Có nhiều loài Anh đào ở xứ ôn đới châu Âu; họ Hoa Hồng, chi Prunus. Sau đây là một số loài làm thuốc tây y:
ANH ĐÀO QUẢ CHUA
Tên khoa học: Prunus cerasus L; Họ Hoa Hồng (Rosaceae).
Nguồn gốc: Cây nguồn gốc vùng Tiểu Á, Đông Nam Âu, thành phố Cerasusa bên bờ Hắc Hải. Thành phố và cây này cùng tên là Anh đào.
ANH ĐÀO QUẢ NGỌT
Mô tả:
Anh Đào châu Âu: cây gỗ, vỏ màu đen, lá hình trái xoan, mép khía răng, cụm hoa xếp thành ngù, hoa màu trắng, mùi thơm. Quả hạch hình cầu, chất thịt, cuống dài, quả lúc chín màu đỏ, Quả Anh đào chua (P. cerasus) màu đỏ. Quả Anh đào ngọt (P. avium) màu đen.
Bộ phận dùng:
- Cuống quả Anh đào đỏ (Queue de ceriae) (P. cerasus)
- Nước quả (nước ép, nước vắt) của Anh đào đen (P. avium); cuống quả Anh đào màu lục nâu, hình sợi mảnh dẻ.
Thành phần hoá học:
Chất thơm (trong nước ép quả Anh đào và trong cuống quả Anh đào) và các chất tanin, flavonoid.
Tác dụng:
Cuống quả Anh đào có tác dụng lợi tiểu.
Công dụng:
- Cuống quả Ảnh đào làm thuốc lợi tiểu, trị viêm đường tiết niệu, bàng quang phù tích dịch, đau quặn thận, vàng da; thấp khớp, gút.
- Nước ép, nước vắt quả Anh đào làm chất thơm.
Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng: 30 - 50g, cuống quả anh đào châu Âu. Thêm 1 lít nước lạnh ngâm 12 giờ, đun sôi vài phút, thêm 250g quả Anh đào hoặc lát táo tây, (tuỳ theo mùa); ngâm tiếp trang nước sôi 30 phút, lọc ép nhẹ, qua vải; lấy nước sắc, uống, ngày 4 - 5 lần.
Chú thích:
Cây Anh đào (Prunus cerasoides D. Don.) được trồng ở Đà Lạt (Lâm Đẳng) Việt Nam. Lá nhỏ, mép khía răng; hoa hồng; quả trỏn, có vị ngọt hơi chua; trong có glycosid, acid hữu cơ, vitamin, Gỗ dùng làm để mộc.
Cây thường được trồng ở các vùng thảo nguyên đất cát hoặc đất thịt, chủ yếu ở các nước Bắc bán cầu.
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - ANH ĐÀO
Nhận xét
Đăng nhận xét