Chuyển đến nội dung chính

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MỘT SỐ THUẬT NGỮ Y HỌC DÂN TỘC THƯỜNG DÙNG

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - MỘT SỐ THUẬT NGỮ Y HỌC DÂN TỘC THƯỜNG DÙNG

Ác sang: nhọt độc hoặc bệnh ngoài da phá lở loét, mùi hôi tanh nước vàng rỉ ra liên tục.

Ách nghịch: bệnh nấc cụt.

Âm dịch: các chất dịch trong cơ thể.

Âm hư: âm dịch trong cơ thể bị hao tổn.

Âm nang: Da bao trứng dái (cao hoàn).

Âm oái: chứng liệt dương, bất lực.

Âm thịnh: âm hàn quá thịnh, biểu hiện cơ năng suy giảm âm thịnh thì trong lạnh.

Ban: những mảng dày gồm nhiều chấm màu nâu đỏ hay tím.

Ban chẩn: trên da vừa phát ban, vừa phát chẩn.

Bạch đới: là một loại trong bệnh “đới hạ”, quen gọi là “khí hư”, ra chất dịch màu trắng, hôi.

Băng huyết: huyết ra xối xả như nước vỡ bờ.

Bỉ khối: Có cục cứng trong bụng.

Cam tích: trẻ em thân thể gầy còm, da vàng, bụng ỏng, tiêu hóa rối loạn.

Chẩn: Những nốt nhỏ đều như hạt vừng (mè), hạt gạo, màu đỏ tía xuất hiện trên da.

Chỉ lỵ: cầm đi lỵ.

Cố tinh: còn gọi là “sáp tinh”, thuốc có tác dụng bổ thận, đặc tính là giữ tinh lại không để tự nhiên tiết ra.

Cổ độc: độc của loại cổ trướng, lớn bụng căng da như mặt trống.

Công hạ: thuốc làm thông đại tiện để bài trừ tích trệ ở trường vị, còn có nghĩa là tẩy mạnh.

Công năng: hiệu quả của thuốc.

Cước khí: bệnh chân mềm yếu, vận động đi lại khó khăn. Có 2 thể: chân sưng to (thấp cược khí), chân teo nhỏ (can cước khí, có thể biến chứng tim, cước khí xung tâm).

Dương hư: dương khí (cơ năng) suy kém.

Dương thịnh: dương nhiệt quá thịnh, biểu hiện cơ năng rất hưng phấn, đương thịnh thì ngoài nóng.

Dưỡng huyết: nuôi huyết cho tốt hơn lên.

Đàm ẩm: nhớt trong phổi.

Điều khí: thuốc có tác dụng hành khí, giáng khí để chữa chứng khí trệ, khí nghịch.

Điều kinh: làm cho kỳ kinh được trở lại bình thường.

Đới hạ: phụ nữ trong âm đạo thường xuyên chảy rỉ ra chất dịch đặc dính. Dựa vào màu sắc chất dịch, người ta chia ra: bạch đới, hoàng đới, hắc đới, thanh đới, xích đới và xích bạch đới.

Đơn độc: trên da xuất hiện những mảng màu đỏ hồng, sáng bóng, hơi cao hơn mặt da, sờ vào thấy cứng nóng, vùng lân cận phát lạnh, thường hay phát ở vùng ống chân hay mặt.

Giải biểu: thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi để giải trừ tà khí ở biểu, cũng như giải cảm.

Giải độc: trừ hết độc.

Giải thử: trị cảm nắng.

Hạ nhiệt: làm giảm sức nóng, hết sốt,

Hành huyết: làm cho máu chạy đều.

Hành khí: còn gọi là thông khí, thuốc có tác dụng làm lưu thông khi để chữa chứng khí trệ.

Hoàng đản: bệnh vàng da mật. Đặc điểm: da toàn thân vàng, mắt vàng, nước tiểu vàng.

Hoắc loạn: bệnh thổ tả, đột nhiên cùng phát đau bụng, thượng thổ, hạ tả.

Huyết vựng: máu lên đầu chóng mặt.

Hư phiền: xót xa buồn bực.

Khai khiếu: thuốc có tác dụng khai thông tâm khiếu, để hồi tỉnh hôn mê.

Khai vị: thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa.

Khí hư: nguyên khí hư nhược.

Khu phong: thuốc có tác dụng trừ phong tà lưu trệ ở kinh lạc, da thịt và khớp xương, nôm na và đuổi gió.

Khử đàm: thuốc có tác dụng bài xuất đàm dịch hoặc ngăn ngừa sinh đàm.

Khử thử: trừ nóng.

Khử hàn: trừ lạnh.

Kiết khí: uất hơi.

Kim sang: dấu bị thương vì gươm đao.

Lam chướng: nơi rừng sâu nước độc.

Lậu huyết: đàn bà huyết rỉ ra hoài không dứt.

Lao sang: còn gọi là lao hạch: một thể bệnh trong tràng nhạc.

Lao lịch: thường gọi là bệnh tràng nhạc, phát một hay nhiều hạch to, nhỏ di động ở xung quanh cổ, cằm, cả trước và sau tai, hố đòn và nách.

Lợi thấp: thuốc lợi tiểu để đưa thấp tà (ở phần dưới cơ thể) theo nước tiểu ra ngoài.

Lương phế: làm mát phổi.

Lý huyết: thuốc chữa bệnh về huyết.

Lý khí: thuốc có tác dụng hành khí, giáng khí, bổ khí, để chữa khí trệ, khí nghịch và khí hư.

Mày đay: những nốt mẩn, cục nổi lên trên da gây ngứa, gãi đến đâu nổi mẩn ở đó, càng gãi mẩn càng nặng...

Nga chướng: bệnh ngoài da, ngứa lở lòng bàn tay, mọc những bọc nhỏ chứa nước ở trong da, rất ngứa, tiến triển lở nứt, lên mủ đau nhức, dễ thành mãn tính. Còn gọi là bệnh tổ đỉa.

Não suy: óc thiếu sự nhớ.

Ngũ lâm: năm chứng đái rất buốt: đái ra sỏi, đái ra huyết, đái đục như mỡ, đái rắt buốt, đái xong bụng dưới và âm nang chướng đau; lao động quá mệt nhọc lại đái rắt buốt.

Nguyên khí: khí nguồn gốc ở thận, bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương).

Nhuận táo: thuốc có tác dụng bổ mát (tư nhuận) để chữa chứng táo nhiệt.

Nục huyết: ra máu mủ.

Ôn nhiệt bệnh: bệnh sốt cấp tính, do cảm nhiễm tà khí ôn nhiệt gây ra.

Phát biểu: cho ra mồ hôi.

Phát bối: nhọt độc phát sinh ở dọc sóng lưng, thường gọi là hậu bối.

Phiền nhiệt: sốt nóng, đồng thời có tâm phiền hoặc phiền táo trằn trọc khó chịu. Đó là nhiệt ở trong quá thịnh, âm khí đã thương tổn.

Phiền khát: xuất hiện phiển nhiệt khát nước nhiều. Chỉ rõ nhiệt bên trong thịnh, thiếu tân dịch nặng.

Phiền táo: vùng ngực nóng bức khó chịu (phiền) tay chân buồn bực (vật vã) cử động luôn (táo) chỉ rõ nhiệt bên trong cực thịnh.

Sáp trường chỉ tả: dùng thuốc có tính ôn bổ cố sáp, để chữa chứng ỉa chảy lâu ngày.

Tả hạ: gây ỉa chảy.

Tán hàn: làm cho tan khí lạnh.

Táo kiết: đại tiện bón.

Tâm phiền: nóng bên trong, nhất là vùng tim có cảm giác nóng nhiều, khó chịu.

Tân dịch: là chất nước của cơ thể, chất trong là tân, chất đục là dịch.

Thanh nhiệt: dùng thuốc có tính hàn lương để thanh trừ chứng do hỏa nhiệt gây ra. Tức là làm hết nóng chữa sốt.

Thanh nhiệt giải độc: dùng thuốc có tính hàn lương để thanh nhiệt giải độc quá thịnh ở bên trong, thường dùng trong bệnh mụn nhọt, đinh độc, phát ban chẩn.

Thanh nhiệt lương huyết: dùng thuốc có tính hàn lương để thanh trừ nhiệt ở trong phần huyết.

Thanh thử: trừ nóng.

Thẩm thấp: làm ráo khí ẩm.

Thận dương hư: còn gọi là nguyên dương suy, hoặc mệnh môn hỏa suy, tức là khí ở thận suy yếu.

Thận hư: tính khi của tạng thận không đầy đủ, thận dương và thận âm đều Suy.

Thiên trì: hòn dái sưng đau.

Thu liễm: làm săn da, làm se.

Thư: nhọt độc phát từ trong sâu. Đặc điểm sưng dài không cao, da như thường, nóng ít, đau âm ỉ, chữa chậm tiêu, chậm vỡ, chất mủ loãng, lâu khỏi.

Thư can: còn gọi là sư can, tức là dùng thuốc có tác dụng làm tiêu tan khí của can uất lại.

Thực tích: còn gọi là Thương thực hoặc Túc thực, thức ăn vào cơ thể không tiêu hóa được, đình tích ở trường vị.

Tiết: mụn nhỏ, phát ở bì phu, gây sưng nóng, đỏ đau, dễ tiêu tan, dễ vỡ mủ, mau lành.

Tiêu khát: Bệnh đái đường. Đặc điểm: gây khát, uống nước nhiều, ăn nhiều mà cứ gầy, đái nhiều, trong nước tiểu có xuất hiện chất đường.

Tiêu tích: thuốc có tác dụng hành khí, hóa ứ, làm tiêu tan bĩ tích.

Tráng dương: thuốc có tác dụng bổ và ấm dương khí để tăng cường sức khỏe.

Trực thủy: thuốc có tác dụng thông lợi tiểu tiện rất mạnh, thường dùng trong bệnh thủy thũng.

Truy hai: hai thai.

Trưng hà: phụ nữ bụng dưới kết hòn cục; trướng tức hoặc đau.

Trưng và hà có khác nhau: trưng do huyết tích thành hòn cục cố định, hà do khí tụ, lúc tụ lúc tan.

Trường vị: ruột và dạ dày (bao tử).

Trường phong: đại tiện ra máu.

Ung: nhọt to, phát ở phần nông của da thịt. Đặc điểm: sưng (to, cao, gọn), nóng đỏ đau, nhức, chữa dễ tiêu, mau vỡ, chất mủ đặc.

Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.