-Xuất Xứ: Bản Kinh.
-Tên Khác:
Đồ Hề, Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống, Khoản Hoa, Mật Chích Khoản Đông, Thác Ngô, Thị Đông, Toản Đông, Xá Phế Hậu (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
-Tên Khoa Học: Flos Tssilagi Farfarae.
-Họ Khoa Học: Họ Cúc (Compositae).
-Mô Tả:
-Địa Lý:
-Thu Hái, Sơ Chế:
Vào tháng 12 mỗi năm, hái hoa về rửa sạch, phơi trong râm. Để sống hoặc chích mật dùng.
-Bộ Phận Dùng:
Búp hoa. Khi khô thì vàng sẫm ở phía dưới, không lẫn lộn tạp chất, không nát là tốt.
-Bào Chế:
+ Lựa các hoa chưa mở hết, rửa sạch, dùng nước Cam thảo ngâm 1 đêm, sao qua hoặc phơi khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Nhặt bỏ tạp chất, phơi âm can cho khô, tẩm mật, sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
-Bảo Quản:
Để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót vôi sống, đề phòng mốc mọt.
-Thành Phần Hóa Học:
+ Trong Khoản đông hoa có Faradiol, Rutin, Hyperin, Triterpenoid, Saponins, Tanin, Taraxanthin (Trung Dược Học).
-Tác Dụng Dược Lý:
+ Tác Dụng Lên Hệ Hô Hấp: Thuốc sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống suyễn trên súc vật thí nghiệm. Nơi mèo thí nghiệm được gây hoa bằng cách tiêm iod cho thấy: liều nhỏ thuốc truyền dịch gây giãn phế quản nhưng liều cao thì có tác dụng ngược lại. Điều trị bằng nước sắc Khoản đông hoa cho 21 cas hen phế quản và 15 cas hen phế quản kèm phế khí thủng. 8 cas cho thấy có tiến triển (trong vòng 2 ngày: không còn rít và có dấu hiệu tiến triển trong chức năng phổi); 19 cas có vài tiến triển (tiến triển chậm hoặc tái phát). Có thể thấy rằng tác dụng hạ suyễn của Khoản đông hoa tương đối yếu, đa số bệnh nhân thấy muốn nôn, một ít bệnh nhân thấy bực dọc, mất ngủ.
+ Tác Dụng Lên Tim Mạch: Tiêm tĩnh mạch dịch Khoản đông hoa cho mèo được gây tê, đầu tiên thấy áp huyết hạ rồi nâng lên (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Khoản đông hoa làm tăng tiết đường hô hấp, làm giảm ho rõ. Còn có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, hưng phấn hô hấp. Thuốc có tác dụng hạ cơn suyễn trên súc vật thí nghiệm (Chinese Herbal Medicine).
+ Trên mô hình cô lập súc vật thí nghiệm, liều nhỏ thuốc truyền dịch thấy có tác dụng giãn Phế quản, liều lớn thì ngược lại gây co thắt Phế quản (Chinese Herbal Medicine).
+ Khoản đông hoa gây co thắt mạch, làm tăng huyết áp, gây tăng áp do hưng phấn trung khu vận mạch (Trung Dược Học).
-Độc Tính:
Liều cao Khoản đông hoa có thể gây hôn mê, ngưng thở. Ở chuột, liều độc LD50 là 112g/Kg hoa tươi và nếu trích ly bằng alcol để chích tĩnh mạch là 43g/kg hoa tươi (Trung Dược Học).
-Tính Vị:
+ Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, không độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị cay, đắng (Y Học Khởi Nguyên).
+ Vị cay, tính ôn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ Vị cay, tính ôn (Trung Dược Học).
+ Vị cay, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Quy Kinh:
+ Vào kinh Phế, Tâm (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh Phế (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Tác Dụng:
+ Nhuận Phế, tiêu đờm, chỉ thấu, định suyễn (Bản Kinh Phùng Nguyên).
+ Giáng khí, chỉ khái (Trung Dược Học).
+ Ôn Phế, định suyễn, tiêu đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Chủ Trị:
+ Trị ho, khí nghịch lên, ho ra máu mủ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Liều Dùng: 6-18g.
-Kiêng Kỵ:
+ Phế âm bất túc hóa nhiệt nung nấu Phế và Phế có thấp nhiệt: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
+ Trị hen suyễn: Dùng rượu thuốc Khoản đông hoa, mỗi lần uống 5ml (tương đương 6g thuốc sống), ngày 3 lần. Theo dõi 36 cas, thấy có kết quả nhưng cơn nặng không có kết quả (Đặng Trường Vinh, Thượng Hải Trung Y Dược 1964, 10:12).
+ Trị phế quản viêm, phế quản giãn, lao phổi, ho khan do âm hư: Dùng Khoản đông hoa, lượng thuốc vừa đủ, cho vào điếu thuốc hút (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị phế quản viêm, phế quản giãn, lao phổi, ho khan do âm hư Dùng Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. (Bách Hoa Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
-Tham Khảo:
+ "Khoản đông hoa là vị thuốc thuần dương, thanh tâm, tả nhiệt, nhuận phổi, tiêu đờm, trừ được những sự buồn bực, yên được kinh giản, chữa được ho, khó thở, phế nuy, phế ung... Khoản đông hoa là vị thuốc chủ yếu trong bệnh ho. Bất cứ người hàn hoặc nhiệt hoặc hư hoặc thực đều dùng được cả" (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ "Hạnh nhân làm sứ cho Khoản đông hoa, thêm Tử uyển càng tốt. Khoản đông hoa ghét Tạo giáp, Tiêu thạch, Huyền sâm. Khoản đông hoa sợ Bối mẫu, Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Liên kiều, Ma hoàng, Tân di" (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).
+ "Khoản đông hoa nở vào mùa đông, tuy tuyết băng dầy cứng mà hoa vẫn cứ tươi, do đó, biết rằng Khoản đông hoa tính ôn, vị cay nhẹ nhàng đi lên, dùng trị ho do phong hàn đờm ẩm rất thích hợp" (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ "Khoản đông hoa và Tử uyển tính vị và công dụng không khác nhau mấy. Trên lâm sàng người bị phong hàn nhẹ mà kiêm nhiệt thì phần nhiều dùng Tử uyển; người bị phong nhiệt nhẹ mà kiêm hàn phần nhiều dùng Khoản đông hoa" (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ "Phàm trị chứng ho (khái nghịch) ho lâu ngày thì trong 10 bài đã có 9 bài dùng chung Khoản đông hoa và Tử uyển. Chứng ho ra mủ máu, mất tiếng và chứng phong hàn thuỷ khí thịnh thường không dùng Khoản đông hoa mà dùng Tử uyển. Khoản đông hoa dùng nhiều trong các bài thuốc ôn, thuốc bổ Phế" (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trích nguồn: SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y
Do Lê Đình Sáng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội sưu tầm
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Khoản Đông Hoa
Nhận xét
Đăng nhận xét