Chuyển đến nội dung chính

VIOLET - Hoa Pensée tím hay HOA TÍM: nụ hoa của sự e-ấp

VIOLET - Hoa Pensée tím hay HOA TÍM: nụ hoa của sự e-ấp
Reform the errors of the Spring
Make that tulips may have share
of sweetness, seeing they are fair
And roses of their thorns disarm’d,
But most procure
That violets may a longer age endure
Andrew Marvell (1621-78)

Violette với hương thơm ngọt ngào trời ban cho, nụ hoa bé nhỏ nấp dưới lá che, là biểu tượng cho sư e-ấp và khiêm tốn. Cây violet tuy trổ hoa nhưng hoa nở ngắn ngày, tại khắp môi khu rừng, cánh đồng, dọc bờ rào trong suốt mùa Xuân. Có rất nhiều truyền thuyết cũng như chuyện cổ tích kể về cây hoa bé nhỏ này:

Một truyện thần thoại Hy lạp kể rằng: ‘Nàng tiên nhỏ bé Tanthis cố chạy trốn sự săn đuổi mê say của Thần Apollo, nàng chạy ần nấp vào rừng và tìm sự che chở của Nữ thần Diana, Diana khuyên nàng nên trốn thật kỹ tại một nơi mà Apollo không thể tìm đến được và Diana đã biến nàng thành một nụ hoa Violet để giúp nàng thoát được Apollo..’

Một truyện khác thì cho rằng: ‘Hoa Violet được tạo ra để dành cho Nàng To, người yêu của Thần Zeus, và để ca ngợi sự kiều diễm của Io hoa Violet được đặt tên theo To (tiếng Hy lạp nghĩa là màu tím)’.

Violet còn là biểu tượng của sự ngay thẳng và trung thành. Văn hào Shakespeare rất thích violet, nên đã dùng hoa để biểu tượng cho sự khiêm tốn và bền vững trong Tình yêu. Trong thời Trung Cổ, tại Âu châu violet là biểu tượng cho sụ khiêm tốn của Chúa Cứu Thế, hoa được trồng rất nhiều trong vườn của các tu viện để bảo vệ nhà dòng tránh các sự ác.

Tràng hoa violet đeo quanh cổ sẽ giúp bảo vệ người đeo tránh bị lừa gạt và mê hoặc. Người Hy-lạp và La mã ngày xưa đeo hoa để trừ mùi rượu, ngừa say (?).

Hoa violet rất được ưa chuộng tại Âu châu nhất là tại các nước quanh Địa Trung Hải. Tại Toulouse (Pháp), trong thời troubadours, hoa là phàn thưởng cho những người đoạt giải về làm thơ, và tại miền Nam nước Đức, trong thởi Trung cổ, khi hoa bắt đầu nở vào đầu xuân, có những buổi khiêu vũ được tổ chức để ăn mừng. Hoa violet là một vật biểu tượng tình yêu giữa Napoleon Bonaparte và Nàng Josephine, hoa sau đó là vật biểu hiện chính trị của Napoleon. Ông còn tên hiệu là Caporal Violette vì rất thích hoa violet, những người theo Ông đã đeo hoa để biểu lộ sự ủng hộ khi Ông bị lưu đày ở đảo Elba và khi Ông trở về cầm quyền, đường phố Paris đã gắn đầy hoa Violet trong ngày diễn hành.

Tên khoa học và các tên thường gọi:

Viola odorata thuộc họ thực vật Violaceae Viola, là tên latinh đặt cho cây và có lẽ do từ tiếng Hy lạp ion (= màu tím) Từ Viola, đã có tên, Violet (tiếng Pháp, hoa Violette); odorata nghĩa là có mùi thơm. Cây còn được gọi là Garden Violet, sweet violet..

Sweet Violet có lẻ là loài hoa trong nhóm viola dại duy nhất tại Anh mà có mùi thơm.

Đặc tính thực vật:

Cây thuộc loại thảo đa niên, sống dai, có thân rễ phân nhánh và mọc bò tạo ra những chồi dưới mặt đất. Các lá xuất hiện cùng một lúc với hoa, lá nhỏ cỡ 2-4cm hình tim hay trái xoan, mép lá có răng. Hoa màu tím sậm có khi trắng pha lẫn xanh da trời, có 5 cánh hoa hình tim, có mùi thơm.

Cây trổ hoa trong các tháng 3-4 và tháng 8. Hoa violet nở rất tốt khi trồng ở những nơi có bóng mát một phần và đất có ẩm độ cao. Cây cần nhiệt độ mát ban đêm để trổ hoa. Violet phát triển bằng những cành bò lan và bằng hạt (thật ra có 2 loại hoa: loại hoa có 5 cánh, nở vào mùa xuân, và loại hoa khép kín = cleistogamous, không có cánh hoa nhưng chứa hạt tự thụ phấn).

Có khoảng trên 600 chủng violet, trong đó có:

Chủng ‘The Czar’ cho hoa màu tím sậm; chủng ‘Baronne Alice de rothschild’ cho hoa màu tím-xanh và chủng ‘Madame Armandine Pages’ lại cho violet màu hồng! (Tại Hoa Kỳ có riêng một Hội nhựng người yêu hoa Violet, có một website riêng: www.sweetviolets.com)

Thành phần hóa học:

Hoa violet chứa một hỗn hợp tinh dầu dễ bốc hơi, sắc tố loại anthocyanine, chất nhày, các peptids macrocyclic gọi chung là cyclofides (trong đó có vodo M, vodo N..)

Lá và toàn thân chứa saponins, glycosides như violarutin, các acid hữu cơ, methylsalicylate

Dược tính:

Violet đã được xem là một vị thuốc từ thời Cổ hy lạp: Hippocrates đã dùng violet để trị nhức đầu, đầu óc quay cuồng do say rượu, mắt mờ, buồn bã, ưu tư, sưng tức ngực. Pliny cho rằng violet giúp dễ ngủ, bồi bổ bắp thịt tim, và giải trừ sự tức giận. Người Ả rập dùng violet trị táo bón, sưng yết hầu, mất ngủ, yếu gan..

Những phương thức sử dụng trong dân gian ngày nay cũng phù hợp với truyền thống xưa: Các saponins và chất nhầy trong hoa khiến violet là phương thuốc rất tốt trị ho, ngứa trong cổ, ho gà và ho tức ngực. Si-rô violet là thuốc trị ho cho trẻ em rất tốt. Có thể dùng violet làm thuốc súc miệng, trị đau họng và sưng chân răng. Chất nhày trong hoa giúp làm dịu bao tử, ruột. Sirô có thể dùng làm thuốc nhuận trường cho trẻ em. Đặc tính ‘làm mát’ cũa hoa khiến hoa có thể dùng trong các trường hợp nóng sốt, sưng đau.. nhất là các salicylates giúp trị đau và sưng rất công hiệu.

Khoa Homeopathy dùng Viola odorata để trị các chứng ho khó thở, co giật tức ngực, ho gà và các bệnh về hô hấp liên hệ đến âu lo, phiền muộn. V. odorata cũng dùng để trị nhức đầu với cảm giác đau nóng nơi trán, đau phía trên chân mày và choáng váng, trị phong thấp và đau trong xương cốt.

Khoa Aromatherapy dùng Violet cho những người rụt rè, e thẹn, dễ cảm xúc, chậm hòa đồng với đám đông do ở bản tính e-lệ, nhút nhát. Tinh dầu violet giúp mang lại tự tin, khiến dễ hòa đồng không sợ mất bản năng, giúp cởi mở.

Nghiên cứu tại ĐH Uppsala, Thụy Điển ghi nhận các cyclotides trích được từ Viola arvensis và Viola odorata có những tác dụng diệt được tế bào u-bướu độc:

Các cyclotides được đặt tên là varv A, varv F và cycloviolacin 02 có khả năng diệt 10 dòng tế bào ung thư nơi người. Cyclotides tương đói có hoạt tính sinh học khá bền, nên đang được thử nghiệm để có thể dùng làm thuốc trị một số loại ung thư (Molecular Cancer Therapy Số 1-2002).

Vài phương thức sử dụng:

Hoa Violet rất thơm, có vị ngọt, nên có thể dùng làm kẹo, hay bày thêm vào các món salad. Hoa, kết tinh trong đường, được bán tại các tiệm bánh bên Âu châu. Ngoài ra cũng có Violet kết trong chocolat. Cũng có thể ngâm hoa và lá trong nước lạnh, tạo thêm hương vị cho nước giải khát. Trên thị trường có bán các loại trà violet, bánh pudding có nhồi hoa, cà rem, mứt trái cây có violet..

Có thể tự pha chế một số thành phẩm như sau:

- Nước ngâm hoa: Ngâm 1 thìa ca phê cây tán vụn trong 1/2 cụp nước. Lược bỏ bã.

- Nước sắc: Ðun sôi 1 thìa canh cây tán vụn trong 1/2 cuụp nước, nên ngâm bột cây trong nước vài giờ trước khi đun.

- Sirop violet: Đổ 1 qt. Nước đun sôi trên một lượng tương đương hoa đã nhồi chặt. Ngâm trong 10 tiếng, Lược bỏ xác. Đun nước lấy được ở lửa nhỏ, rồi thêm một đợt hoa mới. Ngâm như trước.. Tiếp tục làm 2-3 đợt. Sau cùng đun nóng nước thu được, để nguội và thêm mật ong đến khi có si-rô thích hợp.

Tài liệu sử dụng:

- The Illustrated Encyclopedia of Herbs (Sarah Bunney).

- Whole Foods Companion (D. Onstad).

- The Herb Book (John Lust).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.