thực vật. Một số ancaloit được xếp vào những loại thuốc có độc tố mạnh.

Các hoạt chất đắng không tạo thành một nhóm hóa học: tính chất chung nhất của chúng là có vị đắng. Bởi tính chất này mà chúng có hoạt tính điều trị; khi dùng thuốc, chúng kích thích sự tiêu hóa và tăng cường sự ăn ngon miệng của bệnh nhân, giúp sự tiêu hóa dễ dàng.

Có nhiều loại cây có vị đắng, trong số đó, có những cây có tác dụng rất mạnh, có khi gây độc dữ đội như trường hợp của hạt Mã tiền. Người ta thường sử dụng như thuốc đắng những vị thuốc mà với liều đã được lựa chọn, không gây độc cho cơ thể. Một số loài cây vừa chứa hoạt chất đắng, vừa chứa tinh dầu; hai nhóm hoạt chất này làm tăng sự tiết dịch tiêu hóa và kích thích sự ăn ngon miệng.

Các chất kháng sinh bao gồm các chất trị vi khuẩn và các chất có tác dụng trị các nấm thấp gây bệnh siêu vi khuẩn, ricketsia và nguyên sinh động vật.

Ở một số cây bậc cao, các tính chất kháng sinh của vài thành phần khác nhau đã được chứng minh. Tỏi là chất trị vi khuẩn do có alixin. Ở vài cây họ Cải lại do các dẫn chất có lưu huỳnh. Các thuốc kháng sinh gần đây mới đưa vào điều trị đã chiếm một vị trí cao.

Cấu trúc của các chất kháng sinh về mặt hóa học nói chung rất phức tạp, điều này làm cho việc tổng hợp chỉ thực hiện được ở một số ít chất. Thường người ta sử dụng nguyên dạng các chất thiên nhiên hoặc dùng để bán tổng hợp các (chất dẫn) khác có tác dụng hơn, đễ tan hơn, ổn định hơn hoặc phù hợp hơn đối với người. Còn các cây bậc cao thường ít được sử dụng để chiết các chất kháng sinh vì sự sinh trưởng của chúng rất chậm, nếu so sánh với nấm bác thấp.

Chất độc có ở một số cây, thường rất phong phú và đa dạng, trong đó chủ yếu là các ancaloit, glycozit, axit hữu cơ, tinh dầu, lacton, chất nhựa, các toxanbumin iprotein độc. Do đó một số loài cây có độc tố chỉ được sử dụng một cách thận trọng khi cần thiết để chữa một số bệnh riệng biệt. Bên cạnh những cây hơi độc hoặc không có độc, lại có những cây có độc khi ta dùng quá liều cần thiết. Khi mà một hoạt chất được tích lũy nhiều trong cây, sẽ không loại trừ là nó có thể trở nên rất độc, và ngay bản thân loài cây đó cũng sẽ mang độc tố.

THU HÁI VÀ TRỒNG CÂY THUỐC

Trong các cây thuốc thường dùng, có nhiều loài là cây mọc hoang dại, một số loài được trồng từ lâu trong các vườn gia đình. Tuy nhiên muốn có đủ nguồn nguyên liệu cần thiết để làm thuốc có khi phải trồng lấy mà dùng, dù rằng các loài cây này cũng mọc hoang dại.

Theo quan niệm thông thường, thì cây trồng kém hiệu lực hơn cây hoang dại mọc trong những điều kiện tự nhiên của chúng. Nhưng các công trình nghiên cứu trong nhiều năm đã chứng tỏ rằng cây trồng cũng tốt như cây hoang dại, nếu như chúng do những hạt có phẩm chất tốt, gieo hoặc trồng trên loại đất phù hợp và trong điều kiện về khí hậu phù hợp với yêu cầu của cây. Những phương thức trồng trọt tốt cũng sẽ tạo nên những vị thuốc có hiệu lực gần giống như những vị thuốc lấy từ cây hoang dại. Dù là cây có nguồn gốc như thế nào, chúng ta cũng cần có những vị thuốc tốt để dùng. Hoạt tính này của cây phụ thuộc vào một loạt các yếu tố mà chúng ta chỉ nêu lên những cái chủ yếu và ảnh hưởng của chúng đối với cây trồng trong quá trình trồng trọt.

Trước tiên, người ta chọn trồng những giống cây có hàm lượng hoạt chất cao để đảm bảo có nguồn nguyên liệu tốt.

Nhiều loại cây đòi hỏi đất trồng khác nhau, nhưng phần lớn các loại cây cần những đất nuôi đưỡng tốt. Cây thuốc cũng như các loài cây trồng khác, sẽ cho hiệu suất cao về khối lượng và chất lượng trên đất phì nhiêu hơn là trên đất cằn cỗi. Cho nên khi trồng nhiều, phải chú ý đến đất đai. Bởi vì cùng một loại cây, nếu đem trồng trong những điểu kiện khác nhau, có thể cho những hoạt chất khác nhau.

Hàm lượng hoạt chất trong cây cũng đồng thời chịu ảnh hưởng của phân bón của đất. Tất cả các loại cây đòi hỏi đất giàu phân, nhưng một số các loài lại thích ứng với những loại phân bón riêng biệt, Phẩm chất của phân bón có ảnh hưởng tới hoạt chất của cây, nhưng đối với một số cây khác, ví dụ như cây có tinh dầu, hiệu quả của phân bón tới hàm lượng hoạt chất lại không có hiệu lực bằng các yếu tố khác. Nói tóm lại người ta thích dùng những loại phân bón hỗn hợp và tránh dùng những loại phân bón riêng biệt.

Ta thường dùng phân trâu, bò, heo, phân xanh ủ mục, đất mùn ủ và còn bón thêm phân hóa học: amon sunfat, spe photphat, kali sunfat tuỳ theo nhu cầu của cây và tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng. Cách thức bốn phân cũng quan trọng đối với từng loại cây trồng.

Một nhân tố khác cũng quan trọng là khí hậu. Cũng không nên nghĩ rằng các vùng khí hậu nóng hơn sẽ cho thu hoạch giàu hoạt chất, và ngược lại các vùng khí hậu quá lạnh sẽ cho thu hoạch kém hơn. Thực ra hàm lượng cao nhất về hoạt chất thường đạt được với những cây trồng trong những điệu kiện gần giống với những nơi sống tự nhiên của chúng. Nhưng cũng cần xếp các vị thuốc có tinh dầu vào trường hợp ngoại lệ vì chúng giàu hoạt chất trong các khí hậu khô và nóng hơn là trong khí hậu ẩm và lạnh.

Ánh sáng giữ vai trò ưu tiên; một loài cây có ancaloit ở nơi sáng sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao hơn là cây mọc ở trong bóng tối. Một số loài hoa Mồi mọc ở chỗ được chiếu sáng đầy đủ sẽ cho nhiều tuyến tinh dầu hơn, nghĩa là có hàm lượng tinh dầu cao hơn.

Hàm lượng hoạt chất phụ thuộc nhiều vào thời kỳ thu hái. Hiện nay những hiểu biết của chúng ta về những tương quan giữa trạng thái phát triển của cây với hàm lượng hoạt chất của chúng chưa thật đẩy đủ. Trong nhiều trường hợp người ta đã xác định được rằng, ít nhất cũng là trong những phần xanh của cây, sự tạo thành các hoạt chất mãnh liệt vào các thời kỳ sinh trưởng tích cực nhất, ví dụ vào lúc cây mới tạo thành hoa, hàm lượng các hoạt chất là cao nhất. Có loài cây cũng tập trung hoạt chất trước và trong thời kỳ ra hoa; các loài cây thảo cần được thu hái vào những lúc này. Trong những thời điểm khác nhau hàng ngày, cũng có thể có những thay đổi nhất định về hàm lượng hoạt chất, ví dụ như loại thuốc có ancaloit thu hái vào buổi sáng thường giàu hoạt chất hơn là thu hái vào buổi chiều. Một số loài họ Hoa môi, ngược lại, tăng dần hàm lượng tinh dầu từ sáng đến quá trưa. Trong lãnh vực này vẫn còn nhiều vấn để phải nghiên cứu. Nhưng chúng ta cần lưu ý là không nên thu hái cây vào những ngày ẩm ướt và vào những giờ mà cây hãy còn phủ sương.

Vệ cách thu hái và thời gian thu hái đối với từng bộ phận riêng biệt của cây, cũng cần phải đặc biệt lưu ý.

Nên thu hái hoa vào lúc hoa chưa nở đầy đủ và trước lúc thụ tinh. Có loại phải lấy nụ. Tránh ánh nắng, tránh nóng và tránh ẩm. Ngọn hoa, chồi hoa thu hái vào lúc hoa mới nở và trước khi hình thành quả.

Lá thu hái trước khi nó sinh trưởng đầy đủ, hoặc lúc mà cây đã có nụ hoa, tức là lúc cây có sức sinh trưởng cao nhất. Tốt nhất là thu hái trước khi cây hình thành nụ hoa, vì vào lúc đó hoạt chất của lá cây sẽ giảm đi.

Thân thu hái đồng thời với lá, trừ các loài cây có chất nhớt và các chất nhầy thường tập trung trong cây vào những thời kỳ đầu của sự sinh trưởng. Người ta thu hái các cây này trước lúc chúng phát triển đầy đủ.

Chồi nên thu hái vào mùa xuân, mùa thu.

Quả thu hái vào lúc thật chín nếu cần dùng ngay. Nếu muốn phơi thì thu hái trước khi quả chín hòan toàn.

Rễ nên thu hái vào mùa xuân và mùa thu, vào mùa xuân đối với cây lâu năm, và vào mùa thu đối với cây sống một năm hay hai năm. Về củ, thân rễ, hành nên thu hái vào mùa thu, nghĩa là sau khi cây tích tụ ở đó các chất dự trữ, hoặc là vào mùa xuân, trước khi các dự trữ của cây được sử dụng.

Vỏ cây, nếu dùng riêng thì lấy ở cây mà vỏ đã có một chiều dày nhất định và dễ tách khỏi thân. Nên thu hái vào mùa đông. Vỏ cây bụi thu hái vào mùa thu và vỏ cây có nhựa vào mùa xuân.

Việc thu hái tối ưu phụ thuộc vào từng loại cây và cả về từng bộ phận của cây.

Khi thu hái các loài cây mọc hoang dại, cần lưu ý là:

1- Chỉ nên lấy các loài có nhiều, không nên thu hái các loài hiếm mà phải giữ giống. Các cây đã thu hái, cần được xử lý cẩn thận.

2- Chỉ nên thu hái cùng một lần một ít loài để tránh sự nhầm lẫn, gây khó khăn cho việc lựa chọn.

3- Cần xem xét cẩn thận để không thu hái những cây lạ về dùng làm thuốc.

4- Sau khi vừa thu hái. Phơi sấy ngay, càng nhanh càng tốt.

5- Chỉ dùng sấy nhân tạo đối với cây không mùi và ở trạng thái tươi.

6- Các rễ dày cần được cắt và thái ra theo chiều đài trước khi phơi.

7- Các dược liệu đã phơi rồi cần đặt ngay vào những thùng chứa khô ráo (hòm, túi, hộp kim loại) và tránh làm nát vụn ra.

8- Các vị thuốc có tinh dầu không nên xếp vào các hộp hoặc túi bằng chất dẻo thường như polyetylen, bởi vì các chất này hấp thụ tinh dầu của vị thuốc và sau đó có thể làm cho chúng bay hơi ra ngoài.

BẢO QUẢN CÂY THUỐC

Để có thuốc dùng tươi hay dùng dần, ta cần phải bảo quản tốt để tránh sâu mọt, mốc, làm biến chất dược liệu.

1- Giữ cây tươi: Muốn giữ cây thu hái về được tươi, thì phương pháp thường dùng nhất là chôn nó trong cát mịn rất khô. Bằng cách này ta có thể bảo quản rễ cây khi cắt ngang cổ rễ, để cho chổi lá không phát triển được. Phương pháp này cũng dùng cho các loại thân rễ, hành hay giò, rễ củ của các loài cây thuốc. Để kéo dài thời gian thu hái lá tươi, người ta cắt dần dần các hoa, để ngăn dịch dinh dưỡng không nuôi hoa mà tập trung nuôi lá và làm cho lá sinh trưởng được tốt.

2- Phơi hay sấy khô: là phương pháp thông thường được dùng có thể tiến bành quanh năm. Các cách làm khô cũng có ảnh hưởng lớn tới hàm lượng các hoạt chất. Quan trọng nhất vẫn là phải sấy khô ngay càng nhanh càng tốt sau khi thu hái, nếu ta muốn làm giảm sự tiêu hao hoạt chất trong cây.

Sự sấy khô có thể tiến hành bằng cách phơi ngoài nắng, nhưng trong những ngày thời tiết ẩm ướt, thì phải sấy khô bằng những dụng cụ riêng. Cân lưu ý là đối với cây có tinh dầu, chỉ nên sấy ở nhiệt độ 20 độ C tới 40 độ C, trong khi những loài cây khác có thể sấy từ 15 độ C đến 80 độ C (giữa 50 độ C và 70 độ C các hoạt chất thường được giữ gìn, không bị mất đi)

Có khi sự sấy khô phải tiến hành trong bóng râm, như đối với các loài cây có tinh dầu, vì khi phơi chúng ngoài ánh sáng mặt trời, lượng hoạt chất có thể mất đi tới 30%. Những loài cây khác có thể phơi ngoài ánh nắng mà không sợ mất hoặc giảm hoạt chất. Nhưng chỉ cần phải phơi các mô của cây thuốc ra ánh nắng mặt trời đúng vào thời gian cần thiết sau đó lại để trong râm để tránh làm biến đổi hình dáng bên ngoài và có thể, là cả hoạt tính của chúng.

Dù là bằng cách nào (phơi trong râm, phơi nắng hay sấy khô bằng máy sấy) ta cần xếp các cây thuốc hay các phần đã thái phiến dàn thành lớp mỏng, để tránh việc che lấp nhau. Chúng ta cần dàn đều để thuốc chóng khô và tránh sự lên men làm mất hoạt chất ở dược liệu chưa được khô. Có thể dùng những phên thưa hoặc lưới mắt cáo để phơi dược liệu ra ngoài ánh nắng.

Trước khi phơi, ta cần rửa lá cây và hoa cho sạch để loại bỏ tạp chất. Khi cần dùng lá, ta phơi riêng lá mà không nên gìữ các phần cành, thân vì dược liệu sẽ chậm khô. Nhưng nếu ta dùng tất cả các bộ phận của cây trên mặt đất, thì lại có thể phơi chung, đến lúc nào lá đã khô thì rũ ra để lấy riêng lá và phơi tiếp các bộ phận khác.

Về nguyên tắc, rễ phải sấy khô trong không khí khô và bảo quản nơi khô ráo. Rễ nạc phải cắt thành phiến mỏng, xếp lớp bậc thang trong tủ sấy. Rễ có chất nhầy phải sấy nhanh trong lò sấy.

Vỏ và gỗ phơi ngoài ánh nắng mặt trời hay trong tủ sấy và bảo quản nơi khô ráo tránh ẩm ướt.

Hoa, lá hạt phải phơi trong râm, trên những phên tre thưa hoặc treo thành bó rời nhau. Bảo quản trong những hộp gỗ, hộp bìa dày (các tông) hoặc trong hộp giấy và đặt ở nơi khô ráo.

Thân và lá dày phải sấy khô nhanh, trải ra trên nong và phơi ngoài nắng hoặc trong nhà kính 30-38°C.

CÁCH DÙNG VÀ CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG

Người ta có thể dùng cây thuốc thành dạng chế phẩm uống trong hoặc đắp ngoài. Để uống trong, có thế dùng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc ngâm, nước ép cồn thuốc, thuốc bột. Để dùng ngoài, có thể sử dụng thuốc đắp, thuốc rửa, thuốc rửa mắt, thuốc súc miệng, thụt, gạc, băng, tắm tay, tắm chân hoặc tắm toàn thân.

Thường dùng nhất là các dạng thuốc uống, thuốc bột và thuốc đắp tươi. Khi dùng thuốc bột, phải tán khá mịn để cho các dịch tiêu hóa có thể chiết được các hoạt chất. Thuốc dùng dưới dạng bột tạo cho cơ thể con người đồng hóa một cách từ từ và toàn bộ các hoạt chất. Đây là Cách dùng thường được khuyến khích. Muốn vậy, ta phải phơi khô những loại thuốc cần dùng, rồi tán bột, cán mịn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Ta thường dùng lượng thuốc bột thích hợp và hòa vào nước đun chín hoặc nước trà nóng để uống.

Thuốc giã nhuyễn thường được sử dụng để đắp các vết thương. Trong trường hợp này, cần rửa thật sạch lá cây hay một bộ phận của cây mà ta thường dùng rồi đặt vào bát hoặc cối giã nhỏ bằng cán dao hoặc chày giã. Phương pháp này có điều bất lợi là thuốc có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài trong khi chế biến.

Người ta thường dùng nhất là dạng thuốc uống được bào chế hoặc bằng cách hãm, hoặc bằng cách sắc. Thuốc hãm được chế bằng bình thức rót nước sôi lên hoa, lá, rễ… của cây thuốc và ngâm trong ít phút. Phương pháp này phù hợp với các loài cây mềm yếu và hoa. Thời gian hãm nhanh hay chậm tùy theo loài cây; đối với cây có tinh dầu, chỉ cần 3 đến 5 phút, còn đối với cây dại thì phải để 10 đến 15 phút. Trong một số trường hợp, khi cây quá mềm yếu thì chỉ cần hãm nước hơi nóng ấm là được. Hiện nay, có người thường dùng hãm thuốc trong phích nước sôi. Cũng có thể đặt vị thuốc vào nước lạnh trong một bình có nắp, rồi đem chưng cách thủy một lúc cho đến sôi, sau đó rút lửa và giữ như thế trong 10 - 15 phút.

Sắc là hình thức dùng nước để nấu thuốc, cho đến khi còn 2/3 hoặc 3/4. Sắc là phương pháp thường dùng của thuốc dân tộc: mỗi thang thuốc (gói) thường phải sắc 3 lần; lần thứ nhất dùng 3 bát nước sắc còn 2/8 bát; lần thứ hai, dùng 3 bát rưỡi sắc còn 1/2 bát; lần thứ ba dùng 2 bát rưỡi sắc còn 1⁄2 bát. Khi sắc thì dùng than hoặc củi gỗ nhỏ, đảm bảo có lửa liên tục, khi thuốc đã cạn đến mức cần thiết thì chiết thuốc ra. Với phương pháp này, nhiều hoạt chất bị biến chất đi, hoạt chất nhiều khi vẫn chưa ra hết, thời gian phải mất ít nhất 6 giờ.

Mặt khác, độ mịn của các mảnh thuốc cũng quan trọng vì các hoạt chất, trong phần lớn trường hợp, đều chứa trong các tế bào thực vật do đó mà phải chiết ra bằng hòa tan (hãm hoặc sắc). Vì thế, ta phải giã nhỏ, tán nhỏ các mảnh lá và nhất là vỏ cây, rễ cây và gỗ trước khi hãm hoặc sắc. Nếu không chú ý làm như vậy, thì ta đã để mất một phần hoạt chất do chúng chưa thể hòa tan hết trong nước vì các lát thuốc dày quá.

Có một phương pháp sắc thuốc cải tiến: nguyên liệu làm thuốc được thái như thường, đem tán giập (không tán nhỏ quá) rồi ngâm nước nóng. Một thang thuốc độ 150g thì ngâm với 800ml nước trong 30 phút. Sau đó đem sắc như thường lệ. Kể từ lúc sôi, thuốc có tinh dầu sắc 15 phút, thuốc thường sắc 30 phút, còn thuốc bổ thì sắc 45 phút. Sau khi rót nước thứ nhất, đổ vào bã 400ml nước nóng (dùng nước lạnh không tốt), sắc như trên, lấy nước thứ hai. Trộn lẫn hai nước, lọc qua vải mỏng rồi đem cô đến độ cần thiết (tùy theo lương y chỉ định). Nếu cô xong, cho vào phích nước nóng để dùng dần.

Bắc theo phương pháp cải tiến này, thời gian dưới 3 giờ, hoạt chất ra nhiều, hương vị đậm hơn sắc theo cách thông thường. Cách này còn tiết kiệm được nhiều than, củi.

Việc lựa chọn giữa cách hãm hay sắc phụ thuộc nhiều nhất vào các tính chất hóa học của hoạt chất chứa trong cây. Thông thường nhất, những cây có tinh dầu thường dùng hãm, vì nếu sắc lâu sẽ làm cho tinh dầu bay hơi đi, cũng như các vị thuốc có glycozit, nhưng nếu như các vị thuốc có glycozit này ít hòa tan, người ta có thể để sôi nhanh (2 - 5 phút); các vị thuốc có chất nhầy cần phải hãm để tránh phá hủy hoạt chất; nhưng đối với các vị thuốc có hàm lượng cao về chất nhầy, thường dùng ngâm 10 đến 30 phút trong nước nguội, sau đó dùng ăn ngay thuốc và nước ngâm; những vị thuốc có tanin về nguyên tắc chỉ nên đun sôi trong vài phút.

Trong trường hợp hỗn hợp các vị thuốc có hoạt tính khác nhau, thì nên áp dụng cách bào chế thuốc làm biến tính nhiều nhất, tức là phải thái tất cả các yếu tố thành phiến nhỏ để đảm bảo cho hoạt chất được hòa tan đến mức độ tối đa.

Cây thuốc được dùng để điều trị phụ thuộc vào đặc điểm của bệnh tật và các tính chất của vị thuốc cần dùng. Trong từng cây thuốc, có nói đến định lượng và liều lượng sử dụng đối với từng loại cây thuốc dùng cho từng loại đối tượng:

Về cân, chúng ta hay dùng gam, kilogam. Nhưng trong y học dân gian, các đơn vị thường nói đến là lượng (lạng) bằng 37,5g (lấy tròn là 40g) hay đồng cân bằng 3,75g (tính tròn là 4g). Có khi ước lượng bằng nhúm (tức là nhúm 3 đầu ngón tay để lấy thuốc), tương đương với 5g loại tươi (lá, hoa) hoặc 3g loại khô; chét hay sét tay (độ nửa nắm tay người lớn, tức là các ngón tay vòng lại đến phần giữa của lòng bàn tay) tương đương với 25 - 30g lá tươi hay 10 - 12g lá khô; nắm (nắm tay người lớn bình thường, tức là vòng các ngón tay nắm lại chạm vào phần sau của lòng bàn tay) tương đương với 70g lá hoa tươi.

Về đong, thường dùng đối với chất lỏng (nước ép, dịch cây, xirô, cồn thuốc..) hoặc thuốc bột: 1 phân khối (ml) chứa khoảng 20 giọt; 1 thìa cà phê có sức chứa bằng 5ml hoặc 5g thuốc; 1 thìa canh (thìa xúp) có sức chứa bằng 15ml hay l5g thuốc; 1 chén hạt mít (chén mắt trâu) có sức chứa bằng 20 - 25 ml; 1 chén uống nước (cốc nhỏ trung bình) có sức chứa bằng 50 ml tương ứng với 50g; 1 cốc bình thường có sức chứa 100ml tương đương với 100g; 1 bát (chén ăn cơm) có sức chứa 200 - 250ml.

Liều dùng thuốc đối với trẻ em thường ít hơn đối với người lớn: 1 - 3 tuổi cho dùng 1⁄6 liều ; 4 - 6 tuổi dùng 1⁄4 liều; 7 - 10 tuổi dùng 1⁄2 liều; 11 - 15 tuổi dùng 2/3 liều. Từ 16 tuổi trở đi, dùng như người lớn.

Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - KHOAI NƯA

Khoai nưa hay Khoai na - Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicols, = A. campanulatus (Roxb.) Blume ex Decne, thuộc họ Ráy - Araceae. Cây thảo sống lâu năm, có thân củ nằm trong đất; củ hình bán cầu, rộng đến 20cm, mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những nốt như củ khoai tây chung quanh có 3-5 mấu lồi; vỏ củ màu nâu, thịt trắng vàng và cứng. Lá mọc sau khi đã có hoa, thường chỉ có một lá có cuống cao tới 1,5m được gọi là dọc (cọng) dọc màu xanh sẫm có đốm bột; phiến chia làm 3 nom tựa như lá Ðu đủ. Cụm hoa gồm một mo to màu đỏ xanh có đốm trắng, mặt trong màu đỏ thẫm, bao lấy một bong mo là một trục mang phần hoa cái ở dưới, phần hoa đực ở trên. Khoai nưa phân bố ở Ấn độ, Myanma, Trung quốc, Việt nam, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, khoai nưa mọc hoang rải rác ở khắp các vùng rừng núi, được bà con nhiều địa phương đem về trồng từ lâu đời ở trong vườn, quanh bờ ao, dọc hàng rào và trên các đồi để làm thức ăn cho người và gia súc, gặp nhiều ở các tỉnh Lạng s