Chuyển đến nội dung chính

Có Chất Độc - Cây cho Curarơ

Curarơ là những chế phẩm phức tạp chủ yếu chế từ một số cây thuộc chi Mã tiền (Strychnos) họ Mã tiền Loganiaceae như Strychnos toxifera, S.gubleri, S.curare v.v... có khi phối hợp với một số cây thuộc chi và họ khác như cây Chondodrendron tomentosum thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), một số cây thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Mộc hương (Aristolochiaceae) v.v...
Hình vẽ Cây Mã Tiền - Chế Curarơ - Nguyên liệu làm thuốc Có Chất Độc
Chế curarơ là một bí truyền bắt nguồn từ một số dân tộc vùng Nam Mỹ (nhiều nhất vùng Amazone, Orenoque) thường dùng trong săn bắn thú rừng. Đặc điểm của curarơ là độ độc rất cao, nhưng gần như không độc nếu uống, chỉ khi nào có vết sây sát thì chất độc vào máu và hầu như chết tức khắc. Thịt thú rừng chết do chất độc curarơ ăn được, thịt mềm chứ không co cứng. Bị ngộ độc do curarơ thì con vật chết không có cơn co giật, trái với ngộ độc do mã tiền hay thuốc độc cùng loại strycnin.

Việc sử dụng curarơ trong những dân tộc ở Nam Mỹ đã được nhân xét từ trên 2 thế kỷ nay, nhưng việc nghiên cứu để áp dụng curarơ trong y học mới được tiến hành trong vòng hơn 20 năm gần đây: Những chất curarơ hay được dùng trong phẫu thuật nhất là phẫu thuật bụng vì nó làm giảm số lượng thuốc gây mê, cơ và thớ thịt mềm giãn giúp cho việc phẫu thuật được dễ dàng. Curarơ còn dùng chữa uốn ván vì nó loại trừ được sự co thắt do độc tố uốn ván gây ra.

Cho tới nay ở nước ta chưa ai chú ý tìm những nguồn cây cho curarơ trong nước mặc dầu họ cây cho curarơ ở các nước đang khai thác đều có ở nước ta. Những tài liệu sau đây giúp ta có hướng để tìm kiếm.

A. Lịch sử vấn đề curarơ

Chữ curarơ hình như do tiếng địa phương của những dân tộc vùng Amazone (Nam Mỹ) gọi chất này: Tiếng thông dụng nhất đọc là urarêri có nghĩa là nước để giết chim. Nhân dân Caraip gọi là carachi hay mavacurê. Những dân tộc trước đây chỉ dùng để săn bắn, nhưng sau dùng để chống bọn ngoại xâm Tây Ban Nha. Năm 1595, nhà thám hiểm Anh Walter Raleigh là người đầu tiên mang về châu Âu với tên curarơ. Năm 1745, La Condamin là người đầu tiên mang về Pháp và thí nghiệm dược lý được tiến hành đầu tiên ở Leydy vào năm 1774. Năm 1828, Boussingault và Roullin chiết được từ curarơ một ancaloit có tinh thể gọi là curarin. Claude Bernard ở Pháp là người đầu tiên nghiên cứu tác dụng dược lý của curaro, tới năm 1942 Griffith và Johnson là người đầu tiên dùng curarơ để gây giãn cơ (relaxation musculaire) trong gây mê và từ đó curarơ mới có giá trị thực tiễn trong y học.

Năm 1935, King chiết được từ một ống curarơ (curarơ en tube) nguồn gốc thực vật chưa xác định được một chất gọi là d-tubocurarin. Năm 1943, Wintersteiner và Dutcher đã xác định được rằng hoạt chất của một loại curarơ vùng thượng Amazone chế từ cây Chondrodendron tomentosum họ Tiết dê (Menispermaceae) đúng là chất d-tubocurarin.
Cây Mã Tiền - Chế Curarơ - Nguyên liệu làm thuốc Có Chất Độc

B. Những cây dùng chế curarơ

Như trên đã nói, cây cho curarơ thuộc nhiều loài, việc xác định có khi chưa được chính xác do việc giữ bí mật của những người chế curarơ. Dưới đây là một số cây tương đối chắc chắn:

Họ Tiết dê Menispermaceae

1. Cây Chondodendron tomentosum Ruiz- Pav.: Cây nhỏ có nhiều cành, thân lúc đầu đầy sau thành ống, lúc đầu mang lông sau nhẵn. Quả hình trứng. Cây mọc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, Guyan.

Rễ cho vị pareira brava thật, dùng làm thuốc chữa điều kinh, chữa sốt.

Họ Mã tiền Loganiaceae

2. Cây Strychnos castelnaei Weld: Dây leo phủ lông đỏ nhạt. Lá có 5 gân nổi rõ. Hoa có Ống tràng ngắn, cụm họa ở ngọn. Gặp ở vùng thượng Amazone.

3. Cây Strychnos crevauxiana Baill.: Dây leo dài 40-45m, lá có phù lông ở mặt dưới, cụm hoa ở kẽ lá, Ống có tràng hơi dài. Gặp ở Guyan.

4. Cây Strychnos toxifera Schomb: Dây leo có phủ lông, cụm hoa ở ngọn, ống tràng rất dài. Thấy ở Guyan.

Chứa ancaloit là curarin và curin. 

C. Chê curarơ

Trước hết người ta nạo lấy vỏ cây (chỉ có vỏ là có tác dụng). Dùng cối xay nhỏ vỏ còn tươi, thêm nước vào, khuấy đều và lọc rồi cô lửa nhẹ trong nổi đất nung, thỉnh thoảng nếm thử xem đã đắng chưa, độ đắng nhiều tức là đủ độc.

Ngoài ra người ta còn thêm vào một số lá hay nhựa một số cây khác cho có chất dính vào mũi tên. Thường bao giờ trước khi chế xong hay khi mua về để đem bắn, người mua cũng thử độ độc trên chim hay trên ếch. Con vật có chết ngay curarơ mới là loại tốt.

Phân loại curarơ: Sau khi chế xong người ta đựng curarơ vào những dụng cụ khác nhau tùy theo từng vùng, trên cơ sở hình dạng thức đựng và nguồn gốc cây khác nhau người ta chia curarơ thành curarơ đựng trong ống (tubocurare), curarơ đựng trong lọ, curarơ đựng trong bầu, có khi người ta lại phân biệt curarơ từng địa phương khác nhau.

Hiện nay người ta chia curarơ ra làm 4 loại:

1. Protocurard hay curarơ vùng Amazone thường đựng trong lọ đất nung hình dạng và kích thước thay đổi, loại xuất cảng thường đóng lọ tới 200g. Theo Weddell loại protocurarơ này chế từ cây Strychnos castelnaei có thêm cây Cocculus loxiferus, 3 loại cây thuộc chi Piper, 2 cây họ Mộc hương Aristolochiaceae, một cây họ Ngũ gia bì Araliaceae và một cây họ Thương lục Phytolaccaceae.

Tuy nhiên cũng vùng này, lại có một công thức khác chế từ cây Strychnos castelnaei phối hợp với Strychnos yapuronsis và một cây họ Ráy Araceae.

2. Curarơ vùng Orenoque Thượng (Venezuela) loại này yếu, chứa trong bầu từ 60 đến 150g.

Theo A.Gaillard, curarơ này chế từ Strychnos gubleri thêm S.curare, S.rouhamon. Muốn cho mạnh hơn, người ta còn chế bằng Strychnos toxifera.

1. Curarơ vùng Guyan (Anh) chứa trong bầu, có 2 dạng: Một loại để bắt chim, sức yếu hơn chế từ Strychnos gubleri, một loại mạnh để săn thú lớn và chống ngoại xâm chế từ Strychnos toxifera.

2. Curarơ vùng Guyan (Pháp) còn mang tên tubocurare đựng trong ống tre dài 20-25cm chứa 200 đến 300g curarơ. Người ta cho rằng loại này chế từ Strychnos crevauxii. Vì nơi xuất cảng là Para cho nên còn gọi là paracurarơ.

Curarơ thường là loại cao đặc màu đen nhạt hay nâu đỏ nhạt, vỡ hay đập thì vết vỡ bóng, có thể tán vụn thành một màu nâu vàng nhạt.

Phần lớn tan trong nước để cho một dung dịch axit màu đỏ sẫm, tan trong cồn, không tan trong ête, mùi đặc biệt, vị rất đắng. Soi kính hiển vi, curarơ, đặc biệt loại tubocurarơ có những tinh thể dài có khi mắt thường cũng nhìn rõ. Độ độc thay đổi tùy theo từng loại curarơ. Chỉ có cách thử trên súc vật.

D. Tính chất hóa học của curarơ

Việc nghiên cứu thành phần hóa học của curarơ hiện nay đã đạt một số kết quả đáng kể. Trên cơ sở thành phần hóa học đã nghiên cứu được, người ta đã chế một số chất tổng hợp có tác dụng của curarơ.

Tuy nhiên việc nghiên cứu còn cần tiếp tục nhiều và còn gặp khó khăn vì nguồn gốc những cây cho curarơ rất thay đổi, tại nhiều nơi còn cho cả rắn rết, cóc hay những chất thối rữa vào, tại một vùng mỗi lần bán cũng không giống nhau, số lượng lại không có được nhiều để nghiên cứu.

Hiện nay người ta cho rằng hoạt chất của curarơ do 2 loại ancaloit: Curarin và curin.

Curin là những amin bậc 3, dẫn xuất của nhân quinolein có gắn metoxy không có tác dụng curarơ nhưng khi chịu tác dụng của iođua metyl thì biến thành amin bậc 4 và có tác dụng của curarơ giống như curin thiên nhiên.

Trong nhóm này có curin, protocurin, protocuridin, neoprotocuridin. Những chất này thường ít độc, có tinh thể, không màu hay hơi có màu, khó tan trong nước, khi thêm amoniac vào dung dịch nước thì có tủa.

Curarin độc tính cao, là những dẫn xuất amin bậc 4, thường là những bột vô định hình, màu vàng nâu, hay đỏ, tan trong nước; dung dịch trong nước khi thêm amoniac không bị tủa.

Thuộc nhóm này có curarin, tubocurarin, protocurarin, toxiferin, d-tubocurarin (do King chiết từ một loại tubocurarơ ra năm 1935 và đến 1943 Wintesteines và Dutcher chiết từ cây Chondrodendron tomentosum).

Công thức của d-tubocurarin đã được xác định trong những năm gần đây là một dẫn xuất của di-benzyl isoquinolein, trong đó có 2 nhóm amon bậc 4.
Thành phần hóa học Curarơ - Nguyên liệu làm thuốc Có Chất Độc

E. Tác dụng dược lý

Curarơ gây liệt cơ làm cơ mềm giãn. Tác dụng này có tính chất ngoại vi và do sự dẫn truyền của luồng thần kinh tới cơ vân bị ngừng trệ, còn sự dẫn truyền của thần kinh không bị ảnh hưởng, sự co cơ do kích thích trực tiếp cũng không bị ảnh hướng.

Trên ếch, sau khi tiêm curarơ vào thì con vật bị liệt, những động tác tự phát bị mất trước rồi đến những cử động phản xạ, tim vẫn tiếp tục đập. Ngược lại trong cùng điều kiện, những loài vật có vú chết ngạt do cơ hô hấp bị liệt.

Tác dụng của curarơ trên những cơ khác nhau, không có cùng một tốc độ và cũng không cùng một cường độ. Trên người, trước hết ta thấy cơ mặt liệt trước, rồi đến cơ của chi trên, chi dưới, cơ bụng, ngực và cuối cùng tới hoành cách mô. Lúc này cử động hô hấp bị ngừng và chết do ngạt, hếu người ta không áp dụng hô hấp nhân tạo.

Chúng ta cũng đã biết rằng curarơ uống không gây độc do chất curarơ bị phá hủy ở dạ dày và bị bài tiết rất mau qua nước tiểu, saponin và natri oleat Curin giúp sự hấp thụ của curarơ và gây độc, nhưng nếu curarơ vào máu thì gây ngộ độc ngay. Thịt những thú rừng bị tên tẩm curarơ làm chết vẫn ăn được.

G. Công dụng và liều dùng

Cho tới năm 1940-1942 tác dụng của curarơ chỉ có giá trị về mặt lý thuyết, người ta căn cứ vào tác dụng dược lý của nó để dùng điều trị một số bệnh như uốn ván, động kinh, ngộ độc do mã tiền hay stricnin nhưng không có kết quả.

Gần đây người ta dùng curarơ để bổ trợ cho gây mê: Nó làm cho cơ mềm và giúp ta giảm khỏi phải gây mê quá sâu trong một số trường hợp phẫu thuật, do đó ta có thể tránh sốc và tránh một số biến chứng sau phẫu thuật kéo dài, đánh mê kéo dài.

Việc sử dụng curarơ rất cần thiết trong những trường hợp phẫu thuật bụng, chấn thương cần tránh sốc, những người yếu mệt, có tuối hay suy mòn.

Thường người ta dùng d-tobocurarơ với liều 10-20mg (tiêm bắp) hoặc 10-15mg tiêm mạch. Khi dùng cần có thuốc đề phòng chống liệt hô hấp.

Ở Nam Mỹ người ta dùng muối để chữa ngộ độc do curarơ.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.