Điều hay Đào lộn hột - Anacardium occidentale L., thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae. Cây gỗ lớn cao tới 10m hay hơn, có lá mọc so le, hình trứng ngược. Cụm hoa mang nhiều màu hoa vàng nhạt, điểm thêm màu đỏ. Quả dạng quả hạch, hình thận, cứng, năm phía trên một cuống quả phình to hình quả lê màu đỏ, hồng hay vàng. Ta thường gọi nhầm quả điều thật là hạt và cuống quả điều là trái (vì nó có dạng quả cây).
Cây điều gốc ở Đông bắc Brazil nhưng khả năng thích nghi rất lớn cho nên sau khi đã trồng ở nhiều vùng nhiệt đới khác, Điều đã trở thành một cây mọc hoang dại, do vậy có người lầm tưởng Môdămbích, Ấn độ cũng là vùng nguyên sản của nó. Các nước này cũng là những nước sản xuất nhiều hạt Điều.
Điều được trồng ở nước ta khoảng 200 năm. Những nơi trồng nhiều là (Quảng nam – Đã nẵng, Bình định, Đồng nai, Tây ninh, An giang Kiên giang, Gia lai, Kontum, Đaklak, Do nhu cầu về hạt Điều để xuất khẩu nhiều, việc trồng Điều đang được mở rộng ở nhiều địa phương, diện tích trồng Điều trong cả nước hiện có khoảng 50.000 hecta.
Điêu cho sản phẩm chính là hạt và dầu vỏ điều. Hạt điều, về phương diện thực vật học, phải gọi là quả, loại quả hạch có lớp vỏ cứng mà nhân bên trong mới thực là hạt. Người ta dùng nhân Điều để chế biến thực phẩm như kẹo hạt điều, bơ hạt điều rang muối, hạt điều da cá ... Còn dầu vỏ hạt điều là loại dung dịch được trích ly từ vỏ quả điều (hạt) chứa 90% acid anacardic, 10% cardol.
Bộ phận mà người ta thường sử dụng làm rau chính là cuống quả phình to ra mà thành, khi chín có màu từ vàng tới đỏ, mà ta hay gọi nhầm là quả. Cuống quả điều có mùi thơm đễ chịu có ngọt có chua có thể dùng để ăn sống (như một loại rau), nấu canh chua, làm nguyên liệu cho công nghiệp đồ uống (nước quả ép để giải khát, mứt quả, rượu, giấm). Thành phần chú yếu của nó là nước, có một ít đường và khá nhiều vitamin C (gấp 5 lần trong cám). Thường khi người ta chờ cho hạt chín mới thu hoạch thì cuống quả Điều đã chín quá, nên tỷ lệ thu hồi loại sản phẩm này thấp. Do đó, người ta thường chỉ dùng để ăn ngay hoặc bỏ đi. Cũng cần chú ý là ngọn non cây điều có thể đùng ăn ghém với bánh xèo, như lá xoài non và lá thành ngạnh.
Cuống quả điều là thuốc chữa ỉa chảy thường được dùng. Từ lâu đời, nhân dân châu Phi ở những vùng có cây Điều đã thu nhặt quả chín (cuống quả) dùng một số lượng lớn rải quanh các hồ chứa nước (nơi mà loài muỗi anophen phát triển với mức độ khủng khiếp) để diệt muỗi. Khi DDT còn được dùng phổ biến, ít ai để ý đến phương pháp điệt muỗi thô sơ này. Nhưng từ lúc phát hiện tính chất nguy hiểm của DDT đối với môi trường, các nhà khoa học đã chú ý tới quả điều. Các công trình nghiên cứu cho thấy quả điều có chất acid ngăn cản một loại quá trình sinh lý của ấu trùng muỗi làm cho chúng bị diệt nhưng không làm hại đến người và môi trường.
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Xem thêm: Đắp vết thương Rắn Rết cắn - Đào Lộn Hột
Xem thêm: CÂY QUẢ CÂY THUỐC - ĐÀO LỘN HỘT
Nhận xét
Đăng nhận xét