Rau muống - Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae. Rau muống thường mọc ở bờ ao, hồ, những nơi đất ẩm, bò lan trên mặt nước hay trên đất. Dây hình trụ to bằng chiếc đũa, có mắt, rỗng ruột. Lá màu lục, hình đầu mũi tên, mọc ở mắt dây. Hoa màu trắng hoặc tím lợt, hình cái phễu.
Rau muống trước kia chỉ là món ăn đặc sản của đồng bào các tỉnh phía Bắc, nhưng ngày nay, nó đã được phổ biến rất rộng rãi và đã trở thành món ăn quen thuộc của mọi gia đình khắp nước ta.
Rau muống là một sản phẩm có giá trị trên thị trường, lại là cây dễ trồng. Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc cắt ngọn cây mà giâm nơi mé ao, có đất ẩm ướt trong ít lâu, thì nó bò lan ra đầy ao.
Rau muống là món rau quen thuộc hàng ngày của nhân dân ta. Có thể chế biến thành những món ăn như Rau muống bào (cọng Rau muống được chẻ ra thành sợi nhỏ) dùng để trộn các thứ gỏi và ăn độn để thế cho rau ghém bắp chuối và cây chuối, làm dưa chua (chỉ dùng cọng muối chua có màu vàng ăn chua mà giòn như dưa Cải), Rau muống luộc (dùng đọt non để nguyên lá rửa sạch luộc vừa chín mềm, ăn cả cái và nước) và Rau mưống xào (xào với mỡ, xào riêng hoặc lẫn với thịt). Có khi người ta còn dùng ngọn Rau muống non nhúng vào lẩu nóng để ăn như một loại Rau cải.
Rau muống có giá trị dinh dưỡng cao, trung bình trong 100g rau có protein 2,7g; glucid 5,6g; lipid 0,4g; tro 1,3g; các chất khoáng như calcium 60mg; phosphor 42mg; sắt 2,5mg và kali 169mg. Có các vitamin: caroten 2,865mg; B₁ 0,09; B₂; 0,16 và C 47; PP 1,1mg. Nhiệt lượng do 100g rau muống cung cấp cho cơ thể là 30 calo. Trong rau muống, còn có nhiều loại acid amin cần thiết như Lizin (0,14), Metionin (0,07), Triptophan (0,04), Phenilalanin (0,14), Treonin (0,14), Valin (0,10), Leucin (0,15), Isoleucin (0,11), Arginin (0,18), Histidin (0,06) (Tài liệu của Viện vệ sinh dịnh tễ, 1972).
Để dùng làm thuốc, người ta thu hái toàn cây hoặc rễ, thường dùng tươi. Rau muống có vị ngọt và dịu, tính mÁt. có tác dụng chống độc, chống viêm, lợi tiểu, cầm máu. Thường được chỉ định dùng chữa : 1. Ngộ độc thức ăn; 2. Ngộ độc lá ngón, thạch tín, nấm độc, ngộ độc thuốc; 3. Giảm niệu, đái ra máu; 4. Chảy máu cam, họ ra máu. Trĩ xuất huyết, dạ dày xuất huyết v.v...
Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay chiết dịch dùng tươi. Dùng ngoài giã nát đắp. Sau đây là một số công thức thường dùng:
- Ngộ độc thức ăn: Rau muống (toàn cây hoặc rễ) 500-1000g giã ra, chiết dịch dùng uống. Có thể phối hợp với Đậu xanh 120g, rễ Cam thảo bắc 30g, dùng sắc uống thì kết quả tốt hơn.
- Chảy máu cam: Giã một ít cọng Rau muống với đường, thêm nước uống từ từ.
- Đái ra máu, trĩ xuất huyết: Rau muống tươi 500g, chiết dịch, thêm mật ong vào mà uống từ từ. Trong trường hợp chảy máu dạ dày, dùng 100-150g Rau muống (lấy đọt) thêm lòng trắng trứng, dầu dừa, đường thốt nốt, đâm nhuyễn ăn từng muỗng cà phê, sau đó uống thuốc cầm huyết, bổ huyết.
- Kiết nhiệt (có máu lẫn đờm): Ngọn Rau muống ao 1 nắm, vỏ quả lựu (nướng), rong nước mưa (nướng) mỗi thứ một nhúm. Sắc uống.
- Phong nhiệt (khí uất, sưng mình, đường tiểu không thông): Rau muống 12g, đọt Rau trai, lá Dâu tằm, lá Cối xay, lá Muồng trâu (sao), hột Mã đề, Rễ dừa non, mỗi thứ 8g, vỏ Quýt và Gừng sống mỗi thứ 4g sắc uống.
- Phong thũng: Đọt non Rau muống tía, cây Vòi voi, mỗi thứ một nắm, cua đồng l con và một chút muối. Đậm nát, xào giấm mà đắp nơi đau.
- Đàn bà đẻ khó, dùng đọt Rau muống ao 1 nắm, đâm vắt nước, pha vào một chút rượu mà uống.
- Huyết vận, mày đay, phong lở ngứa: Đọt non Rau muống tía 7 cái, đường thẻ 1 cục nhỏ, đâm nát mà đắp.
- Rắn trun cắn: Dọt Rau muống tía 7 cái, đâm vắt nước, pha một chút muối mà uống, còn bã đem đắp vào vết cắn.
Rau muống thường được dùng để giải mọi thứ chất độc cuả các thứ thuốc hoặc có thể cứu được những người nhỡ uống nhằm những vị trái vớt thuốc hoặc trái với bệnh. Ngay cả trường hợp bị nhiễm chất độc hoá học cũng có thể dùng Rau muống để giải độc.
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Nhận xét
Đăng nhận xét