Còn gọi là Tơ hồng vàng, Tơ vàng (Cuscuta hygrophilae H.W. Pears.) thuộc họ Tơ hồng (Cuscutaceae).
Mô tả: Dây leo có thân màu vàng hay cam, không có diệp lục, bóng nhẵn, có vòi hút, thường ký sinh trên một số cây bụi. Lá tiêu giảm thành vảy nhỏ. Cây có hoa nhỏ màu trắng, thường tụ hợp thành nhóm 10 - 12 cái. Tràng hoa hình lục lạc. Nhị đính ở miệng tràng. Bầu có 2 (1) vài nhụy. Quả nhỏ, hình cầu, nứt từ dưới lên, chứa 2 - 4 hạt hình trứng. Cây ra hoa tháng 10 – 12.
Bộ phận dùng: Toàn cây và quả (Thỏ ty tử).
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang và cũng thường được thả cho leo lên một số cây bụi. Có thể thu hái cả dây quanh năm. Quả thu hái vào mùa đông. Dùng tươi hay phơi khô. Khi dùng tẩm rượu sao.
Hoạt chất và tác dụng: Trong cây đã xác định được 2 chất chính là cuscutin và cuscutalin. Cây có tính chất nhuận tràng, lợi mật, lợi trụng tiện. Thường được chỉ định dùng trong táo bón do mất trương lực, hoặc do thiếu mật và trong trường hợp trướng bụng. Dùng ngoài rửa mụn nhọt.
Theo Y học cổ truyền, cây có vị the ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, thông tiểu, nhuận tràng, thường dùng tri bệnh phổi, ho hen, viêm phổi, còn dùng trị táo bón.
Cách dùng: Ngày 12 - 16g nấu nước uống. Có thể dùng ưới dạng dung dịch (cao Tơ hồng 2g, nước cất 100g), hằng ngày 2 - 4 thìa cà phê, trước các bữa ăn. Dùng ngoài nấu nước rửa.
Có người dùng dây tơ hồng nấu với thịt Rùa ăn chữa bệnh tim. Cành dây giã vắt lấy nước bôi mặt chữa sạm da mặt.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Thỏ Ty Tử
Nhận xét
Đăng nhận xét