Chuyển đến nội dung chính

Roi hay Mận: một trái cây khá đặc biệt

Roi hay Mận (Syzygium jambos - Myrtaceae): một trái cây khá đặc biệt
Mận, nếu gọi theo tiếng Miền Nam hay Poi, gọi theo miền Bắc Việt Nam là một trái cây nhiệt đới, có nhiều đặc tính khá thú vị.

Nhóm Mận này thuộc gia đình thực vật Myrtaceae, theo sách vỡ Mỹ thì nên gọi chung dưới tên gọi tại Ấn độ/Mã lai là jambu. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á hay lục địa Ấn cho quả có hình dạng như táo nhưng ăn lại khác hẳn.

Những cây đáng chú ý gồm:

Cây Roi (Lý, Mận bồ đào): Syzygium jambos. Đây là cây được cho là mận ‘chính thống’; tên Anh-Mỹ là Rose apple, Malabar plum. Mễ: Pomarrosa. Cây thuộc loại

thân mộc, cao trung bình 10-12m. Lá hình mũi giáo, thon hẹp nơi gốc, thon dài và mảnh ở phía đầu, lớn cỡ 13-20cm x 3-5cm, cuống ngắn. Hoa khá lớn màu trắng hay xanh nhạt, mọc thành chùm ở ngọn. Quả mọng, gần như hình cầu, có khi dạng quả lê, đường kính 30cm, xốp, da ngoài vàng nhạt, hồng, bóng như thoa sáp và đính theo một đài hoa xanh. Quả tuy ít nước nhưng thoảng mùi thơm hoa hồng, trong có 1-2 hạt màu xám. Hạt rời nên khi lắc hạt nghe những tiếng lục cục bên trong. Cây phân bố trong các vùng Ẩn-Mã, Indonesia, rất phổ biến tại Nam Việt Nam.

Cây Roi đỏ (Mận hương tàu): Syzygium samarangense. Tên Anh-Mỹ Java rose apple, Samarang rose apple. Mễ: Mammey Pomorrosa. Cây thân mộc cao 5-15m nhánh khi còn non hơi vuông. Phiến lá lớn hình thuôn bầu dục cỡ 10-25cm x 6-12cm, cuống dài 4-8mm. Hoa mọc thành ngù 5-30 hoa ở ngọn hay nách lá đã rụng. Hoa màu vàng trắng, đường kính 3-4cm, đài hoa có ống dài 1.5cm, cánh hoa chừng 10-15mm. Quả mọng màu đỏ, có khi trắng, xanh có dạng chuông úp ngược dài 3-6cm trong có chứa 1-4 hạt màu nâu. Loại quả màu đỏ có vị ngọt hơn, da rất mỏng, thịt trắng và xốp. Gốc từ Java (Indonesia). Cây được trồng rất phổ biến tại Đông Nam Á kể cả Việt Nam, và ngày nay tại Nam và Trung Mỹ. Giống mận đỏ được gọi là Champoo tại Thái lan.
Roi hay Mận (Syzygium jambos - Myrtaceae): một trái cây khá đặc biệt
Cây điều đỏ: Sygygium malaccense Tên Anh-Mỹ: Malay rose apple Cây thân mộc nhỏ 4-10m. Lá hình ngọn giáo, thuôn, nhọn sắc ở gốc và ở đầu, lớn 13-30cm x 4-10cm. Lá khá dài, xanh nhạt, mặt trên hơi bóng. Cuống dài 4-10mm. Hoa không cuống, màu hồng đỏ, mọc thành xim 2-8 hoa. Quả lớn cỡ quả lê, màu đỏ xậm hình trứng ngược cỡ 8cm x 5-6cm mang thùy của đài hoa còn tồn lại. Vỏ quả bóng, có khi có sọc trắng, nhiều nước khá ngọt. Hạt to, tròn.

Cây mọc hoang tại các đảo vùng Thái bình Dương từ thời xa xưa, và giữ vai trò quan trọng trong Truyền thuyết tôn giáo Fiji, người Hawai dùng thân cây để tạc tượng thần. Hoa được dành để tế Nữ Thần Pele cai trị các núi lửa. Gốc từ bán đảo Mã lai, nay được trồng nhiều tại Ấn, Nam Trung Hoa, Hawali. (tên địa phương là ohia ai)

Cây roi nước hay Mận nước: Sygygium aqueum. Tên Anh-Mỹ Watery rose apple hay Water apple: Quả có dạng chuông không đều, phình to hơn phía đáy, màu thay đổi từ trắng đến hồng nhạt, thịt dòn mọng nước và khá thơm ngọt, trong chứa nhiều hột. Phát xuất từ vùng Nam Ấn độ, cây rất phổ biên tại Mã lai. Tại Indonesia giống mận này được chế tạo thành si-sô mang tên Roejak.

Thành phần dinh dưỡng và hóa học:

100 gram phần ăn được chứa:
Roi hay Mận (Syzygium jambos - Myrtaceae): một trái cây khá đặc biệt
- Lá S.jambos chứa tinh dầu dễ bay hơi trong có dl-alpha pinen (27%) và I-limonene (24%), và một số monoterpen khác; tanins, oleoresin.

- Rễ và Hạt S. jambos chứa alcaloid jambosin và acid hydrocyanic.

Những nghiên cứu khoa học về Mận:

- Nghiên cứu tại Khoa Dược liệu Đại học Louvain Bỉ ghi nhận Dịch chiết từ Vỏ cây Mận bồ đào (S. jambos) có tác dụng kháng sinh: Dịch chiết bằng nước và bằng acetone có khả năng ức chế các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Yersinia enterocolitica, và các vi-khuẩn staphyloccocus phản ứng âm với coagulase. Hoạt tính này được cho là do ở hàm lượng tannins khá cao trong vỏ cây (77% khi trích bằng nước và 83 % khi trích bằng aocetone). (dournal of Hhnopharmacology Số 71-2000).

- Nghiên cứu tại ĐH Inter American University of Puerio Hico, San duan ghi nhận dịch chiết bằng ethanol từ lá mận Bồ đào có khả nẵng ức chế sự tăng trưởng của

Mycobacterium smegmatis ở nồng độ 50 mcg (dùng dịch chiết 12%) (Puerio Hico Health Sciences Journal Số 17-1998).

- Mận Điều (S. malaccense) có chứa mội số hoạt chất loại flavan-3-ol, các tannins loai catechin. và các flavonol rhamnosides như mearn sitrin, myriecitrin và quercitrin. Các filavan có tác dụng chống sưng do ức chế các cyclo-oxygenase-1. Tác dụng ức chế này có thể so sánh với indomethacin (IC50 của dịch chiết từ mận là 3.3 đến 138 micro M, so với IC50 của indomethacin là 1.1 microM) (Planta Medica Số 64 -1998).

- Lá Mận hương tàu (S. samarangense) chứa alpha và beta-carotene lupeol, betulin, acid epi-betulinic và một số hoạt chất loại dimethyl chalcone và imethylílavanone, các sterols như beta-sitosterol, beta-D-sitosterylglucoside. Betulin và dimethyldihydrochalcone có hoạt tính ức chế men prolyl endopeptidase. (Viện Hóa học - ĐH Philippines Quezon Ơity - Naturforsch Số 59-2004)

Vài phương thức sử dụng:

Tại Trung Hoa: Mận bồ đào hay Pu-tao, Shui pu-tao được xem là có tính ‘ấm’, quả có tính thanh-huyết và thu-liễm.

- Để trị Nấc cục không ngừng: Ăn liên tục 30-60 gram mận (bỏ hột), ngưng chừng 2 tiếng, rồi tiếp tục ăn.

- Để trị Yếu phổi, ho vì Phong tà xâm nhập: Dùng 60 gram quả tươi, hấp chín với 15 gram đường (thêm 200 ml nước), bỏ hột, nghiền nát và ăn ngày 2-3 lần.

- Để trị Đau bao tử và tiêu chảy do sưng ruột: Dùng 60 gram quả, nghiền nái cả hột. Chưng đến chín. Ăn mỗi ngày 3 lần.

- Để trị Trĩ, Chảy máu: Dùng 60 gram quả (phần thịt), 30 gram hội. Rang hội đến khi vàng. Thêm phần quả, thêm nước vừa xấp và nấu lửa nhỏ. Uống ngày 2 lần: sáng và tối.

- Để trị Tiểu đường: Dùng 30 gram hột, sao đến vàng rồi tán thành bội. Nấu nhỏ lửa đến chín trong nước. Uống sáng và tối.

- Để trị Vết thương chảy máu: Dùng hạt rang đến khi bên ngoài thành than nhưng bên trong vẫn còn màu vàng-nâu. Tán thành bột và rắc trên vết thương.

Tại Indonesia: Lá S. jambos được dùng để trị tiêu chẩy, kiết ly, nóng sốt.

Tại Việt Nam: Lá được dùng sắc để chữa những bệnh đường hô hấp.

Tại Ấn độ: Mận S. jambos được gọi là Gulabjam. Lá nấu lấy nước trị đau mắt, Quả dùng chữa đau gan. Vỏ làm thuốc thu liễm

Tài liệu sử dụng

- Fruits as Medicine (Dai Yin-fang & Liu Cheng-jun).

- Medicinal Plants of India (J. Gain).

- The Food Companion (Dianne Onstad).

- The Oxford Companion to Food (Alain Davidson).

Bài viết trích từ nguồn: Tự Điển Thảo Mộc Dược Học - DS. Trần Việt Hưng


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.