Sậy (Phragmites communis (L.) thuộc họ Lúa (Poaceae).
Mô tả: Loại cỏ sống lâu năm, rễ bò dài, rất khỏe. Thân cao 1,8 - 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa lá xếp xa nhau, phẳng, hình dài hay hình mũi mác, có mõ nhọn kép dài, nhẵn; mép lá ráp, lưỡi hẹ có dang vòng lông ngắn. Cụm hoa lá chùy, thường có lông mềm dày đặc ở gốc, nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang 3 - 6 hoa.
Còn có loại Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud. Có lá xếp sát nhau hơn, không có lưỡi bẹ; cụm hoa dài hơn, phân nhánh ngang, bông nhỏ mang 6 - 10 hoa, thường mọc ở chỗ đất trống, dãi nắng, gò ở ruộng cũng là loại đất Sậy thường mọc.
Bộ phận dùng: Rễ.
Nơi sống và thu hái: Thường mọc hoang ở bờ nước (sông, suối, rạch) đầm lầy, nơi ẩm. Thân lá dùng để lợp nhà, làm chiếu, làm phên. Rễ làm thuốc. Thu hái rễ, ngâm nước muối một đêm và một ngày, sâu đó bỏ rễ con và phơi khô.
Hoạt chất và tác dụng: Trong rễ có saccharoza, nitơ. Rễ có vị ngọt và đắng. Cây có tính chất lợi tiểu, làm giảm axit uric và làm ra mô hôi. Được chỉ định dùng trong chứng giảm niệu, viêm bàng quang, bệnh thống phong, sốt phát ban, còn giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng.
Theo Y học cổ truyền, Sậy có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, dùng trị cảm nóng, khát nước, bứt rứt, ban trái. Còn trị đi đái quá nhiều.
Cách dùng: Thường dùng 20 - 40g cho vào 1 lít nước, đun sôi ít phút rồi hãm trong ít phút, dùng trong một ngày. Hoặc dùng ít cao lỏng 2 - 3g mỗi ngày.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Nhận xét
Đăng nhận xét