Chuyển đến nội dung chính

HÀNH HƯƠNG - Một cây hành với nhiều đặc điểm khác lạ

Tên ‘Hành’ được dùng để gọi một số cây rau thông dụng, có thể ăn củ như Hành tây, hành ta.. và ăn lá như hành tăm.. và ăn cả lá lẫn củ như hành hương.
HÀNH HƯƠNG - Một cây hành với nhiều đặc điểm khác lạ
Hành hương hay Spring onions, Scallions và có khi còn gọi là Green onions là một trong những loại hành đã được ghi chép trong Thánh Kinh.

Hành hương, nguồn gốc từ Siberia, được trồng tại Á châu, nhất là Trung Hoa từ hơn 2000 năm và chỉ đến với Âu châu vào thế kỷ 16, trước hết là Nga sô rồi sau đó mới đến các nước Trung Âu (Tuy được gọi là Welsh onion, nhưng cây hoàn toàn không liên hệ gì đến Xứ Wales, có lẽ chỉ vì cây rất giống với tỏi tây và thường được trồng tại khắp các vườn ở Wales).

Về phương diện kỹ thuật, hành hương hay scallions được thu hoạch trước khi cây tạo củ (thật ra đây không phài là củ theo thực vật học mà chỉ phần gốc phình to lên), và khi cây đã có ‘củ’ lớn từ 2.5-5 cm thì được gọi là green onions. Cả scallion và green onion đều có thân ống màu xanh lục xậm, và phần gần gốc rễ màu trắng đục. 

Hành hương được dùng nhiều tại Á đông hơn là Âu Mỹ 

Tên Khoa học và các tên thông thường:

Allium fistulosum thuộc họ thực vật Liliaceae 

Ngoài các tên Scallions, Spring Onions còn gọi là Welsh Onion. 

Tên tại Pháp: Ciboule; Ðức: Schnittzwiebel; Ý: Cipolleta; Tây ban nha: Cebolleta. 

Tại Trung Hoa: Thông, hay Ðại thông (da cong), Hồ thông (hu cong), Chang fa. Cong bai. 

Tại Nhật: Nebuka 

Ðặc tính thực vật: 

Cây hành hương thuộc loại thân thảo, đa niên, mọc cao chừng 50 cm có thân hành nhỏ màu trắng hay nâu, thân hơi phồng, rỗng. Lá màu xanh mốc hình trụ rỗng, phía dưới có 3 cạnh, dài chừng 30 cm, có lá bẹ dài bằng 1/4 phiến lá chính. Cán hoa hay trục mang cụm hoa có thể cao bằng lá. Hoa màu trắng hay lilac nhạt, mọc thành cụm hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn. Quả thuộc loại nang quả. 

Vài chủng đáng chú ý: 

- Common Welsh Onion hay Ciboule: Phần rễ phình dài ra, mầu đồng đỏ và có những màng mỏng khô bọc quanh giống như củ hành tây. Hạt màu đen, dẹp và hơi cong. Ðây là loại được trồng thông dụng nhất. 

- Early White Welsh Onion hay Ciboule Blanche hâtive: Ðây là một chủng khá đặc biệt, phần rễ phình ra rất ngắn, vỏ bọc bên ngoài trắng-hồng nhạt. Lá hành ngắn và cứng, màu xanh lục. Vị khá ngon tuy không thơm. 

(Tại Âu châu, còn có loại Hành hương, Allium lusitanicum tuy cũng được gọi là Welsh Onion hay Ciboule vivace, nhưng lại có một số đặc tính rất khác biệt như rễ phình dài, chia thành nhiều củ màu đỏ-nâu xậm dính tụ vào một mâm ở gốc. Lá màu xanh xám, dầy và cứng. Hoa mọc thành cụm màu tím nhạt, không mang hạt) 

Một loại hành hương nổi tiếng tại Á châu: He-shi-ko đã được du nhập vào Hoa Kỳ, trở thành loại Evergreen White Bunching, mọc thành cụm từ 4-9 thân hành dài 12-14 inch, lá màu trắng bạc, vị cay rất được ưa chuộng. Cây chịu lạnh rất giỏi. 

Thành phần dinh dưỡng: 

100 gram phần ăn được (hành sống) chứa:
HÀNH HƯƠNG - Một cây hành với nhiều đặc điểm khác lạ

Ngoài thành phần dinh dưỡng, Hành hương còn chứa một số hoạt chất 

- Hạt: chứa những hợp chất như tianshic acid, 4-(2-formyl-5-hydroxy methylpyrrol-1-yl) butyric acid, p-hydroxybenzoic acid, vanillic acid, và daucosterol. 

- Củ: chứa tinh dầu có sulfur trong đó thành phần chính là alliin, dipropyl disulphide (28%), tridecan-2-one (16%), 2,3-dihydro-2-octyl 5- methyl furan-3-one ngoài ra còn có các acid hữu cơ như malic, malonic.. 

- Về phương diện dinh dưỡng, Hành hương chứa nhiều dưỡng chất hơn tỏi tây, hành tây. Lượng folate khá cao, rất tốt cho phụ nữ có thai. Cũng như các cây trong nhóm hành-tỏi, Hành hương có tác dụng tốt trong việc bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư. Hành hương cũng chứa nhiều chất sơ, giúp dễ tiêu hóa. 

Những nghiên cứu về Hành hương: 

- Hoạt tính kháng nấm: Nghiên cứu tại ÐH Rutgers, New Brunswick, New Jersey (USA): Glycerol mono-(E)-8,11,12-trihydroxy-9-octadecano ate là một acid béo loại monoglyceride chưa bão hòa và tianshic acid ly trích từ hạt Hành hương có hoạt tính ức chế sự tăng trưởng của nấm Phytophtohora capsici (Journal of Agricultural Food Chemistry Số 23-2002).

- Tác dụng trên mạch máu: Thử nghiệm tại ÐH Dược Khoa Chia Nan, Ðài Trung, Taiwan ghi nhận dịch chiết từ hành hương (củ tươi) có tác dụng gây giãn mạch ở liều thấp (tác dụng này được trung chuyển bởi nitric oxide trong nội bào, trong khi đó liều cao lại không tùy thuộc vào nitric oxide. Mặt khác dịch chiết hành hương đã nấu chín có hoạt tính kích thích sự phóng thích yếu tố gây co thắt (xuất phát từ nội bào), có thể là thromboxane A2. (Journal of Cardiovascular Pharma cology Số 33-1999)

- Hành hương và ung thư bao tử: Nghiên cứu tại Sơn Ðông, Trung Hoa do National Cancer Institute tài trợ: Tại Sơn đông, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư bao tử rất cao nghiên cứu xem xét cách ăn uống của 564 bệnh nhân bị ung thư so với 1131 người mạnh khỏe kết quả ghi nhận những người ăn 3 ounces hành-tỏi mỗi ngày chỉ có 40% nguy cơ bị ung thư so với người ăn mỗi ngày 1 ounce. Trong số các loại hành và tỏi, hành hương scallions có tiềm năng chống ung thư mạnh nhất, ngoài ra khả năng chống ung thư cũng tùy thuộc vào liều lượng hành tỏi, càng ăn nhiều càng ít bị ung thư. Tác dụng chống ung thư được cho là do ở các hợp chất chứa sulfur có trong hành, tỏi. (Journal of the National Cancer Institute Số 84-1992) 

Vài phương thức sử dụng: 

* Tại Trung Hoa: Toàn bộ cây hành hương (Ðại thông, hay Hồ thông) đều dùng làm thuốc. Hành hương được xem là có vị cay, tính ấm tác dụng vào kinh mạch thuộc Phế và Vị, có hoạt tính gây đổ mồ hôi (phát hãn), bổ Dương và lợi tiểu. 

- Ðể trị cảm lạnh kèm nhức đầu và nóng khô: Dùng 10 củ hành hương, 15 gram đậu hủ lên men (chao), thêm 2 chén nước. Ðun nhẹ đến khi còn 1 chén và uống khi còn ấm. ăn xong, đắp mền để giúp thoát mồ hôi. Hoặc lấy 20 củ hành hương, nấu với gạo thành cháo, thêm chút giấm, và uống khi còn vừa nóng.

- Ðể trị sưng tức ngực, căng sữa: Dùng cây hành hương, cắt bỏ lá, giã nát, thêm chút muối, đảo đến khô (sao). Ðắp khi còn nóng ấm và giữ nơi ngực đau. 

- Ðể trị mụn nhọt, mụn đầu đinh: Giả nát chừng 10 củ hành hương, thêm giấm vừa đủ và sao đến khô. Ðắp vào nhọt và dùng băng vải quấn lại. 

* Tại Việt Nam: Hành hương là một phương thuốc khá thông dụng trong Nam dược: 

- Trị cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Phương pháp dân gian là dùng 30 gram củ hành tươi, sắc chung với 10 gram Gừng và uống hay dùng bài thuốc ‘Cháo giải cảm’ gồm 3 củ hành tươi, 3 lát gừng tươi, 10 gram tía tô nấu chung trong 1 tô cháo nóng, khi ăn có thể thêm muối và 1 trái trứng gà.

- Trị sưng mũi, nghẹt mũi: Dùng 3 củ hành tươi, giã nát, thêm nước thật sôi vào, hít hơi vào mũi hay chờ nguội, dùng nước nhỏ vào mũi.

- Lở loét nơi chân (loại eczema): Giã nát củ hành tươi, thêm nước đun sôi, dùng nước để rửa và chấm vào vết loét.

Tài liệu sử dụng: 

- Vegetables as Medicine (Chang Chao-liang).

- Herbs and Spices (J.Kybal).

- Whole Food Companion (Dianne Onstad).

- Heirloom Vegetables (Benjamin Watson).

- Food Your Miracle Medicine (Jean Carper).

- HerbalGram No 61-2004.

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.