Nghệ vàng (Curcuma xanthorrhira) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả: Cây mọc sát đất, thân rễ màu cam sẫm. Lá thường có bớt đỏ. Cụm hoa cao 40cm, có 2 mo; lá bắc trên đỏ, dưới xanh, dính nhau độ 1⁄2 dưới vào các hoa khác. Hoa xếp 2 – 4 cái ở nách, cao 5cm, lá đài trong cánh hoa đỏ, cánh trên có mào; nhị lép màu vàng, mỗi màu vàng nghệ, chẻ hai, bao phấn trắng: bầu có lông ; 2 vòi nhụy lép. Ra hoa tháng 5.
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Nơi sống và thu hái: Cây được trồng ở Cần Thơ, nay được trồng ra ở một số nơi. Cách thu hái rễ như Nghệ nhà, rửa sạch, thái lát phơi khô hoặc là nghiền thành bột.
Hoạt chất và tác dụng: Trong thân rễ Nghệ vàng có curcumin, tinh dầu (50% Curcumen, 1% 1-camphen) có tính chất thông mật, chống co thắt, sát trùng: tinh dầu làm thuốc lợi mật, tiêu cholesterol.
Được chỉ định dùng trong trường hợp suy thiểu năng và sưng huyết gan (của bệnh sốt rét), trong bệnh vàng da, viêm túi mật, thiếu mật, sỏi mật, chứng tăng cholesterol - huyết, trong sự lên men ruột, trong nhiễm trùng đường dẫn tiểu và trong viêm mô tế bào.
Cách dùng: Có thể dùng dưới nhiều dạng:
- Nước sắc: 20g trong 1 lít nước, ngày dùng 200 - 300g.
- Cao lỏng: 20 giọt trước các bữa ăn.
- Viên: nên bột thân rễ ổn định: 0,20 - 0,30g hàng ngày. Nghệ vàng là gia vị thông dụng ở Ấn Độ và Java. Nó là thành phần quan trọng trong bột cà ri (hỗn hợp của nhiều chất thơm, thay đổi theo xuất xứ). Ví dụ: bột cari Ấn Độ gôm: bột Hạt ngô (Rau mùi) 60 phần, Nghệ vàng 15 phần, hạt tiêu 10 phần và ớt 15 phần.
Trích nguồn: CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG của PTS. Võ Văn Chi
Nhận xét
Đăng nhận xét