a. Thành phần và tác dụng
Từ xưa đến nay, đại táo được coi là một loại quả bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, quả táo vị ngọt, tính bình có khả năng làm giảm độc tính và tính kích thích. Khi dùng các loại thuốc tương đối mạnh hoặc thuốc kích thích thì nên dùng phối hợp với đại táo để bảo vệ tì vị, giảm bớt tác dụng phụ.
Khi hầm thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt, nếu phối hợp với đại táo càng làm tăng kết quả chữa bệnh. Đại táo nấu với bí đỏ thành canh, cho thêm đường đỏ, người bị viêm phế quản, hen suyễn ăn rất tốt. Xương dê, bò, lợn nấu với đại táo, gạo nếp thành cháo có thể chữa đau lưng, mỏi gối, thiếu máu và chứng còi xương của trẻ nhỏ, phụ nữ toàn thân yếu ớt mệt mỏi do huyết hư gây nên.
- Các loại phù thũng: Đại táo 15 quả, lạc 100g, tỏi, 30g, dầu ăn 15g. Tỏi thái lát. Cho dầu vào chảo đun to lửa, khi dầu sôi thì cho tỏi vào xào lên rồi đổ đại táo, lạc vào, cho một lượng nước vừa đủ đun cho đều khi táo, lạc chín nhữ là ăn được.
- Đau bụng khi hành kinh, dạ dày đau do lạnh: Đại táo 30g, gừng khô 10g, sắc với nước uống.
- Cơ thể suy nhược, phụ nữ huyết hư, bầm tím do dị ứng: Đại táo 15 quả, thịt thỏ 250g cho nước hầm chín để ăn.
- Sau khi ốm không muốn ăn, tứ chỉ mệt mỏi: Đại táo 10 quả, đảng sâm 15g sắc với nước uống thay trà.
- Tử cung ra máu, trĩ ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Đại táo 20 quả, mộc nhĩ đen 15g, sắc với nước uống, ngày một lần, liên tục uống vài ngày.
- Các loại viêm gan: Đại táo 200g, nhân trần 60g, tất cả đem sắc, ăn táo uống nước vào buổi sáng và tối.
- Ra mồ hôi trộm: Đại táo 30g, phù tiểu mạch 30g sắc với nước uống, ngày một lần.
- Tiêu hoá kém, gầy yếu: Đại táo 15 quả, sơn dược 30g, hạt sen 10g, đậu côve 15g, 2 màng mề gà, sắc với nước, lọc lấy nước thuốc cho đường trắng vừa đủ khuấy đều lên ăn.
Trích nguồn từ sách: "NHỮNG VỊ THUỐC QUANH TA"
của Đức Minh do NXB Hà Nội ấn hành
Xem thêm: TRỊ BỆNH BẰNG TRÁI CÂY - TÁO TÀU
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Đại Táo
Nhận xét
Đăng nhận xét