Dùng toàn cây kể cả rễ của cây tế tân Asarum sieboldi và cây liêu tế tân Asarum heterotropoides E. Chum var. mandshuricum (Maxim) Kitag. Họ Mộc hương nam Aristolochiaeeae.
Tính vị: vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào 3 kinh thận, phế, tâm.
- Giải cảm hàn, dùng đối với bệnh cảm mạo phong hàn, đầu đau, mũi tắc, có thể phối hợp với ma hoàng 4g, phụ tử 12g, tế tân 4g. Phối hợp bạc hà, bạch chỉ, thương nhĩ tử chữa viêm xoang.
- Khử phong giảm đau, dùng trong bệnh đau đầu (đau do suy nhược thần kinh), đau răng, hôi miệng. Còn dùng trong bệnh phong thấp đau nhức xương khớp trong phương độc hoạt ký sinh thang).
- Khử ứ, chỉ ho: dùng trong bệnh nhiều đờm, suyễn tức khó thở, viêm khí quản mạn tính, đờm nhiều mà loãng hoặc hen phế quản... có thế phối hợp với phục linh, cam thảo, gừng, ngũ vị tử.
Liều dùng: 1 - 4g.
Kiêng kỵ: thể âm hư hỏa vượng, ho khan mà không có đờm không nên dùng
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: tế tân có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt (liều 0,2-0,5ml/kg thỏ), tinh dầu tế tân làm hạ huyết áp; nước sắc của nó lại làm huyết áp tăng (đối với mèo và thỏ, liều 1ml/kg nồng độ 5%). Ngoài ra còn ức chế tử cung cô lập của chuột.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết cồn của tế tân có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuấn lỵ.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng - Tế Tân
Nhận xét
Đăng nhận xét