-Thành phần hóa học, trong Tân Di có:
+ Cineol, a- Pinene, Salicifoline (Trung Dược Học).
+ Cineol, Magnoflorine, Paeonidin, Eudesmin, Lirioresinol B Dimethyl Ether, Magnolin, Fargesin, Lignans (Trung Dược Đại Tự Điển).
-Tác Dụng Dược Lý:
Theo Trung Dược Học:
· Tác dụng đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân Di làm giảm tiết dịch mũi.
· Tác dụng trên huyết áp: dịch chiết Tân Di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát.
Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.
· Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.
· Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường.
Trích nguồn: SỔ TAY CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC ĐÔNG Y
Do Lê Đình Sáng - Trường Đại học Y Khoa Hà Nội sưu tầm
Nhận xét
Đăng nhận xét