Còn gọi là Ráy gai củ Chóc gai, Sơn thục gai (Lasia spinosa (L.) Thw.) thuộc họ Ráy (Araceae).
Mô tả: Cây thảo, có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá to, hình mũi tên, sau xẻ lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín. Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính; bao hoa gồm 4 – 6 mảnh, bộ nhị gồm 4 – 6 nhị, có chi nhị ngắn; bầu 1 ô chứa 1 noãn treo. Quả mọng, hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh. Hạt dẹp, ra hoa vào mùa hạ.
Bộ phận dùng: Thân rễ (quen gọi là củ).
Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại ở các mương nước, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập hợp thành đám. Ở các tính Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang đều có gặp.
Thu hái thân rễ vào mùa thu, phơi khô, khi dùng ngậm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sáo vàng.
Hoạt chất và tác dụng: Thân cây có saponin triterpen. Củ có nhiều tinh bột, các hoạt chất chưa rõ.
Thường dùng chữa phù thũng, đau nhức các khớp xương từ đầu gối xuống bàn chân, đau nhức lưng, đau nhức đầu, táo bón, ngứa lở ngoài da. Cũng dùng chữa ho và đau họng. Có nơi còn dùng chữa bệnh xơ gan cổ trướng.
Cách dùng: Ngày dùng 4 - 12g dạng thuốc sắc.
Lá non cũng thường được dùng ăn.
Nhận xét
Đăng nhận xét