Chuyển đến nội dung chính

Củ cải trắng

Củ cải trắng là một gia đình thực vật bao gồm nhiều loại rau có củ khác nhau, có thể tạm chia thành 2 nhóm: Nhóm củ cải trắng Âu-Mỹ với củ thường nhỏ và tròn trịa màu từ trắng đến hồng nhạt, có khi tím, được gọi chung là Radish và nhóm Á châu, thường gọi là Oriental (Chinese hay Japanese) Radish hoặc khác hơn là Daikon: củ thường lớn, thuôn dài màu trắng. Trong phạm vi bài này xin bàn đến Daikon là loại Củ cải trắng mà người Việt thường dùng kho chung với thịt hay cá hoặc để muối chua.
Củ cải trắng
Tên Khoa học: 

Raphanus sativus thuộc họ thực vật Cruciferae. Người Mỹ thường gọi nhất dưới tên Daikon. 

Ðông Y gọi là Lai Bặc. Hạt dùng làm thuốc, nên vị thuốc được gọi là Lai Bặc Tử (Lai-fu-zhi). Y-Dược Nhật gọi là Raifukushi. 

Tên thực vật: Raphanus phát xuất từ tiếng Hy lạp 'Raphanos' nghĩa là 'dễ trồng', và sativus là do ở đặc tính đã được trồng từ lâu đời.

Lịch sử và Ðặc tính thực vật: 

Cây củ cải trắng được xem là có nguồn gốc từ Trung Hoa và sau đó được du nhập sang vùng Trung Á từ thời Tiền sử. 

- Củ cải trắng có mặt tại Ai cập trước cả thời Kim tự tháp và được ghi chép trong sách vở như những cây rau thông dụng. Các Vua Pharaon Ai cập đã xếp Củ cải trắng chung với dưa leo, tỏi, hành.. vào thực đơn hàng ngày; những người nô lệ xây dựng kim tự tháp cũng được nuôi bằng củ cải trắng mà họ gọi là gurmaia. Những cây củ cải trắng đầu tiên trồng tại Ai cập có lẽ là để ép hạt lấy dầu 

- Người Hy lạp đã đúc hình củ cải trắng bằng vàng để dâng cúng Thần Apollo. Một Y sĩ thời cổ Hy lạp đã viết cả một quyển sách để mô tả những đặc tính dược dụng của củ cải trắng. Sách vở tại Anh quốc đã ghi nhận vào năm 1548, dân Anh đã biết ăn củ cải trắng sống với bánh mì hoặc nghiền nát củ cải để làm nước sốt dùng chung với thịt, và có lẽ Columbus chính là người đã đưa củ cải trắng đến Mỹ châu. Những ghi nhận đàu tiên cho thấy củ cải trắng xuất hiện tại Mexico vào năm 1500 và tại Haiti vào 1565. 

- Tại Oaxaca (Mexico) hàng năm đến ngày 23 tháng 12 có Ðêm Củ cải (Night of the Radishes): trong ngày này có phong tục khắc hình trên củ cải, hình càng lớn càng tốt.

Củ cải trắng thuộc loại cây rau thu hoạch vào mùa lạnh, và cây cũng cần nhiệt độ cao để có thể nẩy mầm. 

Nhóm củ cải trắng bao gồm nhiều loại khác nhau: 

- Tại Á đông, củ cải thường được dùng sau khi nấu chín; 

- Tại Ai cập và vùng Cận Ðông, có những loài chỉ trồng để lấy lá. 

- Loại trồng tại Hoa Kỳ có thể dùng cả củ lẫn lá để ăn như salad trộn hoặc nấu chín. 

- Tại Nhật là nơi ăn nhiều củ cải trắng nhất thế giới (loại Daikon): sản lượng daikon chiếm trên 25% thu hoạch của tổng số các loại rau. 

Củ cải trắng tương đối dễ trồng, cần đất thông thoát nước và xốp để rễ dễ phát triển thành củ: cây cũng cần được tưới nhiều nước và tốt nhất là được bón bằng phân tro. 

Củ cải trắng thuộc loại cây hằng niên, nhưng cũng có giống dài ngày, lại được xem là lưỡng niên. 

Cây có lá dài, hoa có cuống màu trắng hoặc tím lợt nhưng không bao giờ có màu vàng. Hạt nhỏ màu đỏ sậm: 1 gram chứa khoảng 120 hạt. Có thể giữ khả năng nẩy mầm đến 5 năm. 

Những loại Củ cải trắng đáng chú ý: 

1. Nhóm củ cải thông thường: Pháp gọi chung dưới tên Radish de tous les mois; Nhóm này cho củ tròn nhỏ, ngắn ngày, thởi gian thu hoạch kể từ khi gieo hạt lá khoảng 5-6 tuần. Các tên thường gặp như White turnip radish, Scarlet French turnip radish. 

2. Nhóm củ cải dài: Nhóm này cho củ dài khoảng 10-15 cm, hình như củ cà rốt với các tên như Long Scarlet, Long white radish. 

3. Nhóm củ cải Á châu hay Daikon: còn gọi là 'Chinese Radish' hay Lobok. Nhóm này cho củ rất lớn, dài đến 30 cm, hình trụ với trọng lượng trung bình từ 250 gram đến 1 kg, nhưng cá biệt có củ nặng đến 25 kg, gặp tại Nhật. Nhóm này được trồng rất phổ biến tại các nước Á châu (Nhật, Trung hoa, Triều tiên, Việt Nam). Riêng tại Nhật ngoài củ cải còn có một loại giá làm từ hạt củ cải trắng gọi là Radish sprouts hay Kaiware, Tsumamina. Nam Hàn cũng lai tạo riêng một giống củ cải trắng đặc biệt để làm Kim chi. 

4. Củ cải đen Nga Sô: Tại Nga sô có trồng một loại củ cải đen đặc biệt, gọi là Zakuski, loại củ cải này có vị khá cay và rất được ưa chuộng tại các quốc gia Ðông Âu, và cũng được xem là món rau của lưu dân Do thái (với món mứt độc đáo tên là Einge-machts làm bằng củ cải đen thái nhỏ, chưng đường hay mật, rồi trộn với gừng tán mịn và hạnh nhân. 

Thành phần hóa học: 

* Thành phần dinh dưỡng: 100 gram phần ăn được chứa: 
Phân tích Củ cải trắng
Trong Củ cải trắng còn có các enzyme như Diastase, Beta fructosidase Phospholipase D và các chất ức chế Protease; các hợp chất chứa Sulfur như Methanethiol; các flavonoids như Kaempferol.

*  Thành phần hóa học của Hạt:

Hạt củ cải trắng chứa: 

- Dầu béo (35%) trong có các Acid erucic, linoleic và oleic, Glycerol sinapate, Raphanin, Sinapin. 

- Tinh dầu có Methylmercaptan, Hexanal phenol. 

- Alkaloids phức tạp và Flavonoids. 

- Proteins có tác dụng kháng nấm: Rs-AFP1 và Rs-AFP2 (là nhựng protein loại oligomeric gồm các polypeptides phân tử lượng thấp khoảng 5-kDa) (J. Biol Chem Số 267-1992) 

(Riêng trong Rễ có Ferulic acid và nhiều (6) Isoperoxidases thuộc nhóm glycoproteins với một dây polypeptide đơn độc: 2 isoperoxidades thuộc loại cationic (C1 và C2), 4 thuộc loại anionic (A1 đến A4).

Dược tính và Cách dùng: 

*  Củ cải trắng trong Y-Dược Ðông Phương: 

Ðông Y, nhất là Trung Hoa, chỉ dùng hạt làm thuốc: Dược liệu được thu hoạch khi chín vào đầu mùa hè, phơi khô dưới nắng. Vị thuốc được gọi là La Bặc Tử (Nhật dược là Raifukushi, và Hàn quốc là Naebokcha).

La Bặc Tử được xem là có vị ngọt, tính bình và tác dụng vào các kinh mạch thuộc Phế, Tỳ và Vị. La Bặc Tử có khả năng làm thông thoát sự ứ tắc của thực phẩm và biến cải sự tồn đọng của thực phẩm, do đó được dùng để giải thoát sự trì trệ của đồ ăn nơi 'Trung tiêu' gây ra những cảm giác tức ách, khó chịu, ợ chua với hơi thở hôi, đau bụng cùng tiêu chảy. Trong các trường hợp này La bạc tử được dùng chung với Sơn tra (Fructus Crataegi=Shan-zha) và Vỏ quít chín đã phơi khô (Trần bì), và Thần khúc. 

La Bặc Tử cũng có tác dụng làm 'giáng' Khí, trừ Ðờm giúp trị các trường hợp Ho và thở khò khè. Dùng chung với Hạt táo, hạt Tía tô. 

Theo Trung-dược hiện đại: 

Hạt, do tác dụng của Raphanin, có khả năng diệt được các vi khuẩn Sta phylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, E. coli và cũng ức chế được sự phát triển của một số nấm gây bệnh. Do đó Hạt tươi được dùng đề trị nhiễm Trichomonas nơi Phụ nữ, trị ho ra máu. Nước sắc từ hạt tươi dùng để bơm rửa (enema) trị sưng ruột do nhiễm trùng loại ulcerative colitis.

Lá, phơi khô hay La bặc diệp (Luo-bo Ye) dùng để trị tiêu chảy và kiết lỵ. 

Rễ tươi hay La bản (Luo-po) dùng trị ăn không tiêu, tức ách khó chịu; khát nước, chảy máu cam. 

*  Dược tính theo Y học Tây Phương: 

- Khả năng giúp tiêu thực: Củ cải trắng có thể dùng để giúp tiêu hóa các chất bột 

trong bữa ăn, tác dụng này là do ở Diastase trong củ cải, nhất là Daikon. Ngưởi Nhật thường dủng daikon trong những bữa ăn có nhiều chất bột. 

- Khả năng loại các chất béo thừa trong cơ thể: Các Bác sĩ Nhật tại BV Kyoto đã dùng củ cải trắng để giúp làm tan các lớp mỡ tổn đọng trong cơ thể bằng cách cho dùng 1 dung dịch làm bằng Củ cải trắng và cà rốt theo phương thức sau: Nấu 15gram cà rốt đã sắt nhỏ với 15 gram Daikon đã sắt nhỏ trong 250 ml nước, thêm vào 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 5 gram hải tảo. Ðun sôi trong 5 phút. Lọc và uống mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều) trong 3-4 tháng. 

- Khả năng ngừa Sạn thận và sạn mật: Thử nghiệm tại Universidad Autonoma 

Metropolitana Xochimilco, Mexico ghi nhận tác dụng làm tan sạn thận của nước trích từ vỏ ngoài Củ cải trắng nơi chuột (chuột được cấy dĩa bằng kẽm vào bàng quang): trọng lượng của khối sạn giảm rõ rệt so với nhóm đối chứng, tác dụng này kèm theo với tác dụng lợi tiểu (J. Ethnopharmacology Số 68-1999). 

Một phương thức khá phổ biến để ngừa sạn thận tại Anh là uống mỗi ngày 20-30 gram nước cốt củ cải trắng (xay bằng blender) với 100 ml rượu nho. 

*  Củ cải trắng và Ung thư: Củ cải trắng có thể ngừa và trị vài dạng ung thư. 

- Trong Agricultural & Biological Chemistry Số tháng 9-1978, các nhà nghiên cứu tại National Cancer Institute đã ghi nhận các hợp chất có chứa Sulfur trong củ cải trắng như Methanethiol có tác dụng diệt trùng rất mạnh đồng thời ngăn cản được sự phát triển của các tế bào ung thư. Hợp chất nảy chính là chất đã tạo mùi hôi của bắp cải khi bị thối. 

- Trong Journal of Food Science, GS Barbara Klein thuộc ÐH Illinois tại Urbana đã cho rằng các hợp chất loại Isothiocyanates trong củ cải giúp ngừa ung thư bằng hai cách: ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây ung thư (carcinogen) vào các tế bào còn nguyên vẹn và giúp tiêu diệt các tế bào đã bị ung thư. Hơn nữa các protease inhibitor trong củ cải có thêm tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các bướu độc và các flavonoids như kaempferol cũng giúp thêm vào sự bảo vệ các tế bào chống lại các hóa chất độc hại. 

- Nghiên cứu tại ÐH Kyoto, Nhật (PubMed PMID 11743759 / J Agric Food 

Chem Dec 2001) chứng minh tác dụng chống đột biến cùa 4- (Methylthio)-3-bu tenyl isothiocyanate trong Củ cải trắng, trên E. coli B/r WP2, và ghi nhận các loài daikon mọc hoang chứa nhiều hoạt chất hơn là những loài nuôi trồng, ăn sống giữ được hoạt chất cao gấp 7 lần khi nấu chín.

Ghi chú: Có lẽ dựa trên những nghiên cứu về sulforaphane tại ÐH John Hopkins, Council of Scientific and Industrial Research (Hoa Kỳ) đã cho rằng Hạt Củ cải trắng có chứa các dầu béo liên kết với glycosides trong đó chứa allyl-, isopropyl-, và methyl-isothiocyanates và sulphoraphene và 4-methylsulfinyl-3-butenyl- cyanide. 

Vài phương thức sử dụng trong dân gian: 

- Trong Heineman's Encyclopedia có ghi một phương thức dân gian để khử mùi hôi của cơ thể như hôi nách, hôi chân như sau: 

Dùng nước cốt ép từ 4-5 củ cải trắng cỡ trung bình, thêm vào 1/4 thìa glycerine chứa trong chai kín hay giữ trong tù lạnh: thoa nơi nách hay kẽ chân mỗi buổi sáng sau khi tắm. 

- Trị Nấc cục (Hiccup): 

Lấy 1 củ cải trắng tươi và 2 lát gừng tươi, nghiền nát chung, lấy nước cốt thêm mật ong, đổ vào 1 ly nước nóng ấm và uống.

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.