Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chữa Mụn Nhọt Mẩn Ngứa

CÂY RAU LÀM THUỐC - CHUỐI

Chuối - Musa spp. thuộc họ Chuối - Musaceae là những toài cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Chuối có thân giả do những bẹ lá dài hình máng bó lấy nhau thành một khối hình trụ. Khi cây Chuối còn non, ta ăn nõn Chuối, chính là nõn thân giả; còn thân thật là phẫn nằm đưới đất mà ta thường gọi là củ Chuối; khi chuối ra buồng, ta mới thấy một cuống của cả cụm hoa từ củ Chuối vọt lên đưa dần buồng Chuối lên cao.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CHÙM NGÂY

Chùm ngây – Moringa oleifera Lam. thuộc họ Chùm ngây - Moringaceae. Cây gỗ nhỏ, cao đến 10m. Lá kép thường 3 lần lông chim, có 6-9 đôi lá chét hình trứng, mọc đối. Hoa trắng, có cuống, hơi giống hoa đậu, mọc thành chuỳ ở nách lá, có lông tơ; lá bắc hình sợi. Quả nang treo, có 3 cạnh, dài 25-30cm, hơi gồ lên ở chỗ có hạt, khía mình dọc: Hạt màu đen, to bằng hạt đậu Hà lan, tròn, có ba cạnh và ba cánh màu trắng, dạng màng.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI TRỜI

Với tên Cải trời, người ta thường dùng chỉ 3 loài cây cùng một chi (Blumea subcapitata DC. Blumaea glandulosa DC. và Blumea lacera (Lamnk.) DC) thuộc họ Cúc - Asteraceae. Có người nói loài thường dùng làm thuốc là Blumea lacera. Loài này cùng với loài Blumea glandulosa có lá dùng nấu canh ăn được. Còn có một số loài khác cùng chi như Blumea fistulosa (Roxb.) Kurz và Blumea riparia (Blume) DC. Cũng có lá và ngọn non nấu canh ăn được như các loài trên. Ở đây chỉ nói đến loài Cải trời hay Cỏ hôi, Bù xít - Blumea lacera DC. là loài được nghiên cứu nhiều hơn.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI CANH

Cải canh hay Cải bẹ xanh thường gọi là Rau cải - Brassica juncea (L.) Czern. et Coss., thuộc họ Cải - Brassicaceae là loại rau thường được trồng phổ biến để làm rau ăn sống hoặc nấu canh với tép, tôm, cả lóc, thịt lợn nạc... hoặc dùng muối dưa (cũng như Rau cải củ hay lú bú) có thể muối xả hay muối nén nguyên cây. Dưa cải là món ăn rất thông dụng. Nó có thể chế biến ra thành những món ăn khác nhau như dùng ăn ngay chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấu canh với thịt, với cá, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt, hay kho với lòng heo, nước tương, kho với thịt v.v.. Dưa cải có thể muối ăn liền (chọn cây có ngồng, cắt khúc phơi héo rồi muối trong l-2 ngày để ăn) hoặc muối dưa để lâu (phải để nguyên cây rồi phơi héo rồi muối vào khạp để ăn trong 2-3 tháng).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI BẮP

Cải bắp, Bắp cải hay Sú - Brassca oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải – Brassicaceae. Cây mọc khỏe có lá rộng, lượn sóng. Thân to và cứng, mang những vết sẹo của những lá đã rụng. Chùm hoa ở ngọn gồm nhiều hoa có 4 lá đài màu lục và 4 cánh hoa màu vàng. Cải bắp có nguồn gốc từ loài cây cải hoang dại ở các vách đá Đại tây dương. Các quá trình lai, tuyển chọn, xáo trộn di truyền đã làm cho loài cây hoang dại biến đổi thành nhiều thứ: Cải bắp trắng, Cải bắp đỏ, Su hào, Cải hoa (suplơ).

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ RỐT

Cà rốt (từ chữ Pháp là carotte). - Daucus carota L. ssp, sativus Hayek, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae, là một trong những cây hàng đầu về giá trị dính dưỡng trong các loại rau thường dùng. Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa khác thì màu trắng hay hồng. Hạt cà rốt có vỏ hoá gỗ và lớp lông cứng che phủ. Cà rốt là một trong những loại rau trồng rộng rãi nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Người La mã gọi Ca rốt là nữ hoàng của các loại rau... Cà rốt cũng được trồng nhiều ở nước ta. Hiện nay, các vùng rau của ta đang trồng phổ biến 2 loại Cà rốt: một loại củ có màu đỏ tươi, một loại có màu đỏ ngả sang màu da cam.

CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ CHUA

Cà chua - Lycobersicum esculetum Mill., thuộc họ Cà - Solanaceae. Cây thảo sống theo mùa. Thân tròn, phân nhánh rất nhiều. Lá kép lông chim chia thuỳ. Hoa màu hồng ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, có 3 ô, khi chín màu hồng hay màu vàng, trong chứa chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹp. Cà chua gốc ở Pêru, được nhập trồng vào nhiều xứ nhiệt đới.. Cà chua được đem vào trồng ở nước ta cuối thể kỷ 19 ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và một số vùng núi cao. Do trồng trọt mà ta đã tạo được nhiều giống trồng. Có giống quả tròn đẹp, đúng như quả hồng (Cà chua hồng), màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ thắm, thịt quả dày, ít ngăn; có loại Cà chua có múi (Cà chua múi). Gần đây, ta có nhập trồng các giống Cà chua Ba lan (Cà chua Yên mỹ), Cà chua số 7 (từ giống Cà chua Hung-ga-ri) Cà chua HP5 (từ giống Cà chua Nhật) và Cà chua Đại hồng (từ giống của Trung quốc); các giống này có phẩm chất ngon, có thể dùng ăn và xuất khẩu.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BỌ MẨY

Bọ mẩy hay Đắng cay - Clerodendron cyrtophyllum - Tutrcz, thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Cây bụi hay cây nhỡ cao khoảng 1,5m, có các cành non mầu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn; lá mọc đối, hình bầu dục mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2,5-7cm, chóp nhọn và thường có mũi, gốc tròn hay nhọn; phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng (ít khi đỏ) họp thành ngù, ở đầu các cành phía ngọn cây; nhị hoa thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạch có đài tồn tại.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÍ ĐAO

Bí đao, Bí phấn hay Bí xanh - Benincasa hispida (Thunb.) Cogn., thuộc họ Bầu bí - Cucurbtaceae. Cây thảo sống một năm, mọc leo dài tới 5m, có nhiều lông dài; lá hình tim xẻ 5 thuỳ chân vịt, tua cuốn thường phân nhánh 3; hơa đơn tính màu vàng, quả thuôn dài, lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài nặng 3-5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp. Bí đao gốc ở Ấn độ, được trồng ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và miễn đông châu Đại dương. Ở nước ta, bí đao được trồng phổ biến khắp mọi nơi, nhất là quanh các thành phố, thị xã.

CÂY RAU LÀM THUỐC - BÈO SEN (BÈO TÂY)

Bèo sen hay Bèo tây, Bèo Nhật bản, Lục bình - Eichhormia crassipes (Mart) Solms, thuộc họ Bèo sen - Pomtederiacae. (Cây thân thảo, sống nhiều năm, nổi trên mặt nước hoặc bám nơi đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước của cây thường thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất mùn. Lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phình lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa hình bông hay chuỳ ở ngọt dài 15 cm hay hơn. Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím. Các lá đài và cánh hoa cùng màu hàn liền với nhau ở gốc; cánh hoa trên có một đốm vàng. Quả nang, nhưng ít khi gặp.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TOA CĂN BẢN

TOA CĂN BẢN (Trị nhiều bệnh do  Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sáng lập) ST Tên nguyên phụ liệu Đơn vị Số lượng cho 1 thang 1 Rễ tranh Gam 8 2 Rau má Gam 8 3 Lá muồng trâu Gam 4 4 Cỏ mực Gam 8 5 Cỏ mần trầu Gam 8 6 Ké đầu ngựa Gam 4 7 Cam thảo đất Gam 4 8 Gừng khô Gam 2 9 Củ sả Gam 4 10 Trần bì Gam 4

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA THŨNG ĐỘC, GHẺ LỞ

THŨNG ĐỘC, GHẺ LỞ 30 Bài thuốc Thũng độc 1. Mọi chứng thũng độc - Nhựa thông, bỏ vào nồi đất cô cho đặc, nhỏ vào nước không tan, 4 lạng gỉ đồng 1 đc. Hạt Thầu dầu 2,5 đc 2 vị cùng tán cho nhựa thông vào quấy đều, làm thuốc cao dán chỗ đau. 2. Nhọt sưng không có đầu - Gai bồ kết, đốt, tán. Định hương, Đại hồi, Đại hoàng, Hạt vông đều nhau như chỗ nhọt mới nối mà chưa mưng mủ thì dùng dầu vừng nấu với thuốc trên cho thành cao phết vào. - Xác rắn, đốt ra tro, tán, trộn với mỡ lợn, bôi. 3. Nhọt độc chạy từ chỗ này sang chỗ khác - Củ Sơn thù, Hạt gấc, 2 vị bằng nhau mài với rượu ngon, phết.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - TIÊU ĐỘC - TIÊU VIÊM

TIÊU ĐỘC -  TIÊU VIÊM 6 Bài thuốc 1. Thiết đã tán - Thuốc bột, mỗi gói 1g * Công thức: - Bột Hồng hoa 0,06g - Long não 0,034g - Bột Xạ hương 0,006g - Huyết kiệt 0,39g * Công dụng: Chữa thương tích máu tụ làm cho vết thương mau lành, chống ngất, cho chữa mụn nhọt bị sưng tấy. * Liều dùng: - Trung bình người lớn có thể uống 5-6 gói trong 1 ngày. - Trẻ em tùy tuổi uống 1/5, 1/4, 1/3, 1/2, 2/3 liều người lớn. - Uống xa bữa ăn. - Phụ nữ có thai, đang hành kinh không được uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA NHỌT ĐỘC

NHỌT ĐỘC 88 Bài thuốc 1. Chữa hết thảy ung độc phát bối gần chết - Lấy củ chuối giã nát đắp vào. 2. Phong sang (ghẻ lở) - Hùng hoàng tán bột hòa nước bôi vào. 3. Lên đinh sang gần chết - Cúc hoa giã lấy nước 1 cân, uống sống ngay. 4. Ghẻ lở - Hạt máu chó, hạt củ đậu, củ nghệ (bằng nhau), Lưu hoàng chút ít, hòa với mỡ lợn bôi vào, trẻ con dùng dầu vừng hòa với thuốc mà bôi. 5. Phong ngứa sinh ghẻ lở suốt năm - Lấy lá Nhân trần nấu đặc bôi vào.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DỊ ỨNG

DỊ ỨNG 10 Bài thuốc 1. Nổi mề đay (1). Lá khế chua đâm nát bọc vải mà chà xát. (2). Lá mù u tươi, để trên than xông khói, cử ra gió. (3). Bèo cái tía tươi 100g - Lá muồng trâu 16g Sắc 600ml lấy 300ml, người lớn chia 2 lần uống. (4). Đâm lá bồ ngót tươi với tí muối, cần thì thêm nước, vắt cho được nửa chén nhỏ uống thì thật hay. 2. Dị ứng mẩn ngứa toàn thân - Cao lá Bồ công anh 18g (sao qua) - Lá gai rừng 18g (dùng tươi) - Sài đất 15g (sao) - Lá đơn 14g (dùng tươi) - Quả ké đầu ngựa 14g (sao cháy gai) Các vị làm thang sắc uống.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH LẬU

LẬU 16 Bài thuốc 1. Lậu nhiệt nóng nảy rất gay Nước tiểu nóng đỏ nóng lây cùng mình Mía lau năm lóng đều thinh Rạ lúa 1 nắm sạch tỉnh uống liền. 2. Tơ hồng dây một nắm nâng Giã vắt lấy nước trộn lần dừa xiêm Uống sao thấy mát thấy êm Đi tiểu thông chỗ không kểm làm chi. 3. Lài dây nắm lá sạch đi Củ hủ đủng đỉnh đẽo thì nó ngon Cá lóc bắt lấy 1 con Muối đen 1 chút đâm giòn vài giây Phơi sương sáng sớm uống ngay Cá lóc chưng nấu sáng ngày mà ăn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA GIANG MAI

GIANG MAI 16 Bài thuốc 1. Chữa các chứng giang mai - Xạ can 3 lạng, Ô dược 1 lạng, Phác tiêu 2 phân, Đại hoàng 3 đc, Địa cốt bì chút ít, Phòng phong, Liên kiều đều 3 lạng, Thuyền thoái 1 lạng, Kinh giới, Hoàng cầm đều 3 đc, Phù lưu diệp 1 lạng, rễ cà pháo, 3 bát nước nấu còn 1 bát uống khi đói nếu chứng đàn ông thì thêm Trân châu, lại phương khác gia thêm Ngưu tất, Ý dĩ nhân. 2. Chữa mọi chứng giang mai - Hoạt thạch, Hùng hoàng, đều tán viên và hồ to bằng hạt ngô đồng, Bách thảo sương làm áo, mỗi lần uống 5 viên. - Nếu đau bụng, uống với rượu. - Nếu đau ruột, uống với nước lã.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA HỘT XOÀI

HỘT XOÀI 14 Bài thuốc 1. Hắc Khiêu ngưu sao qua, Xạ can, Kim ngân hoa, Long đởm thảo đều bằng nhau, rượu 1 chén, nấu cách thủy, sôi kỹ, đợi nguội uống là tiêu. 2. Rau dệu tía, bèo tía, gừng sống đều bằng nhau cũng giã với ít muối, sắc sôi lấy 1 chén nước, uống, bã đắp chỗ đau, nhưng trước đó dùng nước vôi vẽ 1 khoanh chung quanh cho độc khỏi chạy sang chỗ khác. 3. Bồ kết đập nhỏ, để giấp vào, nấu lấy nước đặc, bỏ bã, cô thành cao đắp vào.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA HẠ CAM

HẠ CAM 10 Bài thuốc 1. Quả mướp cả hột giã lấy nước, hòa với bột Ngũ bội tử xức vào nhiều lần. 2. Đầu ngọc hành nổi mụn, loét như hột thóc: Rêu đất (lấy ở chỗ đất ẩm thấp có đọng nước) sấy khô, tán, rắc. 3. Đầu âm lạnh, đau buốt chạy vào sưng, to bìu đái, đau đến chết người: hột Mã đề tán bột, uống 1 đc với nước cơm là khỏi. 4. Hạ bộ lở, ngứa, chảy nước, đại tiểu tiện ít, ăn uống giảm sút, mặt mình hơi sưng: Rau sam 4 phần, Thanh đại 1 phần, cùng nghiền bột, đắp chỗ lở là khỏi.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA BỆNH CỔ HẦU HỌNG

CHỮA BỆNH CỔ HẦU HỌNG 73 Bài thuốc Yết hầu là một bộ phận rất quan trọng, người xưa chỉ yết hầu là bao gồm cả đường hô hấp và ăn uống. Nếu yết hâu bị đau, cần điều trị kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh đau yết hầu thường thấy: cổ họng bị nghẹt, có lúc sưng, nóng, đỏ hoặc hồng nhợt, nuốt nước miếng cũng đau, có khi đau không ăn uống được. Có lúc đột nhiên trong cổ bị tắc nghẹt sưng đau, nói không ra tiếng, nước nuốt không xuống là bệnh thuộc cấp tính, cần điều trị kịp thời. 1. Hầu họng tê sưng đau Tùng dương, Cam thảo mỗi vị 1/2 lạng, Thanh đại 1 lạng tán bột, viên với hồ và giấm, ngậm mỗi lần một viên. Hoặc Thổ chu nấu lấy nước, mài Thạch giải uống; gia thêm Đơn sa, Chu sa, Thần sa để đắp ngoài cổ họng. 2. Lưỡi sưng họng đau sinh ra cục thịt thừa trong họng Lấy quả cân bằng sắt nung đỏ, nhúng vào một chén rượu như tôi thép, lấy rượu đó ngậm nuốt dần. 3. Hầu họng đau đớn Ngân chu, Hải phiêu tiêu đều nhau, tán bột, thổi vào họng cho nước miếng chảy ra.