Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SỐT RÉT

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA SỐT RÉT

SỐT RÉT
100 Bài thuốc

1. Sốt rét
- Thường sơn 100g
- Miết giáp 60g
- Thảo quả 40g
- Binh lang 40g
Lá Thường sơn: xé bỏ cọng, xương, phơi khô, không sao
Binh lang: không sao
Thảo quả: lấy nhân không sao
Miết giáp: cạo sạch, đập nhỏ, tẩm giấm thanh 6 - 12 giờ, sao giòn, tán bột các vị này. Ngâm với 30ml rượu trong, lọc, hoàn hồ - viên 1g.
Uống 12g mỗi lần cho người lớn - trước khi lên cơn 2 - 3 giờ.

2. Thuốc phòng bệnh sốt rét
- Bột sắn dây 100g
- Cam thảo 70g
- Phèn chua 50g - dùng sống
Sáng uống 16 - 20g với nước đun sôi để nguội
Uống 1 tuần - nghỉ 1 tuần
Nếu có sốt rét - uống bài trên hoặc bài này trước cơn 2 - 3 giờ.

3. Sốt rét
Bài này đã chữa nhiều người khỏi
* Bài 1:
- Lá ớt 5 phân
- Lá duối 5 phân
- Lá khế 10 phân
Rửa sạch giã, đun sôi, uống nguội.
* Bài 2:
- Bẹ chuối hột 10 phân
- Phèn phi 5 phân
- Nước rễ cây ngải 5 phân
Bẹ chuối hột vắt lấy nước rồi hòa với phèn phi.
Đào đất cho lòi rễ cây ngải ra, cắt ngang, rồi đặt vào 1 chai con, để 1 đêm, sáng ra lấy nước hòa với nước chuối và phèn, ngày uống 2 lần (sáng - tối).
Uống trước bài 1 từ 4 - 5 ngày cho giảm bớt nóng rét độ 7, 8 phần, ngày uống 2 lần: sáng - tối
Sau uống bài 2.
* Khỏi rồi: Uống nước lá gạo rụng xuống đất, sao khử thổ, uống từ 10 - 15 chén.

4. Sốt rét
- Yếm rùa 20g (tẩm giấm sao)
- Binh lang 20g (sao giòn)
- Lá Thường sơn 20g (bỏ gân lá, sao)
- Hương phụ 20g (tứ chế)
- Vỏ hoặc hoa đại 20g (sao vàng)
- Dây Thần thông 20g (sao vàng)
- Hậu phác 12g (tẩm gừng sao)
- Thảo quả 12g (bỏ vỏ nướng)
- Củ riềng 8g (khô)
- Lá chanh 8g (sao vàng)
- Vỏ quít 4g (sao vàng)
Tán bột với hồ - làm viên
* Chủ trị: Sốt rét rừng kinh niên, sưng gan lách.
* Liều dùng: Mỗi lần uống 4 - 8g, có thai không được uống.

5. Sốt rét có kinh phong (ác tính)
- Tiêu chảy - Kinh giật
- Nghẽn phúc mạc - Tiểu ra huyết sắc tố
- Hôn mê sâu - Cuồng sảng đập phá
- Nóng nhiều da khô khát nước ác tính
- Hồ tiêu 100g
- Bạch phàn phi 50g
- Thạch xương bồ 100g (sao, tẩm rượu)
- Toàn yết 30g (bỏ đầu, bỏ chân, sao)
- Ngô công 50g (bỏ đầu, bỏ chân, sao)
Sắc nước keo lại tẩm làm viên
- Màn kinh tử 100g
- Bạch giới 100g
- Hạt ngò đỏ 100g
- Hồ tiêu 100g
- Xà sàng tử 100g
Uống mỗi lần 3 - 5 đc với nước gừng cho tháo mồ hôi, đến khi tỉnh thì uống viên hoàn.

6. Sốt rét (bài Thất sơn)
- Lá Thường sơn 10 phần
- Hà thủ ô trắng 3 phần
- Củ sắn dây 2 phần
- Phèn phi 1/2 phần
Các vị sao giòn, tán bột
Uống mỗi lần 4g, ngày 3 lần.

7. Sốt rét
(1). Uống trong:
- Hóa đàm linh đơn
- Cây muồng trâu
(2). Ngoài: Cứu với lát gừng các huyệt:
- Thượng quản - Túc tam lý - Trung quản - Hạ quản - Khí hải - Phế du - Cao hoang - Đại chùy - Tỳ du - Vị du - Thận du - Chương môn - Kỳ môn.

8. Sốt rét
- Lá na 2 lá
- Khế 7 lá
- Cà 7 lá (bỏ gal)
Giã nát, lọc bỏ bã, phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau uống, trai 7 lá, gái 9 lá.

9. Sốt rét
“Rằng hay thì thật là hay
Cơm xém, Vọng cách, Cối xay, Bìm bìm
Khó tìm thì cũng phải tìm
Mỗi thứ 50g lá khô
Gia: Dành dành, Núc nác vỏ
* Cách chế: Lấy lá rễ ủ hơi mốc, phơi râm, sắc uống.

10. Sốt rét
- Thường sơn 40g (sao rượu)
- Thảo quả 20g (bỏ vỏ)
- Hậu phác 20g (cạo vỏ ngoài)
- Thanh bì 20g
- Thạch cao 20g (làm áo)
- Binh lang 20g
* Cách làm: Các vị tán bột, rây mịn, hoàn hồ.
(Thường sơn sao giấm thì uống nôn nhiều)
* Liều dùng: mỗi lần 5g, ngày 3 lần (tùy theo mạnh yếu)
Uống rồi có nôn cũng không hại gì - chỉ cần giảm lượng
Có thai hoặc quá yếu không nên dùng.

11. Sốt rét ngã nước
Cành và lá cây cối xay 120g, sao vàng, sắc đặc, uống lúc sắp lên cơn sốt.

12. Sốt rét
- Vàng đằng (vàng ruột lẫn vỏ).

13. Bài thuốc chữa chứng sốt rét
Bài này có từ trong Nam, khi ra Bắc được các cụ Lương y của tập đoàn góp ý về cách bào chế và đã áp dụng trong thời gian qua có kết quả tốt
- Hà thủ ô trắng 2,5 kg (khô)
- Thường sơn 0,3 kg (khô)
- Dây Thần thông 1,5 kg (khô, dây ký ninh)
- Thảo quả 0,3 kg
- Miết giáp 0,5 kg
- Mã tiền 0,1 kg
* Cách chế:
- Thủ ô, Thường sơn, Ký ninh sắc lấy nước cô đặc.
- Thảo quả sao khô, Miết giáp sao vàng, Mã tiền chế kỹ: ngâm với nước vo gạo trắng mỗi ngày 1 lần, ngâm 3 ngày, cạo lông, thái nhỏ sao vàng.
Nấu cao làm thành viên bằng hạt tiêu, làm áo bằng bột Hoạt thạch.
* Liều dùng:
- Mỗi lần uống 4g trước cơn 2 tiếng đồng hồ, ngày 2 lần.
- Trẻ em và người có thai không được dùng.

14. Viên Sơn lăng truật
* Chủ trị: Sốt rét, da vàng, bụng báng
- Thường sơn (khô) 40g
- Bán hạ (chế) 20g
- Tam lăng 20g
- Sa nhân 20g
- Nga truật 20g
- Vỏ quít xanh (khô) 20g
- Ô mai 20g
- Thảo quả (lấy hạt) 20g
- Trần bì 20g
- Mai ba ba 20g
- Hạt cau rừng 20g
* Cách bào chế và bảo quản: Tất cả các vị cho vào nồi, đổ vào 1 lít rượu và 1 lít giấm thanh, ngâm 4 ngày đêm, rồi đem đun cho cạn hết nước, phơi khô, sao giòn, tán nhỏ, rây lấy bột mịn, dùng hồ bột gạo luyện kỹ, viên bằng hạt đậu đen, sấy khô, cho vào lọ sạch, gắn kín.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 10 - 20 viên
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 20 - 30 viên
- Người lớn, mỗi lần uống 30 - 40 viên/ 1 ngày. Uống với nước nóng trước khi lên cơn 2 giờ.
* Kiêng kỵ: Không ăn cua, thịt lợn. Phụ nữ có thai không dùng được.

15. Viên Hà thủ ô
* Chủ trị: sốt rét lâu ngày, sốt nhiều, rét ít, người gầy yếu
- Hà thủ ô đỏ (chế) 2000g
- Lá tầm gửi cây khế ngọt (khô) 1000g
- Đường cát 1000g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Hà thủ ô chế, lá tầm gửi cây khế tẩm rượu sao giòn. Cả 2 thứ tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Đường cô thành châu, cho thuốc bột vào luyện kỹ, viên bằng hạt đậu đen, phơi khô, cho vào lọ sạch gắn kín.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, uống mỗi lần 10 - 20 viên
10 - 16 tuổi, uống mỗi lần 25 - 30 viên
- Người lớn: Mỗi lần uống 30 - 40 viên, ngày 3 lần, uống với nước nóng.
* Kiêng kỵ: Kiêng ăn canh và các chất tanh, sống, lạnh.

16. Viên Thủ ô bố chánh
* Chủ trị: sốt rết lâu ngày không khỏi, rét nhiều, nóng ít, hoặc chỉ rét không sốt, mỏi mệt, không khát nước.
- Hà thủ ô đỏ (khô) 300g
- Can khương 60g
- Thường sơn (chế) 160g
- Thảo quả 120g
- Binh lang (khô) 120g
- Bố chánh sâm (khô) 160g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Hà thủ ô đỏ rửa sạch, thái mỏng, phơi khô
- Thường sơn tẩm rượu sao vàng. Binh lang, Can khương thái mỏng sấy khô. Bố chánh sâm thái mỏng tẩm nước gừng sao khô, Thảo quả sao cháy vỏ.
Các vị tán bột mịn, trộn đều, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, sấy khô, cho vào lọ kín, tránh ẩm.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 15 - 20 viên
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 25 - 30 viên
- Người lớn: uống 40 - 50 viên/lần/ngày với nước nóng, trước cơn 2 giờ.
* Kiêng kỵ: Các chất tanh, mỡ. Phụ nữ có thai không nên dùng.

17. Bột Thường quế
* Chủ trị: Sốt rét, rét nhiều nóng ít, sốt rét cách nhật, đau mình.
- Thường sơn (chế) 80g
- Quế chi 24g
- Thảo quả 30g
- Binh lang 20g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Lá Thường sơn tẩm rượu sao vàng, Thảo quả sao cháy vỏ. Binh lang, Quế chi thái mỏng, phơi khô. Các vị tán nhỏ, rây mịn, trộn đều, đóng gói 4g, cho vào hộp kín, tránh ẩm.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 3 - 7 tuổi, mỗi lần uống 1/2 gói
8 - 10 tuổi, mỗi lần uống 1 gói
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 1, gói
- Người lớn: uống 2 - 3 gói/lần với nước nóng, ngày 2 lần, uống trước khi lên cơn 2 giờ.
* Kiêng kỵ: Các chất tanh, mỡ, sống, lạnh. Phụ nữ có thai không dùng được.

18. Viên Thảo quả Thường sơn
* Chủ trị: Sốt rét, rét nhiều nóng ít, ăn uống kém.
- Thảo quả 400g
- Hồ tiêu 20g
- Thường sơn (sao) 200g
- Phèn chua (phi) 20g
- Hoàng nàn (chế) 88g
- Bột làm hồ 100g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Hoàng nàn chế, thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Thảo quả sao cháy bỏ hết vỏ, Thường sơn tẩm rượu sao vàng, Phèn chua phi khô, Hồ tiêu phơi khô.
Các vị tán bột rây mịn, trộn đều, luyện với hồ làm viên 0,25g.
Sấy khô cho vào lọ kín, chống ẩm (trong 1g thuốc có 0,10g Hoàng nàn).
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 2 viên, ngày 3 lần
- Người lớn: mỗi lần uống 4 viên với nước chín, ngày 4 lần. Uống trước khi lên cơn 2 - 3 giờ. Trong khi lên cơn không uống.
* Kiêng kỵ: Các chất mỡ, tanh. Phụ nữ có thai không nên dùng.

19. Viên Thường sơn Riềng khô
* Chủ trị: Sốt rét mỗi ngày một cơn hoặc 2 ngày một cơn, rét nhiều nóng ít.
- Thường sơn (chế) 50g
- Gừng tươi 29g
- Dây Thần thông (khô) 50g
- Hùng hoàng 10g
- Riềng khô (khô) 50g
- Vỏ vối (khô) 50g
- Lá na (tức lá mãng cầu, khô) 30g
- Thảo quả 30g
* Cách bào chế và bảo quản:
- Thường sơn tẩm giấm sao. Dây Thần thông thái mỏng, tẩm rượu sao vàng. Riêng thái nhỏ, phơi khô.Thảo quả sao cháy vỏ.Vỏ vối thái mỏng tẩm nước gừng sao. Hùng hoàng tán bột để riêng. Lá na phơi khô. Gừng tươi thái mỏng phơi khô.
Các vị tán thành bột mịn, trộn đều, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu đen, lấy Hùng hoàng làm áo, sấy khô cho vào lọ vô trùng gắn kín.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 10 - 15 viên
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 20 - 25 viên
- Người lớn: uống 30 - 40 viên/lần/ngày với nước nóng. Uống trước cơn 2 giờ.
* Kiêng kỵ: Chất mỡ, tanh, thịt lợn, lòng lợn.

20. Viên Thường sơn Binh lang
* Chú trị: mỗi ngày một cơn hay 2 ngày một cơn, nóng nhiều hơn rét.
- Thường sơn (chế) 449g
- Bột làm hồ 100g
- Hoàng nàn (chế) 110g
- Hoạt thạch 78g
- Sài hồ (khô) 78g
- Thảo quả (khô) 150g
- Binh lang (khô) 173g
* Cách bảo quản và bào chế:
- Thường sơn tẩm giấm sao vàng, Hoàng nàn (chế) thái mỏng, sấy khô. Sài hồ rửa sạch thái mỏng sấy khô. Binh lang thái mỏng, Thảo quả bỏ vỏ, thái mỏng. Hoạt thạch tán nhỏ để riêng.
Ngoại trừ hoạt thạch, các vị đều tán bột mịn, trộn đều, luyện hồ làm viên cỡ 0,25g. Lấy bột Hoạt thạch làm áo, sấy khô, đóng lọ, tránh ẩm.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 2 viên, ngày 4 lần
- Người lớn: uống 4 viên/lần với nước chín, ngày 4 lần, uống trước khi lên cơn (khoảng 3 giờ uống 1 lần). Trong khi lên cơn không uống.
* Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng, kiêng chất sống, lạnh.

21. Viên Thường thạch
* Chủ trị: sốt rét, nóng nhiều rét ít, khát uống nhiều nước:
- Thường sơn (chế) 320g
- Hạt cau rừng (khô) 80g
- Thạch cao 240g
* Cách chế và bảo quản:
- Lá Thường sơn bỏ cuống, tẩm giấm sao (7 lần hoặc 3 lần)
- Hạt cau rừng thái mỏng
Các vị sao tẩm xong, tán nhỏ rây bột mịn trộn đều, luyện hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, sấy nhẹ đến khô cho vào lọ sạch, nút kín.
* Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em: 3 - 8 tuổi, mỗi lần uống 10 - 20 viên
8 - 10 tuổi, mỗi lần uống 20 - 25 viên
Trên 10 tuổi, mỗi lần uống 25 - 30 viên
- Người lớn: uống 30 - 40 viên/lần/ngày với nước chín, uống trước khi lên cơn 2 giờ.
- Nếu nóng nhiều, sắc nước lá tre làm thang.
* Kiêng kỵ: Các chất mỡ, tanh, cay nóng, mít, cua. Phụ nữ có thai không dùng được.

22. Bài thuốc sốt rét rừng
- Mã tiền chế 100g
- Cam thảo 20g
- Châu sa 10g
Viên bằng hạt ngô uống mỗi lần từ 5 tới 7 viên.
Trước khi uống phải ăn mật trước vài ngày. Uống trước cơn 1 giờ.

23. Sốt rét
Uống bài Tứ quân với Xuyên khung, Binh lang, Thảo quả, Cam thảo, Hậu phác, Chỉ xác.
Sắc uống hoặc tán bột.

24. Sốt rét
* Bài 1:
- Giun đất (trùng hổ) từ 3 - 4 con
- Lá chè tươi 100g - 200g
Sắc 1 lít, còn 1/2 lít, mỗi ngày uống 1 ấm, liên tục từ 4 - 5 ngày.
* Bài 2:
- Dây Thần thông 1000g
- Thảo quả 500g
- Hắc sửu 300g
- Binh lang 300g
- Hương phụ (tứ chế) 500g
- Lá Thường sơn hoặc Thanh táo 300g
* Cách bào chế: dây Thần thông tẩm rượu, sao, lá Thường sơn tẩm rượu, sao, nếu dùng lá Thanh táo thì chỉ cần phơi khô hoặc sấy khô, Thảo quả bỏ vỏ, lấy nhân sao vàng.
Hương phụ phải tứ chế với đồng tiện, phèn 50g, rượu, muối: tẩm ban đêm, sáng phơi, tán nhỏ, viên bằng hạt đậu đen.
* Cách dùng: uống 10 - 20 viên/lần, ngày 3 lần, uống liên tục cho đến hết sốt, rồi giảm liều xuống còn ngày 2 lần trong 1 tuần nữa.
- Thường sơn hoặc Thanh táo 500g
- Thảo quả 500g
- Chỉ xác 500g
- Binh lang 500g
- Hắc sửu 500g
Bào chế sao tẩm như trên. Tán bột, luyện viên với hồ, khuấy với phèn chua 50g, uống 10 - 20g/lần, 2 - 3 lần/ngày cho đến hết sốt.
Tiếp tục uống trong 1 tuần với liều 2 lần/ngày.

25. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Thường sơn 16g
- Binh lang 12g
- Trần bì 12g
- Thanh bì 12g
- Thảo quả 10g
- Hậu phác 12g
- Gừng sống 6g
Thường sơn bỏ gân lá, tẩm rượu, sao. Thảo quả, bỏ vỏ, sao.
Sắc với 700 ml lấy 300 ml chia 3 lần uống, uống đón cơn và trước khi ăn, hay đi ngủ.
Có thể làm hoàn tán, mỗi lần uống 8 - 12g; trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.
* Chủ trị: sốt rét, có cơn rét, cơn sốt, nhức đầu, khát nước, sườn tức, miệng đắng, rêu lưỡi trắng mỏng.

26. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Giun đất 4 con rạch bụng rửa sạch
- Gừng tươi 2 phân
- Nước 1 bát
- Bạc hà 2 phân
- Mật 1 thìa
Các vị giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa mật vào mà uống.
* Chủ trị: sốt rét nóng nhiều.

27. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Vảy tê tê 140 g
- Đại táo 10 quả
Đốt tồn tính mỗi lần uống 8 g
* Chủ trị: sốt rét chỉ nóng mà không lạnh.

28. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Củ riềng, sao với dầu vừng.
- Can khương, sao cháy đen.
Tán bột mịn, trộn với mật lợn viên bằng hạt ngô mỗi lần uống 40 viên với rượu, uống đón cơn.
Chủ trị: sốt rét, kèm tỳ hư, rét nhiều, nóng ít, thể hàn.

29. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Hà thủ ô sống 30g
- Thảo quả 12g
- Binh lang 12g
- Can khương 6g
- Cỏ Tháp bút (Mộc tặc) 12g
- Thường sơn (sao rượu) 16g
- Bố chính sâm 16g
Sắc với 1 lít nước, lấy 400 ml, chia 3 lần uống, có thể làm hoàn tán, mỗi lần uống 8 - 12g; trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.
* Chủ trị: Sốt rét lâu ngày, rét nhiều sốt ít, ăn uống kém, mỏi mệt, đau sườn, không khát.

30. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Sài hồ 20g
- Rau má 12g
- Can khương 8g
- Quế chi 12g
- Rau sam 12g
- Mẫu lệ nướng 12g
- Cam thảo dây 12g
* Cách bào chế và chủ trị: như bài trên.

31. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Lá na 20g
- Lá Dành dành 12g
- Lá chè xanh 20g
- Lá Thường sơn (bỏ gân) 4g tẩm rượu, sao
Các vị vò lấy nước cốt uống đón cơn.

32. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Bột lá na 120g
- Bột củ riềng khô 200g
- Bột Hậu phác chế nước gừng 120g
- Bột Hùng hoàng làm áo 4g
- Bột lá Thường sơn 200g (chế với nước giấm)
- Bột Thảo quả 120g
- Bột dây Thần thông 200g
Các vị tán bột mịn, lấy nước gừng nấu bột gạo làm hồ, luyện thuốc viên bằng hạt ngô, Hùng hoàng làm áo.
Mỗi lần uống từ 4 - 8g.
* Chủ trị: Sốt rét cấp và kinh niên thường tái phát.

33. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Vỏ vối 16g (tẩm gừng 1 đêm, sao)
- Thương truật 20g (tẩm nước gạo 1 đêm, sao)
- Củ gấu 20g (tứ chế)
- Củ chóc 12g (tẩm rượu, gừng 1 ngày đêm, sao)
- Trần bì 12g (bỏ lớp trắng)
- Thanh bì 12g
- Cam thảo dây 12g
- Hạt cau rừng 12g
- Hoắc hương 10g
Các vị tán nhỏ, rây mịn, luyện hồ làm viên, mỗi lần uống 8 - 12g với nước gừng, ngày uống 2 lần.
* Chú trị: Sốt rét ở miền rừng núi, đau nhức mình, ăn uống kém, da tái xanh.

34. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét (bài này được, song yếu tính giải độc)
- Dây Thân thông 1000g
- Lá na 200g
- Củ sả 200g
- Giun đất 200g
- Củ ráy dại (cạo vỏ) 500g
* Cách làm và dùng:
- Dây Thần thông thái mỏng, sao vàng.
- Giun đất bỏ đất, rửa sạch, sấy khô giòn.
- Củ ráy cạo vỏ, thái mỏng, sao vàng
- Củ sả thái mỏng, sao giòn.
- Lá na đồ chín, phơi khô.
Các vị tán bột, luyện hồ làm viên, mỗi lần uống 8 - 12g.

35. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét (tốt)
- Yếm rùa (tẩm giấm nướng) 20g
- Binh lang (sao giòn) 20g
- Lá Thường sơn (bỏ gân sao) 20g
- Vỏ hoặc hoa dại (sao vàng) 20g
- Dây Thần thông (sao vàng) 20g
- Hậu phác (tẩm gừng, sao) 12g
- Thảo quả (bỏ vỏ, nướng) 12g
- Củ riềng (khô) 8g
- Lá chanh (sao vàng) 8g
- Vỏ quít (sao) 8g
Tán bột mịn, luyện hồ làm viên, mỗi lần uống 4 - 8g. Có thai không được uống.
* Chủ trị: Sốt rét rừng kinh niên, sưng gan, lách.

36. Thuốc nam chữa bệnh sốt rét
- Thường sơn 40g (bỏ gân lá, sao rượu)
- Binh lang 20g
- Thảo quả 16g (bỏ vỏ sao)
- Mai ba ba 60g (tẩm giấm sao)
- A ngùy có thể thay bằng tỏi.
* Cách làm và dùng: A ngùy ngâm vào rượu hoặc nước sôi cho tan, các vị tán nhỏ, trộn với A ngùy luyện làm viên. Mỗi lần uống 8 - 12g.
* Chủ trị: Sốt rét lâu ngày sưng lách.

37. Sốt rét
- Hà thủ ô chế 500g
- Thảo quả 300g
- Thổ phục linh 400g
- Hạt cau già 200g
- Thường sơn chế 300g
- Cam thảo 100g
* Nếu cấp tính:
- Hoàng cầm 300g
- Nhãn tiều 2 lạng
* Làm viên:
- Đinh hương 1 lạng
- Phèn đen (hắc phàn) 7 lạng
- Phèn chua 2 lạng
- Đại hồi 3 lạng
- Hạt tiêu 1 lạng
* Chủ trị: Vàng da, tích báng.
* Cải tiến:
- Bỏ phèn đen và phèn chua vào chảo phi hết nước
- Nhãn tiều sao vàng
- Đại hồi sao vàng
Tán nhỏ rây kỹ
- Chữa phù thũng: gia thêm Hắc sửu
- Liều lượng: Uống mỗi lần 5 - 7 viên bằng hạt ngô, ngày uống 2 lần.
Hôn mê điên cuồng:
- Giun đất 3 con
- Cam thảo 4g
- Kim ngân hoa 20g
- Cát căn 12g
- Bồ công anh 20g
- Xa tiền 12g
- Thổ phục linh 12g
- Tỳ giải 20g
- Lõi cây chuối tiêu 2g nước
Sắc uống tươi tốt hơn, 6 tháng có kết quả.

38. Sốt rét
Chận cữ rét (phương thuốc của người Chà Và)
(1). Để bàn chân người bệnh nằm phẳng trên mặt bàn hay mặt gạch (nam chân trái, nữ chân phải), dùng một đoạn dây nhỏ đo vòng quanh bàn chân từ ngón cái ra sau gót, vòng qua các đầu ngón, gập lại đầu mối lúc đầu. Cắt lấy chiều dài đoạn dây vừa đo.
(2). Vắt sợi dây lên cổ vòng ra phía sau lưng, bỏ thòng 2 đầu mối ra phía trước ngực, song song với nhau, bằng 2 đầu, ghi làm dấu 2 đầu dây trước ngực. Cũng sợi dây đó, để trước cổ, thòng 2 mối ra sau lưng, làm y như đã làm trước ngực.
(3). Nếu rét đã có cử theo một giờ giấc nào đó, cắt lể chận trước cơn lối 30 phút, cắt lể tại 4 dấu đã ghi.

39. Sốt rét kinh niên
Vỏ cây keo tía, sắc uống.

40. Sốt rét kinh niên
Sắc nước cây mãng cầu ta, còn lại 1 xị (250 ml). Để nguội, pha ít rượu trắng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, một tuần là hết.

41. Sốt rét kinh niên
Đu đủ mỏ vịt, khoét mỗi trái 15 lỗ, nhét 15 trái ớt hiểm. Khi trái chín, gọt ăn vài trái là hết.

42. Sốt rét rừng (Bài thuốc của người thượng, tỉnh Bình Long)
* Bài 1: Mắc cỡ gai và củ sả đập dập nấu chung mà xông cho ra mồ hôi nhiều.
* Bài 2: Ăn cháo hột gà với tiêu thật cay, làm hạ cơn sốt.
* Bài 3: (rất công hiệu) Rau sam tía với me đất (giã nhỏ) và 1 chén nước, quậy đều, lóng lấy nước trong. Uống 3 lần là hết cơn sốt, người khoan khoái.
* Bài 4: Ngâm đọt ngâu non, vắt lấy nước cốt, uống cho được 3 chén 3 ngày, uống trước khi đi ngủ.

43. Sốt rét rừng lâu năm làm gan to, bụng lớn như có thai
- Cao lấy vỏ cây bông sứ (lấy phía Đông) phơi héo, sao sơ, sắc uống 2 - 3 lần là dứt luôn.

44. Sốt rét
Bài Thất Bảo hoàn, chuyên chữa chứng dương ngược
- Thường sơn 5 đc
- Binh lang 3 đc
- Thảo quả 3 đc
- Hậu phác 3 đc
- Thanh bì 5 đc
- Trần bì 3 đc
- Cam thảo 1 đc
* Cách bào chế:
- Thường sơn chưng rượu phơi khô
- Thanh bì bỏ ruột, sao với cám
- Hậu phác cạo bỏ vỏ bóc màng
- Trần bì tẩm rượu sao
- Cam thảo, Binh lang để sống
7 vị tán nhỏ, hoàn với nước cơm bằng hạt đậu xanh.
* Cách dùng:
- Người lớn: uống 30 - 50 viên/ngày
- Trẻ em: uống 5 - 10 viên/ngày
Uống với nước đun sôi hoặc nước cơm nóng.
Phụ nữ có thai không uống thuốc này.
Kiêng các thứ nếp, mỡ, rau muống, quả xanh, chuối tiêu, cá, cóc.
Chú thích: dương ngược là bệnh sốt rét thuộc về dương ngược Dương chứng thường vào buổi sáng.

45. Sốt rét
Bài thuốc này chuyên chữa bệnh sốt rét cách nhật kinh niên, có báng tích ở bên cạnh sườn.
- Tỏi củ 5 đc
- Vôi tôi rồi 2 đc
- Lá trầu không (nam 7 lá, nữ 9 lá)
- Ô long vĩ 1 đc
- Tiết ba ba 3 đc (tiết tươi càng tốt)
* Cách bào chế và cách dùng: Các vị nói trên tán nhỏ, luyện với hồ làm thành bánh to, đeo trong túi áo, mặc luôn trong người. Bệnh nặng đeo 2 tuần lễ, bệnh nhẹ 7 ngày sẽ hết cơn sốt, 3 tuần lễ báng tích sẽ tiêu hết, sức khỏe trở lại bình thường.
* Cấm ky: kiêng ăn rau muống, thịt mỡ và các loại trứng.

46. Sốt rét thành báng ở bụng
- Thường sơn 4 đc
- Binh lang 4 đc
- Thảo quả 4 đc
- Sa nhân 2 đc
- Tam lăng 4 đc
- Ô mai 2 đc
- Nga truật 2 đc
- Thanh bì 2 đc
* Cách bào chế: Thường sơn và Thảo quả tẩm giấm thanh và rượu 1 đêm. Rồi bỏ các vị còn lại với 2 vị trên, tẩm giấm thanh và rượu 1/2 ngày nữa, sao khô tán thành bột, pha 1/2 giấm với 1/2 rượu đem trộn với thuốc thật dẻo rồi hoàn thành viên bằng hạt ngô, phơi khô.
* Cách dùng: 1 - 5 tuổi: 3 viên/lần
6 - 10 tuổi: 5 viên/lần
11 - 15 tuổi: 8 viên/lần
Người lớn: 10 viên/lần
Uống 3 lần mỗi ngày với nước lã đun sôi. Uống trước khi ăn 1 giờ.
* Kiêng: trứng gà, trứng vịt, thịt lợn, gà, chó, trâu, bò, cá mè và quả đu đủ.
Không có phản ứng gì.

47. Sốt rét
(1). Cây cà gai, dùng cả cành lá và thân cây (bỏ quả không dùng) phơi khô
(2). Củ cây trang (bỏ rọc, lá, rễ không dùng)
* Cách bào chế: Hai vị này đều phơi khô sao vàng, khử thổ.
Liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống.
* Cách dùng:
- Người lớn, mỗi thứ độ 1 lạng 5 đồng cân
- Trẻ em, tùy theo tuổi mà giảm liều lượng
* Lời dặn: Cây cà gai có 2 loại: quả to và quả nhỏ nhưng chỉ dùng loại quả nhỏ mà đỏ giống như cái cúc áo dài ngày xưa.
Cây trang mọc đưới nước (ao, hồ, ruộng), lá như lá súng, hoa nhỏ trắng. Người ta thường gọi là súng trang. Nhân dân thường lấy rọc và lá làm phân xanh hoặc làm phân chuồng.

48. Sốt rét
- Lá chuối 1 nắm (Hoàng anh diệp)
- Lá dành dành 1 nắm (Chi tử diệp)
- Cây cỏ đĩ 1 nắm (Hy thiêm thảo)
- Lá ngải cứu 7 ngọn (Ngải diệp)
- Lá súng 1 nắm (Ưu đàm diệp)
- Rễ cây cỏ xước 1 nắm (Ngưu tất)
- Cây nụ áo 1 nắm
- Lá mã đề 1 nắm (Xa tiền)
* Cách bào chế và cách dùng: Các vị rửa sạch, phơi khô, sao vàng, sắc lấy nước uống.
Nếu rét trước nóng sau thì hòa vào thuốc 1 chén con rượu.
Nếu nóng trước rét sau thì hòa vào thuốc 1 chén con mật.
* Cách gia giảm: Nếu bị phong thấp thì gia Tử tô diệp, Bồ công anh, Lá cối xay mỗi thứ 1 nắm.
* Kiêng kỵ: thịt bò, ếch. Miễn phòng dục. Người có thai không dùng được.

49. Sốt rét
* Công thức: Lá sung, lá khế, lá dành đành, bưởi bung, rút dại, thòng bong, nhọ nồi.
* Cách bào chế: Lá sung lấy lá rụng xuống nước, nằm trên mặt bùn. Các thứ đều sao vàng, sắc lấy nước uống, thang bằng 3 lát gừng sống, uống 3 lần mỗi ngày.
* Chuyên chữa: Đàn ông, đàn bà, trẻ em bị chứng cảm nắng nóng, buồn tay, chân, đau mình mẩy và ho.
* Cách gia giảm:
- Ho đờm suyễn: lá thòng bong, vi quân (nhiều hơn).
- Nhức đầu, nói mê, không ngủ được: lá sung, nhọ nồi, vi quân.
- Buồn tay chân, co đau, nhức xương: lá bưởi, vi quân.

50. Sốt rét (Hàn ngược do tỳ hư, lạnh nhiều nóng ít, biếng ăn uống)
- Riềng sao với dầu vừng, Can khương sao cháy đen. Mỗi thứ 1 lạng, đem tán, mỗi lần uống 5 đc, trộn với mật lợn làm cao, lúc lên cơn sốt uống với rượu nóng, hoặc trộn mật lợn làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 40 viên, với rượu càng tốt, rất hay.
- Gừng già 3 - 4 lạng, giã nát lấy nước cốt, phơi sương 1 đêm, ngày sau uống chặn cơn trước 1 giờ, hòa đồng tiện uống là khỏi.
- Cỏ nụ áo, sắc uống chặn cơn trước 1 giờ.
- Hắc khương, tán, uống 1 lần 1 đc với rượu.

51. Sốt rét, chỉ nóng không lạnh
Xuyên sơn giáp 1 lạng, Đại táo 10 phân đều đốt tồn tính, tán.
Mỗi lần uống 2 đc với nước giấm, uống đầu canh 5 ngày lên cơn sốt.

52. Sốt rét, vừa nóng vừa lạnh
- Thanh hao hái buổi sáng mùng 5 tháng 5 Âm lịch, phơi râm, mỗi ngày dùng 4 lần. Quế tăm 1 phân, tán, sắc với rượu, uống chặn cơn trước 1 ngày.
- Giã thêm lá bí đao 1 phân.
- Tỏi củ đốt ra tro hòa với rượu uống.
- Đào nhân 100 hạt, bỏ vỏ và 2 đầu nhọn, nghiền thành cao, không cho dính nước, thêm Hoàng đơn 3 đc, hòa làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên, ngày lên cơn sốt, hướng mặt về phía Bắc uống với rượu nóng, chế thuốc này vào ngày 5 tháng 5.
- Rau sam giã nát, đem cột vào cổ tay, nam tả nữ hữu, hay lắm.

53. Kinh trị sốt rét, thể hư, nhiều mồ hôi
- Hoàng đơn, muội nồi đều nhau, tán, mỗi lần uống 3 đc với nước cơm lúc lên cơn sốt, vài lần là khối.
- Hoàng đơn thủy phi, sao khô 1 lạng, Thường sơn bóc bỏ thân, lá thái nhỏ, ngâm rượu phơi khô 3 lạng, đều tán, hòa mật, làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với rượu ấm lúc chưa lên cơn, rất hay.

54. Sốt rét
Cây Ngải giã nát, vắt lấy nước cốt, uống. Lúc không bệnh thì lấy lá hoặc vỏ cây nướng và nấu nước uống thay trà, rất hay.

55. Sốt rét lâu ngày trong bụng có cục
Hạt gấc, Xuyên sơn giáp (sao) đều nhau, tán, mỗi lần uống 3 đc với rượu, uống lúc đói, rất hay.

56. Sốt do phổi nóng, độc nhiều vào trong ngực chuyển thành, trước lạnh nhiều, sau sinh nóng, kinh hoàng không yên hoặc do thận mà phát ra gai rét, đau lưng, bón, mắt mờ, tay chân giá lạnh
Thường sơn 2 lạng bỏ gân lá, ngâm rượu; Ô mai 14 quả, lá Tre 1 nắm, đậu xị 5 cáp, Hành 10 nhánh, nước 5 bát, sắc còn 3, chia 3 lần uống trong 1 ngày, trước lúc sốt thì phải uống hết.

57. Sốt do tỳ vị nhiều đàm
Gừng sống 4 lạng, giã nhỏ vắt lấy nước cốt 1 bát, phơi sương 1 đêm, đến canh năm của ngày lên cơn sốt uống thì khỏi, chưa khỏi lại uống nữa.

58. Sốt rét do tỳ hàn
Can khương, Riềng đều nhau, tán, mỗi lần uống 1 đc, sắc với 1 bát nước còn 7 phân mà uống, rất hay.

59. Sốt rét
Ba đậu (bỏ vỏ, cán cho hết dầu) 2 đc, bồ kết bỏ vỏ với hạt 6 quả.
Đầu tán, viên với hồ bằng hạt đậu, mỗi lần uống 1 viên với nước chín thì khỏi.

60. Sốt rét rừng cùng các chứng sốt rét khác bất kỳ lâu hay mau, và chứng thũng, khát nước dữ dội
- Nước tiểu trẻ con, mật ong 2 chén khuấy đều, vớt bọt, cho uống để gây nôn, hết đàm xanh là được, không mửa thì suốt đời không khỏi.
- Khát lắm thì dùng thuốc này sắc uống, rất hay.

61. Lao ngược suy nhược
Ô mai 14 quả, Đậu xị 2 cáp, cành đào 1 nắm, cành liễu 1 nắm, Cam thảo 3 tấc, Gừng sống 1 củ, đồng tiện 2 bát, sắc còn 1⁄2, uống ấm, khỏi ngay.

62. Sốt rét thành tích báng, phế lao
Thường ăn mía ngọt, rất hay.

63. Lao ngược, lâu ngày không khỏi
- Rễ cỏ xước 1 nắm. Giã nát, sắc với 3 bát nước còn 1/2, chia làm 3, uống sáng sớm 1 lần, lên cơn sốt 1 lần, đang sốt 1 lần thì khỏi.
- Lá với rễ cỏ xước 1 nắm với 3 thăng rượu, ngâm mè uống cho khỏi say, chưa khỏi thì làm 3 lần nữa là khỏi.

64. Sốt rét mỗi ngày 1 cơn hoặc cách nhật
- Thường sơn (bỏ phần lá) ngâm rượu. Hạt cau rừng, dây dâu rừng, Trần bì, Thanh bì đều rửa qua nước nóng, thái nhỏ, sắc uống chặn trước cơn 1 giờ.

65. Trẻ con sốt rét
Lạc hương đẽo vụn, tán, lấy 3 phân hòa với sữa cho uống trước khi lên cơn.

66. Trẻ sốt rét, nóng dữ, không rét
Hoàng đơn 2 đc, hòa 1/2 nước với 1/2 mật uống. Hoặc: Mẫu lệ tán, 1 lần uống 1 đc với nước cơm.

67. Mọi chứng sốt rét của trẻ, bất cứ lâu hay mới
Cây Thanh hao (lấy ngày 5 tháng 5 Âm lịch) phơi khô, mỗi lần 2 lạng - Quế chi bỏ vỏ thô 5 đc cùng tán, mỗi lần uống 1 đc trước cơn sốt, uống với rượu lạt, mùa hè thêm 2 lạng Hương nhu.

68. Sốt rét lâu ngày
Tiểu sài hồ thang, thêm Cát cánh, Phục linh, Trần bì, Ngưu tất, tùy chứng mà gia: Đơn tía 5 lá, Trường sinh 10 lá, có thể thay bằng Kinh giới, hoặc Thương truật, Gừng 3 lát, Hành 1 củ, 1 chén con rượu đổ nước sắc uống. Nếu nóng nhiều thì thêm Sơn chi, rét nhiều thì thêm Thảo quả, nóng rét bằng nhau thì dùng cả hai thứ, không có mồ hôi thì thêm Tử tô diệp.

69. Trục ngược hoàn (do Thầy ở Bắc Giang truyền) chữa mọi chứng sốt rét mới hay lâu
Thảo quả, Binh lang đều 2 phân; Cam thảo 1 phân, Thường sơn 7 phân, tán, viên với hồ, viên to bằng quả táo; Thổ châu sa làm áo, Ngải diệp (đàn ông 7 ngọn, đàn bà 9 ngọn) nấu làm thang uống 3 viên trước khi lên cơn 1 giờ.

70. Sốt rét đã lâu
Thang Bổ trung ích khí gia thêm Thường sơn làm quân, Thảo quả chút ít, Khương với Táo sắc uống.

71. Chữa chứng sốt rét mới phát cơn về âm phận, rét nhiều nóng ít
Tứ quân thang hợp với Tiểu sài hồ, gia thêm Thường sơn làm quân, Thảo quả chút ít, sắc uống trước khi lên cơn 1 giờ.

72. Sốt rét mới hay lâu đều chữa khỏi
Thường sơn (tẩm rượu 2 đêm, phơi âm can, chưng với rượu), Trần bì, Thanh bì, Binh lang, Đại phúc bì đều 1 phân, Cam thảo 1/2 phân, nấu sôi 1 dạo, bỏ nước đầu rồi lại đổ vào 1 bát nước nấu uống trước khi lên cơn 1 giờ. Lại có phương gia vỏ duối (tức Hoàng sanh bì) phơi sương 1 đêm rồi uống.

73. Thuốc chữa sốt rét hiệu nghiệm
Thường sơn tán bột 2 đc, Ô mai nhục 4 quả nghiền, hòa với rượu uống đón trước cơn sốt.

74. Chữa sốt rét không kể mới hay lâu
Thường sơn 1 lạng thái nhỏ, ngâm với rượu rồi lấy ra, tán, mỗi lần dùng 2 đc, đổ vào 1 chén nước, sắc còn 1/2 chén, bỏ bã để nguội, canh năm thì uống.

75. Chữa sốt rét
Hoạt thạch (nung lửa) 4 lạng, Hoắc hương 1 đc, Đinh hương 1 đc, Thanh hao 1 nắm tán bột, uống với nước cơm. Lấy lá mướp giã nát ra, cho vào tí muối, rồi đắp lên chỗ mạch khí khẩu ở cổ tay, ngoài buộc miếng vải cũ, trai tay trái, gái tay phải. Phương này rất hay.

76. Bệnh sốt rét nôn mửa
Phèn xanh 1 lạng; Can khương, Bán hạ chế với gừng mỗi vị 1/2 lạng tán nhỏ, uống 1/2 đc với giấm trước khi lên cơn.

77. Chữa các chứng sốt rét
* Bài 1: Rau Cúc tần giã nát, lấy nước cho 1 ít đường cát, ngày lên cơn sốt thì uống chặn cơn.
* Bài 2: Phụ tử 5 đc; Nhân sâm, Đan sâm mỗi vị 1 đc. Viên với mật, lúc chưa phát sốt uống liền 16 viên, nếu sức thuốc đã vừa mức, thì sẽ mửa, chưa mửa lại uống.

78. Tỳ vị tụ đàm, phát ra sốt rét
Gừng sống 4 lạng giã lấy nước; rượu 1 chén, phơi sương 1 đêm.
Đến canh năm của ngày phát cơn rét, đứng quay mặt về phía Bắc mà uống sẽ khỏi, chưa khỏi lại uống thêm.

79. Sốt rét mà khát nước dữ dội
Nước đồng tiện hòa mật nấu sôi, uống hết ngay.

80. Tỳ hàn, khí của ngũ tạng đều hư, âm tà thắng dương, phát ra sốt rét, rét nhiều nóng ít
Thảo quả 1 quả, Phụ tử 1 củ, tẩm nước muối 7 lần, chia làm 2 bận uống, nước 1 bát, táo 7 quả, gừng 7 lát, phơi sương 1 đêm. Sau lại đem đun, uống ấm, uống trước cơn sốt, chưa khỏi lại uống.

81. Sốt rét nóng nhiều không rét, và sốt rét lâu khỏi
Xuyên sơn giáp 1 lạng, Táo 10 quả cùng đốt tồn tính, tán bột uống lúc canh năm vào ngày phát sốt, uống với nước giếng ban mai, mỗi lần 2 đc.

82. Hư hàn sốt rét
Thịt chó vàng nấu canh, cho Ngũ vị vào mà ăn.

83. Sốt rét đã lâu không khỏi
Ké đầu ngựa, Bạch cương tàm 1 con tán nhỏ, viên với hồ, Chu sa làm áo, uống 1 lần khi mặt trời chưa mọc, ngoảnh mặt về hướng Đông, dùng 7 tấc cành đào sắc làm thang mà uống.

84. Sốt rét kinh niên
Thường sơn, Hoàng liên mỗi vị 1 lạng, tẩm rượu 1 đêm, uống 5 cáp, chặn trước cơn sốt, đến lúc lên cơn lại uống, nóng thì thở ra lạnh, lợi đại tiện, không ai là không khỏi.

85. Năm chứng sốt rét không khỏi
Dạ minh sa, tán nhỏ uống với nước chè nguội 1 đc.

86. Sốt rét đã lâu không khỏi, hoặc 1 ngày một cơn, hoặc 2- 3 cơn 1 ngày, hoặc 2 - 3 ngày 1 cơn
Ngũ linh chi, cáu gầu ở trên đầu mỗi vị 1 đc, vôi đá ở tường thành cổ 2 đc, nghiền bột, viên với cơm, lúc canh năm uống với nước mưa, mỗi lần 1 viên.

87. Chữa sốt rét
Thường sơn, Nam sâm, Thảo quả, Cam thảo, Binh lang khô, tán bột lấy rượu làm thang mà uống.

88. Tà khí sốt rét
Đuôi trâu đen đốt ra tro, uống với 1 thìa rượu, ngày 3 lần.

89. Sốt rét đã lâu có báng
Hột gấc, Xuyên sơn giáp (sao) 2 vị đều nhau, tán bột, uống với rượu lúc đói, mỗi lần 3 đc.

90. Chữa sốt rét đã từng kinh nghiệm (Phương gia truyền)
Thường sơn làm quân, Nam sâm làm thần, Thảo quả, Binh lang làm tá, Cam thảo làm sứ, rượu 1 bát, cho thêm nước, sắc uống đón cơn.

91. Sốt rét cách nhật và bệnh sốt rét rừng
Thường sơn tẩm rượu, Trạch lan sao, cây Chỉ thiên, Trần bì cạo xơ trắng, sao rồi viên với cơm, to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với rượu, gia thêm Hoắc hương sao, hoặc sắc uống cũng được, kiêng giấm. Nếu lâu không khỏi, lấy thuốc phơi sương 10 viên, đêm uống rất mau khỏi.

92. Chữa người lớn, trẻ con bị sốt rét thành báng
Phèn đen 1 lạng, muối 3 lạng, lấy cái nồi đất rắc muối ở dưới, đặt phèn đen ở giữa, lại rắc muối lên, đậy lại, trát bùn đất kín ngoài nồi, đem nung 1/2 ngày, lấy ra, bỏ muối, lấy phèn bọc giấy bản thành từng viên mà uống.

93. Sốt rét
Lộc giác (sừng hươu) nghiền xong tán nhỏ, lấy sữa hòa 1 đc uống đón cơn.

94. Trị sốt rét ngã nước
- Lá Thường sơn sao 4 lạng
- Đậu xanh 4 lạng
- Hạt tiêu 2 lạng
- Thảo quả 2 lạng
Lá Thường sơn sao với rượu 3 lần, sau sao vàng, đổ xuống đất úp nồi rang lại, Thảo quả bóc vỏ ngoài, các vị kia cũng sao vàng tán nhỏ. Khuấy hồ và viên hạt ngô, mỗi lần uống 15 viên, ngày 2 lần. Trị sốt rét ngã nước mỗi ngày 1 lần hay cách ngày 1 lần.

95. Hoàn sốt rét số 1
- Vỏ mồng cua (cây hoa) 8 lạng
- Trần bì 5 đc
- Dây Thần thông 1 lạng
- Thảo quả 1 lạng
- Miết giáp sao giấm 1,5 lạng
Vỏ mồng cua, dây Thần thông đều thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước đặc, cô lại cho dẻo, làm viên. Mỗi lần uống 10 viên, trẻ em tùy lớn nhỏ mà phân liều lượng.

96. Hoàn sốt rét số 2
- Vỏ mồng cua 1 lạng
- Lá na (mãng cầu ta) 2 đc
- Đọt dứa non 5 đc
Ba thứ sao vàng rồi đổ xuống úp nồi nung lại, để nguội, đem sắc với 2 bát nước còn 5 phân mà uống. Dùng 5 thang. Có thai không nên uống.

97. Sốt rét ngã nước lâu ngày thành báng sưng lá lách
Vỏ móng cua sao vàng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đc với rượu, ngày uống 3 lần vào lúc đói và lúc lên cơn. Có thai không nên uống.

98. Sốt rét
Chỉ một vị Thân thông thái nhỏ, sao với rượu, mỗi lần dùng 2 lạng sao với nước 3 bát nước còn 8 phân.
Lá na 1 nắm to rửa sạch, giã nát lấy nước trong hòa đều, lọc lấy 1 bát nước để vào 1 vài hột muối, đem phơi sao, đến 12 giờ khuya thì uống.

99. Sốt rét kinh niên
- Thường sơn 4 lạng
- Cam thảo 3 đc
- Đương quy 2 lạng
- Thảo quả 5 đc
- Binh lang 1 lạng
- Hà thủ ô 5 lạng
- Miết giáp 4 lạng
Thường sơn sao với rượu 3 lần, phối hợp với các vị khác, nấu với 10 lít nước còn 4 lít thì lọc bỏ bã, cô lại thành cao còn độ 1 bát, lại chế vào 1/2 lít rượu rồi nấu lại cho đến khi đứt thì chế vào 1 thìa cà phê dâu quế, để nguội, cho vào chai đậy kỹ. Mỗi lần ăn cơm xong uống 1 ly nhỏ.

100. Sốt rét kinh niên
- Thường sơn sao rượu 8 lạng
- Cam thảo 8 lạng
- Cát căn 6 lạng
- Binh lang 4 lạng
Tán nhỏ khuấy hồ trộn vào, quết nhuyễn vò viên bằng hạt ngô.
Mỗi lần uống 5 viên với nước hòa tan, ngày uống 2 lần, chỉ uống trước cơn sốt hoặc sau cơn sốt.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.