Tên khác: Ngũ tráo kim hoa (cây), Tường vị, Tử kinh
Tên khoa học: Lagerstroemia indica L. Họ Tử vị (Lythraceae)
Nguồn gốc:
Cây nguyên sản ở Trung Quốc, Nhật Bản, phân bố ở Trung Quốc từ vùng sông Hoàng Hà xuống tới phương Nam. Cây mọc hoang ở sườn núi, hoặc ven đường. Cây được trồng ở Đông Nam Á, (Việt Nam, Indonesia) làm cây cảnh, và làm thuốc.
Mô tả:
Cây, cây gỗ cao 2 - 7 m, rụng lá hàng năm, cành có 4 cạnh, lá hình bầu dục dài, thường mọc đối. Cụm hoa hình chuy tròn, mọc ở đầu cành. Hoa đường kính khoảng 2,5 cm màu tía hoặc đỏ nhạt hoặc màu hồng, cánh hoa có móng dài và có phiến xếp nếp nhiều. Nhị nhiều, dài không bằng nhau. Bầu 5 - 6 ô. Quả bầu hình cầu hoặc chuỳ tròn, quả nằm trong đài tồn tại, Cây ra họa vào mùa hạ.
Bộ phận dùng:
Hoa, lá, rễ làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi, sấy khô. Thường thu hái vào mùa hạ, mùa thu.
Theo Đông y:
Tính vị: Vị khổ, lương, bình
Công dụng: Hoạt huyết, chỉ huyết, giải độc, tiêu thũng.
Chủ trị: Khạc huyết, tiện huyết (ỉa, đái ra máu), thấp chẩn, ngoại thương xuất huyết
Cách dùng, liều lượng:
- Uống: ngày dùng 4 - 8g, dạng thuốc sắc.
- Dùng ngoài: Số lượng thích hợp.
- Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai kiêng dùng,
Chủ thích:
Cùng họ, cùng chi với cây Tử vị, còn có cây Tử vi tàu hay Bằng lăng nước (xem Bằng lăng nước).
Bài viết được trích từ sách: CÂY HOA CHỮA BỆNH
của các tác giả Nguyễn Văn Đàn, Vũ Xuân Quang,
Ngô Ngọc Khuyến biên soạn, NXB Y Học ấn hành.
Nhận xét
Đăng nhận xét