Khoai lang hay Lang (Ipomoea batatas (L.) Poir.) thuộc họ Khoai lang (Convolvulaceae).
Mô tả: Khoai lang là cây thảo, sống lâu năm, có thân mọc bò, dài 2 - 3m, rễ phình thành củ tròn, dài, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường hình tim xẻ 3 thùy sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành xim ít hoa ở đầu cành hay nách lá. Rất ít khi thấy quả và hạt.
Bộ phận dùng: Củ và lá.
Nơi sống và thu hái: Cây trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Lá cũng dùng luộc ăn được. Củ có thể dùng tươi hay phơi khô, hoặc tán bột dùng dần.
Hoạt chất và tác dụng: Củ Khoai lang chứa 21,6% tinh bột, 4,17% glucoza. Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0,81% chất béo, các diastaza, tro có Mangan, Canxi đồng, các vitamin A, B, C, 4,24% tanin, 1,375% pentoza. Khi đã phơi khô ở chỗ mát, chứa Inozit gồm dextrin, axit clorogeric, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin, Trong đây khoai lang có adenin, betain, cholin, Trong ngọn đây Khoai lang đỏ, có chứa một chất gần giống insulin, Trong lá có chứa chất nhựa tẩy (khoảng 1,95 _ 1,97%).
Theo Y học cổ truyển, Khoai lang vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tỳ vị, giúp đi đại tiện đễ dàng.
Cách dùng: Ngọn non và lá Khoai lang dùng luộc ăn và uống nước, hàng ngày từ 60 đến 100g. Cũng có thể dùng 30 - 40g lá khô sắc uống. Củ có thể dùng tươi, gọt vỏ, nghiền nát, vắt lấy nước uống; sáng sớm lúc đói uống 1⁄2 cốc to và 1/2 cốc uống vào trước bữa ăn để chữa táo bón. Ăn củ khoai lang luộc chín cũng có tác dụng. Cũng có thể chế tinh bột khoai phối hợp với Mè đen sao vàng tán bột, làm thuốc trị táo bón.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Xem thêm: Nhuận Tràng và Tẩy - Khoai Lang
Nhận xét
Đăng nhận xét