Chuối - Musa spp. thuộc họ Chuối - Musaceae là những toài cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta.
Chuối có thân giả do những bẹ lá dài hình máng bó lấy nhau thành một khối hình trụ. Khi cây Chuối còn non, ta ăn nõn Chuối, chính là nõn thân giả; còn thân thật là phẫn nằm đưới đất mà ta thường gọi là củ Chuối; khi chuối ra buồng, ta mới thấy một cuống của cả cụm hoa từ củ Chuối vọt lên đưa dần buồng Chuối lên cao.
Chuối trông được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loài Musa acuminata và Musa balbisiana. Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200-300 giống Chuối hiện được trồng trên thế giới. Ở nước ta, có nhiều giống Chuối trồng khác nhau, phân biệt bởi hình dạng của quả, độ dày và màu sắc của vỏ quả, mùi vị và màu sắc của thịt quả ... Có thể sắp xếp các giống phổ biến thuộc hai nhóm:
- Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) có đến 5 giống mà phổ biến là giống lùn cao và lùn thấp là giống Chuối ăn tươi điển hình có hột chuyển hết thành đường, dễ tiêu hoá.
- Nhóm giống chuối tây (Chuối sứ) quả to và ngắn hơn Chuối tiêu, vỏ cũng mỏng hơn. Giá trị calo cao hơn Chuối tiêu, nhưng nhiều bột hơn, nên có thể luộc, có thể chiên. Dùng làm rau (nõn thân giả, hoa chuối) ít chát hơn chuối tiêu.
Còn có các giống Chuối khác như Chuối bôm, có quả hơi chua nếu chưa chín kỹ, buồng nhỏ; Chuối bột không ăn tươi mà để lấy tinh bột; Chuối ngự, Chuối cau Có quả nhỏ ngắn, vỏ mỏng, thật thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buổng nhỏ, sản lượng lại thấp...
Chuối dễ trồng, tốn ít công, thu hoạch luân chuyển có quả quanh năm. Chuối chín thuộc loại quả ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng. Quả chuối xanh chứa 10% tinh bột, Chuối chín chứa 16-20% glucid, 1,2% tinh bột, 0,5% lipid, 1,32% protein. Trong 100g quả chuối có 8mg calcium, 28mg kalium, 0,6 sắt và các vitamin: 0,12mg caroten, 0,04mg vitamin B1; 0,05 vitamin B2; 0,07mg vitamin PP và 6mg vitamin C.
Quả chuối xanh có thể thái mỏng dùng ăn với mắm cá, dùng luộc ăn, làm đồ chay và nấu giấm ốc và đậu phụ. Bắp Chuối, nõn Chuối góp phần vào thành phần rau ghém, dùng để trộn gỏi, để ăn độn với các món ăn khác. Rau ghém rất thông dụng và được nhiều người ưa thích. Có thể làm rau ghém bằng bắp chuối hột và chuối xiêm (chuối sứ) còn các thứ chuối khác đều có vị đắng. Bắp chuối dùng thái lát thật mỏng như thái lá thuốc, được ngâm trong nước có chanh hay khế rồi rửa sạch, để ráo, trộn với các lọai rau thơm, rau húng quế, rau răm xắt nhuyễn dùng để ăn ghém hay làm nộm ăn ngon. Cũng có thể dùng thân cây Chuối hột hay Chuối xiêm còn tơ (chứa trổ quầy), lấy lõi giữa của thân (thực ra các bẹ của lá Chuối xếp vào nhau tạo thành) đem xắt thành từng khoanh thật mỏng rồi cũng ngâm trong nước lã pha chanh hay khế chua, sau đó rửa sạch, để ráo nước, rồi đem trộn với các loại rau thơm khác. Rau ghém bắp chuối cũng như thân chuốt, dùng để trộn gỏi gà, gỏi ốc, gói tép hoặc ăn độn với bún riêu, bún nước lèo, bún cà ri...
Bắp chuối (phần đầu ngọn của cụm hoa chuối) không trổ hết, cũng thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hay muối lạc rang cho phụ nữ ít sữa ăn vài ba bữa liền thì có nhiều sữa và nhuận tràng; cũng dùng tốt cho người già trị táo bón.
Nước trong cây Chuối (đùng lóng nứa tép đóng vào mà hứng) làm thuốc thanh nhiệt giải khát chữa nóng quá sinh cuồng. Chuối xanh phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi tán bột ăn hàng ngày, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những nó làm cho màng nhầy dày lên đúng mức để tránh không bị lở loét dễ dàng mà còn làm cho lớp màng nhầy dày lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất kỳ chỗ loét nào hiện có.
Ở Ấn độ, người ta đã dùng chuối xanh để điều trị những bệnh nhân bị loét dạ dày có kết quả rõ rệt. Vì vậy, một khẩu phần ăn có chuối xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày.
Quả Chuối xanh lúc còn non, còn có tác dụng chữa hắc lào mới phát: trước tiên, ta rửa sạch chỗ lở ngứa bằng nước nóng, gãi cho trợt da ra, lau khô rồi lấy một quả Chuối vừa bẻ trên buồng ra, cắt dần từng lát, cho nhựa chuối tiết ra mà thấm, bôi, xát vào chỗ ngứa. Làm 4-5 lần sẽ khỏi.
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Xem thêm: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - CHUỐI
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - CHUỐI TIÊU
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - CHUỐI HỘT
Nhận xét
Đăng nhận xét