Chuyển đến nội dung chính

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA NHIỆT BỆNH (SỐT NÓNG)

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA NHIỆT BỆNH (SỐT NÓNG)

NHIỆT BỆNH
30 Bài thuốc

1. Nóng trong xương phát sốt
- Mang tiêu tán nhỏ, hòa với nước, mỗi lần uống 1 thìa, uống từng hớp một.

2. Vì nóng quá mà ho
- Thạch cao 1 lạng, Chích thảo 1/2 lạng, tán thành bột, Gừng sống trộn mật mỗi lần 3 đc.

3. Người già có phong nhiệt, nội nhiệt, mặt đỏ, đầu nhức
- Thạch cao 3 lạng, Trúc diệp 50 lá, sắc lấy nước, bỏ bã, cho 1 lạng đường cát và 3 cáp gạo tẻ vào nấu lên ăn.

4. Ngực phiền nóng, khát nhiều, dùng thuốc này thông 9 khiếu
- Thạch cao 2 lạng, tán bột, sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo ăn.

5. Tam tiêu tích nhiệt
- Huyền sâm, Hoàng liên, Đại hoàng mỗi vị 1 lạng, viên với mật. Thang bằng nước sôi. Mỗi lần uống 30 đến 40 viên.

6. Ngũ tâm phiền nhiệt
- Hồ Hoàng liên tán nhỏ, uống 1 đc với nước cơm khỏi ngay.

7. Bệnh nóng phát cuồng, nói mê sảng
- Đại hoàng 5 lạng nghiền ra, sao đỏ lên, dùng sáp ong thêm nước 5 cân nấu thành cao. Mỗi lần uống nửa thìa.

8. Hư hỏa bốc lên, lưng nóng như lửa đốt
- Bột Phụ tử hòa với nước bọt đổ lên huyệt Dũng tuyển.

9. Da nóng như đốt, hoặc cảm mạo, ho đờm đã lâu, lại không kiêng khiến sinh ra bệnh nóng trong xương, mỗi ngày thở ra đờm, phiền khát, ăn được, 6 mạch phù hồng
- Hoàng cầm 1 lạng sắc uống thì mình nóng, ho đờm đều khỏi.

10. Đàn bà phát nóng phiền khát
- Cát căn 4 lạng, gạo 1/2 cân ngâm nước 1 đêm, lọc ra trộn đều nấu chín mà ăn.

11. Nóng quá nôn ra huyết
- Hoàng bá tẩm mật, sao khô, tán nhỏ nấu nước. Mạch môn làm thang uống.

12. Phát nóng, miệng khô, tiểu tiện đỏ
- Dùng mía róc vỏ ép lấy nước uống.

13. Nóng đữ, tiêu ra máu
- Lấy 1 đoạn ruột lợn, rửa sạch ép cho khô, lấy hoa hòe sao lên, nhồi đầy vào ruột, bỏ gạo và giấm vào, ninh nhừ ra rồi viên.
Nấu Đương quy với rượu làm thang, uống mỗi lần 1 viên.

14. Bệnh nhiệt sau bữa ăn hoặc giao hợp rồi phát bệnh, sắp chết, không nói được
- Dành dành 30 quả sắc uống, uống 1 lần cho mồ hôi ra sâm sấp thì khỏi.

15. Thân thể phát nóng sốt (không cứ người lớn trẻ con)
- 3 quả trứng gà, 1 thìa mật ong hòa lẫn uống.

16. Bệnh nhiệt sau khi khỏi rồi, ăn những thứ cay đến mờ mắt
- Cá diếc làm gỏi mà ăn.

17. Chứng nhiệt đơn thuần, nói mê, lo lắng, đờm dãi nhiều, nghẽn đầy, lưỡi trắng, lưỡi đen
* Phương hình nghiệm:
- Liên kiều, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo, Phác tiêu, Hoàng câm, Lá tre, Bạc hà, gia thêm mật vào sắc uống rất hay.

18. Nhiệt chứng, mê man, phiền muộn, uống nước mãi không thôi
- Củ Địa hoàng tươi, Bạc hà tươi đều nhau, giã lấy nước, pha vào 1 tí Xạ hương hòa nước gừng uống. Nếu bệnh nhân tự cảm thấy lạnh thì không nên uống nữa.

19. Phong nhiệt đầu thống
- Kinh giới tuệ, Thạch cao đều nhau, Xuyên khung 1 đc, Lá chè 2 đc, sắc uống nóng.

20. Phong nhiệt xông lên, đầu mặt choáng váng, hoặc ngực không khoan khoái
- Xuyên khung, quả hòe, mỗi vị 1 lạng tán bột, nấu nước chè hòa lẫn mà uống mỗi lần 3 đc, nếu trong ngực khó chịu thì sắc với nước uống.

21. Nóng dữ phiền khát đầu nhức
- Sinh địa giã vắt lấy nước 3 cáp, Mật ong 1/2 cáp, hòa đều, uống.

22. Mình nóng, tâm nóng, đêm nằm không yên
- Khổ sâm sắc nước uống và tắm.
- Thạch cao nung 5 đc, Châu sa 1 đc nghiền nhỏ, sắc nước bấc đèn, uống.

23. Nóng rét
- Quả bí đao nướng chín vắt lấy nước uống.

24. Nóng nhiều
- Úc lý nhân nấu chín nghiền ra, ngày uống 2 cáp.

25. Đơn ngược nóng dữ không lạnh
- Hoàng đơn 2 đc hòa với nước và mật ong, uống. Nếu lạnh thì hòa với rượu, uống.

26. Chứng nhiệt đau (nổi sân đỏ lên từng đám)
- Đất thổ trắng 1 phân. Hàn thủy thạch 1/2 lạng, tán, hòa với nước.

27. Thuốc chữa sốt cao, kinh giật
- Khi trẻ em sốt cao thường lên cơn kinh giật. Nhiều khi bệnh chuyển rất nhanh chóng, nguy hiểm, phải theo dõi kỹ, nếu cần gửi đến cơ sở y tế khám.
* Bài thuốc: Tam xà đởm trần bì
- Mật 3 loại rắn (rắn ráo, cạp nong, hổ mang)
- Trần bì 43g
- Bối mẫu 44g
- Xạ hương 1,5g
- Cam thảo 44g
- Ngưu hoàng 1,5g
- Bán hạ chế 44g
- Hùng hoàng phi 10g
- Đởm tinh 65g
- Chu sa phi 85g
- Câu đằng 65g
- Hổ phách phi 10g
- Bạc hà 65g
- Cương tàm (tằm vôi) 107g
- Thiên trúc hoàng 65g
- Thạch xương bồ 44g
- Tô diệp 65g
- Thuyền thoái 44g
- Xạ can 90g
- Nha tạo 65g
- Tang bạch bì 65g
- Mai hoa 6g
- Cát căn 60g
* Công dụng: Chữa trẻ em bị sốt cao, ho, khó thở, kéo đờm khò khè, kinh giật, mê sảng.
* Liều dùng:
- Trẻ 6 tháng, uống 0,5g (1/3 ống) cho 1 ngày chia 3 - 4 lần
- Trẻ 12 tháng, uống 1g (2/3 ống) trong 1 ngày chia 3 - 4 lần
- Trẻ 2 tuổi, uống 1,5g (cả ống) trong 1 ngày chia 3 - 4 lần
- Trẻ 4 tuổi, uống 3g (2 ống) trong 1 ngày chia làm 3 - 4 lần
- Người lớn có thể uống gấp 4 lần trẻ em lên 4 tuổi.

28. Lục thần hoàn
Tán nhỏ bằng hạt cải, đóng ống 50 viên nặng 0,125g
- Xạ hương 155g
- Trân châu 155g
- Chu sa 155g
- Hùng hoàng 155g
- Thiềm tô 186g
- Ngưu hoàng 155g
* Công dụng: Chữa trẻ em sốt cao, kinh giật cấm khẩu, mê sảng. Ngoài ra còn chữa đau bụng, sưng vú, nhọt độc.
* Liều dùng:
- Trẻ em từ 1 - 4 tuổi: uống 1 - 2 viên mỗi lần
5 - 8 tuổi: uống 3 - 4 viên mỗi lần
9 - 12 tuổi: uống 5 - 6 viên mỗi lần
13 - 16 tuổi: uống 7 - 8 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần
- Trẻ dưới 12 tháng: không được cho uống quá 2 viên trong một ngày.
* Chú ý:
- Khi dùng phải thận trọng vì Lục thần hoàn gồm nhiều vị thuốc mạnh và độc (Thiềm tô, Xạ hương v.v...).
- Nếu trẻ uống vào mà nôn mửa thì thôi.
- Kỵ thai.

29. Ngưu hoàng hoàn
- Ngưu hoàng 4g
- Phòng phong 33g
- Xạ hương 2g
- Bạch chỉ 33g
- Chu sa 88g
- Tế tân 26g
- Hùng hoàng 17g
- Trần bì 26g
- Toàn yết 30g
- Câu đằng 132g
- Cương tàm 50g
- Tô hợp hương 9g
- Chỉ xác 50g
- Kinh giới 50g
- Lá Tía tô 33g
- Thiên ma 66g
- Tạo giác 33g
- Xuyên bối mẫu 33g
- Hổ phách 9g
- Mai phiến 22g
- Bán hạ chế 66g
- Thiên hoa phấn 66g
- Thiên trúc hoàng 66g
- Cam thảo 22g
- Hậu phác 22g
- Chi tử (Dành dành) 60g
- Lá bạc hà 66g
- Liên kiều 66g
- Tiền hồ 66g
- Thuyền thoái 66g
- Đảm tinh 66g
- Đường kính vừa đủ 1000g
* Công dụng: Chữa trẻ em sốt cao, kinh giật, mê sảng, ho.
* Liều dùng:
- Trẻ từ 6 - 12 tháng, mỗi lần uống 1/4 viên
1 - 3 tuổi, mỗi lần uống 1/2 viên
4 - 7 tuổi, mỗi lần uống 2/3 - 1 viên
- Người lớn, mỗi lần uống 2 - 3 viên ngày uống 2 lần
- Kỵ thai.

30. Tử kim đinh
- Hùng hoàng 50g
- Ngũ bội tử 170g
- Chu sa 50g
- Thiên kim tử 170g
- Xạ hương 50g
- Đại kích 250g
- Sơn tử cô 340g
- Tá dược vừa đủ 1000g - 2000g
* Công dụng: Chữa trẻ em, người lớn sốt cao, kinh phong, mê sảng, ho suyễn.
* Liều dùng:
- Trẻ em từ 1 - 2 tuổi: uống 1/4 thìa trong ngày
3 - 4 tuổi: uống 1/2 thìa trong 1 ngày
5 - 7 tuổi: uống 2/3 thìa trong 1 ngày
8 - 10 tuổi: uống 1 thìa trong 1 ngày
- Người lớn, uống từ 2 - 3 thìa (chia làm nhiều lần trong ngày) mài với nước gừng mà uống nóng. Kỵ thai.

31. Hồi xuân đơn
- Xạ hương 2,9g
- Toàn yết 89g
- Chu sa 89g
- Trầm hương 89g
- Trần bì 89g
- Ngưu hoàng 29g
- Cương tàm 89g
- Hoàng liên 75g
- Phèn chua 89g
- Nam tinh 147g
- Mộc hương 89g
- Thiên trúc hoàng 89g
- Cam thảo 60g
- Chỉ xác 89g
- Câu đằng 600g
- Xuyên bối mẫu 89g
- Bạch đàn hương 89g
- Thiên ma 89g
- Tá dược vừa đủ (1000 bao) 6000g
* Công dụng: Chữa trẻ em kinh giật, nôn mửa, ho, đờm, suyễn.
* Liều dùng:
- Trẻ em dưới 6 tháng: mỗi lần 1/2 viên
- Trẻ em 12 tháng: mỗi lần 1 viên
- Từ 2 - 3 tuổi: mỗi lần 2 viên
- Từ 4 - 6 tuổi: mỗi lần 3 - 5 viên
Ngày uống 2 lần

32. Trấn kinh hoàn
- Thần sa 900g
- Trần bì 600g
- Bạch phụ tử 600g
- Cam thảo 600g
- Phòng đảng sâm 600g
- Thuyền thoái 600g
- Phòng phong 600g
- Hậu phác 600g
- Bạch truật 600g
- Tiền hồ 600g
- Cát cánh 600g
- Khương hoạt 600g
- Đảm tinh 900g
- Lá Bạc hà 900g
- Bạch linh 1800g
- Bán hạ chế 900g
- Kinh giới 900g
- Câu đằng 900g
- Kim mông thạch 300g
- Thiên ma 600g
- Thiên hoa phấn 600g
- Thiên trúc hoàng 600g
- Cương tàm 600g
- Lá Tía tô 600g
- Mật ong vừa đủ hoàn
* Công dụng và liều dùng: Như Hồi xuân đơn, nhưng Trấn kinh hoàn ít độc và mạnh như Hồi xuân đơn (Xạ hương, Toàn yết...) nên có thể dùng liều cao hơn 1 một ít tùy theo bệnh và người bệnh.

33. Bệnh nóng mê hoảng
Nóng mê hoảng là một chứng chủ yếu của bệnh ôn nhiệt trẻ em. Bệnh này chia làm 3 thể:
- Ôn chứng: Sợ gió, không sợ lạnh, phát nóng, không có mồ hôi hoặc có rất ít hoặc ho, khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng nhạt, chất lưỡi và cổ họng hơi đỏ, mạch phù sác.
- Nhiệt chứng: Không sợ rét mà sợ nóng, có mồ hôi, khát nhiều, bực dọc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác.
- Hỏa chứng: Trằn trọc, phiền táo cực độ, hoặc điên cuồng nói nhảm, chất lưỡi đỏ ửng, rêu lưỡi vàng dày hoặc khô xám, nước tiểu vàng đỏ, táo bón.
Khi thấy trẻ em mê man, điên cuồng nói nhảm, nhiệt độ cao 39°C - 40°C:
* Rau Giấp cá 100 gam rửa sạch để sống.
* Rau má 100 gam (cả cây, củ rửa sạch để sống), cho 2 vị vào cối đá giã nát, pha thêm nước sôi để nguội, bỏ vào 10 hạt muối, vắt lấy nước đặc, lóng nguội, cách giờ cho uống 1 lần, uống đến bao giờ thấy toát mồ hôi ra mát thì thôi.
- Dưới 1 tuổi: mỗi lần uống 2 - 3 thìa cà phê
- Từ 1 - 3 tuổi: mỗi lần uống 1 chén mắt trâu
- Từ 4 - 10 tuổi: mỗi lần uống 1 đến 2 chén
- Người lớn, phụ nữ thai nghén đều dùng được.

Trích từ sách: TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN 
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng 
do NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Chay

Còn gọi là Cây Chay. Tên khoa học Artocarpus tonkinensis A. Chev. Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Diếp Cá

Còn có tên là cây lá giấp , ngư tinh thảo . Tên khoa học Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ Lá giấp Saururaceae. A. Mô tả cây. Cây diếp cấ là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá, hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá. Hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5-8. (Hình dưới).

Chữa Cảm Sốt - Cỏ Mần Trầu

Còn gọi là ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc, cheung kras (Campuchia), mia pak kouay (Lào). Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.) Thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).

CÂY THUỐC TRỊ BỆNH THÔNG DỤNG - DIẾP CÁ

Còn gọi là Dấp cá, rau Dấp, cây lá Giếp (Houttuynia cordata Thunb) thuộc họ lá Giấp (Saururaceae). Mô tả: Cây thảo cạo 20-40cm, Thân màu lục troặc tím đỏ. Lá mọc sọ le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Hạt hình trái xoan nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.

Chữa Bệnh Tiêu Hóa - Vối

Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA MỤN NHỌT MẨN NGỨA - Đơn Tướng Quân

Tên khoa học Syzygium formosum var , ternifolium (Roxb) Merr. et Perry (Eugenia ternifolia Roxb., Eugenia formosa var. ternifolia (Roxb) Duth). Thuộc họ Sim Myrtaceae.

CHỮA BỆNH PHỤ NỮ - Cây Hoa Cứt Lợn

Còn có tên là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi. Tên khoa học Ageratum conyzoides L. Thuộc họ Cúc Asteraceae(Compositae). A. Mô tả cây Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mật dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc (Hình dưới).

Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Phèn Đen

Còn gọi là nỗ. Tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir. Thuộc họ Thầu dầu Euphorhiaceae.

Chữa bệnh Tim - Vạn Niên Thanh

Còn gọi là thiên niên vận, đông bất điêu thảo, cửu tiết liên. Tên khoa học Rhodea japonica Roth. Thuộc họ Hành Alliaceae. Cần chú ý ngay rằng tên vạn niên thanh ở nước ta thường dùng để gọi nhiều cây khác nhau. Cây vạn niên thanh ta trồng làm cảnh là cây Aglaonema siamense Engl, thuộc họ Ráy Araceae. Còn cây vạn niên thanh giới thiệu ở đây thuộc họ Hành tỏi, hiện chúng tôi chưa thấy trồng ở nước ta, nhưng giới thiệu ở đây để tránh nhầm lẫn.

TOA THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN VIỆT NAM - CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

CHỮA DẠ DÀY, TÁ TRÀNG 18 Bài thuốc Năm 1951 ở chiến khu Ð (Nam Bộ) có nhiều cán bộ và chiến sĩ đau dạ dày, chúng tôi phải tốn tiền nhiều để mua biệt dược ở Thành nhưng nào có giải quyết gì được. Tôi không thỏa mãn với cách giải quyết tận gốc bệnh được vì nghĩ rằng ở địa phương có một số nguyên liệu như kaolin chẳng hạn. Tôi khởi sự điều tra trong cơ quan và bộ đội, nguyên nhân nào làm cho đau dạ dày, có khi loét nữa. Kết quả điều tra là trong bộ đội có nhiều người đau hơn cơ quan, ở cơ quan thì nam giới đau nhiều hơn nữ giới. Lý do là vì công tác cho nên bộ đội phải ăn gấp, ăn nhanh hơn ở cơ quan. Ở cơ quan thì “nam thực như hổ, nữ thực như miêu” cho nên nam đau nhiều hơn nữ. Khi ta ăn nhanh thì không có thời giờ để cho nước miếng thấm vào thức ăn cho nên xuống dạ dày thì cơ thể phải tiết acide ra nhiều mới thủy phân được.