Còn gọi là cây Chân chim, Nam sâm, cây Lăng (Schefflera octcphylla (Lour.) Harms) thuộc họ Nhân sâm (Ardliqceae).
Mô tả: Cây to, có ruột xốp, cao tới 8m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, mép nguyên dài 7 - 17cm, rộng 3 - 6cm. Hoa nhỏ màu trắng, tụ hợp thành cụm tán ở đầu cành. Trên cuống phụ của cụm hoa, đơi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ. Hoa mẫu 5, bầu dưới. Quả mọng hình cầu, đường kính 3 - 4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6 - 8 hạt. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, vỏ rễ và lá.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang thường gặp ở ven rừng, chân núi, sườn đồi. Ở đồng bằng sông Cửu Long, chỉ gặp ở một số tỉnh có núi rừng như An Giang, Kiên Giang, còn các tỉnh Hậu Giang, Cửu Long, Long An có trữ lượng ít.
Thu hái vỏ thân, vỏ rễ vào mùa xuân, mùa thu. Cạo sạch lớp vỏ bẩn bên ngoài, phơi hay sấy khô.
Hoạt chất và tác dụng: Chỉ mới biết trong vỏ thân có khoảng 0,9 - 1% tinh dầu.
Viện dược liệu tiến hành nghiên cứu dịch chiết vỏ thân thí nghiệm trên động vật đã kết luận là nó có tác dụng tăng lực, kích thích rõ rệt thần kinh, chống lạnh, hạ đường huyết. Dược điển Việt Nam tập II có ghi: Vỏ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh can, thận, có công năng mạnh gân cốt, trừ phong thấp, tăng trí nhớ. Chủ trị: đau lưng phong hàn thấp, đau lưng nhức xương, tê liệt hoặc gân xương co quắp, trí nhớ kém, đàn ông liệt dương, đàn bà viêm ngứa âm hộ, tiêu hóa kém, rút nước thông tiểu, xọp phù thũng, trẻ em chậm lớn còi xương.
Còn có thể dùng đắp khi té ngã tụ máu sưng đau, nứt nẻ ở bàn chân, cảm cúm phát sốt, sưng hầu, họng. Lá cũng dùng lợi tiểu.
Cách dùng: Ngày dùng 10 - 20g dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc. Viện Dược liệu đã sản xuất rượu langtonoc, elixia langoxin. Càng già nấu nước uống giải nắng, khát. Nếu đốt thành than bón ruộng vừa diệt sâu bệnh lại tốt lúa, Còn dùng để giải ngộ độc do Lá ngón hay say sắn: vỏ giã nát sắc nước uống.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Nhận xét
Đăng nhận xét