Là lá của cây Lá lốt - Piber lolot L., thuộc họ Hồ tiêu - Piperaceae. Lá lốt là loai cây thảo sống nhiều năm, cao 30-40cm hay hơn; thân có rãnh dọc. Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá; cuống có bẹ ở gốc ôm lấy thân. Cụm họa là một bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt.
Lá lốt là loại rau có thể dùng ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm gia vị nấu canh ốc, lươn, ếch, ba ba, cá ... cho có mùi thơm, bớt tanh và chống di ứng. Cũng dùng gói thịt bò, thịt lợn để nướng chả, hoặc dùng làm rau xào thịt bò ăn cho có mùi thơm.
Lá lốt và thân cây đều được sử dụng làm thuốc. Lá lốt (Tất bát) có vị cay thơm, tính ấm, làm tan hơi lạnh, giúp tiêu hoá, thông khiếu và trị tê thấp. Còn dùng chữa lợm mửa (ói), miệng ứa nước trong, đờm lạnh, mũi chảy nước và dùng ngoài để đắp mụn nhọt. Xin nêu lên một số đơn thuốc:
- Chữa đau bụng đi lỏng, buốn nôn, nấc cụt, lấy Lá lốt rửa sạch, nhai nuốt nước.
- Chữa đau gấp ngang lưag, sựng đầu gối, hoặc bàn chân tê buốt, dùng Lá lốt, Ngải cứu liều lượng bằng nhau, giã nát, rồi thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm.
- Chữa viêm xoang chảy nước mũi đặc, dùng Lá lốt vò nát nhét vào lỗ mũi.
Lá lốt còn dùng ăn cho bền chắc chân răng, hoặc dùng nấu cao ngậm chữa sâu răng, nhức răng.
Trích từ sách: Cây Rau Làm Thuốc
của PTS Võ Văn Chi
do NXB TH Đồng Tháp ấn hành
Xem thêm: Chữa Tê Thấp và Đau Nhức - Lá Lốt
Xem thêm: CÂY RAU CÂY THUỐC - LÁ LỐT
Nhận xét
Đăng nhận xét