Y học dân tộc rất xem trọng việc bào chế các vị thuốc, vì kinh nghiệm cho thấy rằng, nếu không chế biến đúng cách, vị thuốc sẽ giảm tác dụng dược lý của nó, thậm chí có thể mất tác dụng. Vì vậy: mục đích của việc bào chế là để làm thay đổi tính năng của vị thuốc, để làm giảm hoặc loại trừ độc chất của vị thuốc, để loại bỏ tạp chất và bảo quản vị thuốc sử dụng được lâu hơn.
1. Sao: là cho vị thuốc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với lửa, để thuốc khô; sém vàng hoặc cháy đen. Muốn sao thì dùng chảo gang hoặc nồi rang bằng đất nung đốt nóng, dùng đũa to bằng tre để đảo dược liệu thái mỏng hoặc cắt nhỏ. Có nhiều cách sao:
- Sao vàng: mặt ngoài của thuốc có màu sém vàng, thường vị thuốc có mùi thơm, bớt tính hàn. Khi sao lửa phải nhỏ, sao lâu.
- Sao vàng hạ thổ: quét sạch nền đất, trải miếng vải hay giấy mỏng, để úp dược liệu đã sao vàng xuống, đậy lại khoảng 10-15 phút cho nguội. Sao vàng hạ thổ để lấy lại thăng bằng âm dương cho vị thuốc.
- Sao vàng sém cạnh: mặt ngoài sém cạnh, trong ruột vẫn như cũ. Cách sao này áp dụng cho các vị thuốc chua hoặc tanh lợ quá.
- Sao đen: dùng lửa to, chảo thật nóng, cho dược liệu vào đảo đều tới khi bên ngoài cháy đen, bổ ra trong ruột còn vàng là được.
- Sao tồn tính: là sao cháy đen đến 70% dược liệu mà vẫn chưa thành than, như trắc bạch diệp sao tồn tính mới có tác dụng cầm máu. Sao tồn tính dùng lửa to, chảo thật nóng, cho dược liệu vào đảo đều đến khi khói lên nhiều, mang ra khỏi lửa, úp vung lại để nguội.
2. Tẩm sao: là cách dùng một chất lỏng khác như rượu, nước muối, nước gừng tẩm dược liệu cho ngấm từ 2-4 giờ rồi mới đem sao. Số lượng chất lỏng từ 50-200ml cho 1kg dược liệu, sau khi tẩm rồi sao cho đến khi vàng khô.
- Tẩm rượu: dùng rượu trắng 35-45 độ để tẩm, trộn với dược liệu để 2-3 giờ rồi sao vàng, để làm bớt tính hàn thêm tính ấm, dẫn thuốc đi lên các bộ phận của cơ thể, phát tán ra ngoài (thăng đề).
- Tẩm muối: dùng nước muối 20% tẩm, rồi sao vàng để làm cho vị thuốc có vị mặn hướng cho thuốc đi vào thân.
- Tẩm gừng: dùng gừng tươi rửa sạch, giã đập với ít nước, vắt lấy nước, trộn vào dược liệu để ngâm khoảng 1 giờ, sau đem sao vàng. Thường dùng từ 50-100s gừng tươi cho 1kg dược liệu để làm giảm tính hàn và tăng thêm tác dụng kích thích tiêu hoá của thuốc, làm ấm tỳ vị và dẫn thuốc vào phế, tỳ, vị.
- Tẩm dấm: dùng dấm ăn, tẩm xâm xấp dược liệu độ 1-2 giờ, rồi sao sém cạnh. Tẩm dấm sao để tăng cường dẫn thuốc vào can, tăng thêm tác dụng của thuốc.
- Tẩm mật: dùng mật mía loãng (1 phần mật + 1 phần nước) trộn với dược liệu để ủ từ 4-6 giờ, đem sao vàng cạnh (sao chậm). Tẩm mật để làm giảm tính đắng, tăng thêm tính ôn bổ, nhuận phế của thuốc.
- Tẩm nước tiểu: lấy nước tiểu trẻ con dưới 5 tuổi (trẻ khoẻ mạnh, không có bệnh tật), bỏ nước đầu và cuối, tẩm từ 12-48 giờ rồi mới sao vàng. Số lượng nước tiểu dùng là 5% so với lượng dược liệu. Tẩm nước tiểu sao vàng để tăng sự dẫn thuốc vào máu và giáng hoả. Đôi khi tẩm với nước tiểu, hương phụ, nga truật.
- Tẩm nước đậu đen hoặc nước cam thảo: lấy 100g đậu đen hoặc cam thảo cho một lít nước đun sôi l giờ, gạn lấy nước đem tẩm với dược liệu, tỷ lệ tẩm là 10-12% so với dược liệu. Tẩm nước đậu đen, nước cam thảo để giảm độc tính của các vị thuốc có độc (giải độc), cho thuốc êm dịu, đỡ kích ứng.
- Tẩm nước gạo: dùng nước gạo đặc mới vo 5-10% so với dược liệu. Dược liệu thái thành phiến tẩm nước gạo để ủ một đêm, sấy khô rồi sao vàng cạnh. Mục đích làm bớt tính nóng hoặc độc của vị thuốc.
- Tầm hoàng thổ: dùng đất sét phơi khô, tán bột, lấy 100g bột cho vào 1 lít nước đun sôi, khuấy đều. Dùng nước này tẩm với dược liệu theo tỷ lệ 40-50% so với dược liệu để 2-3 giờ, rồi sao vàng. Mục đích làm giảm bớt tính nóng của vị thuốc, dẫn thuốc vào tỳ (tỳ thuộc thổ). Thường tẩm hoàng thổ sao đối với các được liện có tinh dầu như bạch truât.
BẢN ĐỐI CHIẾU VỀ CÂN LƯỜNG THUỐC
Cần biết khi sử dụng thuốc nam vì nhiều khi không chỉ định bằng đo lường theo cách chung (kg hoặc g).
A/ Về cân (trọng lượng):
1 Kg = 1000 g tương đương trọng lượng 1 lít nước.
1 cân (16 lạng) = 37g (thường lấy 40g).
1 tiền hoặc 1 đồng cân = 3, 7 g (thường lấy 4g =1/10 lạng ta).
Một nắm tay (1 vốc tay) = khoảng 20g lá khô hoặc 50g lá tươi.
Một chét tay (sét tay) = độ nửa nắm người lớn hoặc khoảng 10g lá khô hoặc 25g lá tươi.
Một nhúm (bốc giữa 3 ngón tay) = 5g loại lá tươi hoặc 2g lá khô.
Một xúc đồng tiền = 1g bột thuốc (ước lượng).
Một phân = 1/10 đồng cân (hoặc tiền) = 0,4g.
Một ly = 1/100 đồng cân = 0,04g.
B/ Về lượng (đong):
1 phân khối (ml) = 20 giọt.
1 lít = tương đương 1.000 phân khối (1.000ml).
Thìa (muỗng) cà phê = bằng 5 ml hoặc tương đương 5g thuốc.
Thìa canh = bằng khoảng 15ml hoặc tương đương 15g thuốc.
Chén hạt mít (chén mắt trâu) sức chứa khoảng 20ml-25 ml.
Chén uống nước = trung bình: có sức chứa bằng 50-80ml.
Bát (chén) ăn cơm = trung bình có sức chứa bằng 200-250ml.
Quy định liều lượng thuốc trẻ em so với người lớn
Trẻ em 1-6 tháng = 1/20 liều người lớn (trừ thuốc có độc tính Không dùng).
Từ 7-12 tháng tuổi = 1/15 liều người lớn.
Từ 1-3 tuổi = 1/6 đến 1/10 liều người lớn
Từ 4-6 tuổi = 1/4 liều người lớn.
Từ 7-10 tuổi = 1/2 liều người lớn.
Từ 11-15 tuổi = 2/3 liều người lớn. Từ 16 tuổi trở lên = liều người lớn.
Trích từ nguồn: THUỐC NAM CHỮA BỆNH THÔNG THƯỜNG
(Tác giả: ThS. Phạm Ngọc Quế và BS. Trần Thị Sâm)
Nhận xét
Đăng nhận xét