Dùng rễ phơi khô của cây huyền sâm Scrophularia buergeriana Miq. Họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.
Tính vị: vị ngọt, mặn, hơi đắng, tính hàn.
Công năng chủ trị:
- Thanh nhiệt giáng hoả. dùng khi nhiệt độc đã nhập vào phần dinh huyết, dẫn đến sốt cao, nói mê sảng; hoặc sốt quá hoá cuồng, có thể phối hợp với sinh địa, mẫu đơn bì, hoàng liên.
- Sinh tân duỡng huyết: có thể phối hợp với các vị thuốc bổ âm như thiên môn, mạch môn trong trường hợp cơ thể bị tổn thương tân dịch.
- Giải độc chống viêm: dùng đối với bệnh sốt phát ban chẩn; hoặc viêm họng, viêm tai, đau mắt đỏ, mụn nhọt, có thể phối hợp với kim ngân hoa, liên kiều, hoàng liên, cát cánh. Có thể phối hợp với sinh địa, kim ngân, ké, khổ sâm để chữa bệnh vẩy nến.
- Tán kết, nhuyễn kiên, làm mềm các u, khối rắn: dùng trong bệnh đởm kết hạch như bệnh loa lịch (tràng nhạc, lao hạch), phối hợp với hạ khô thảo, có thế dùng phương thuốc sau để chữa các chứng bệnh trên: huyền sâm 16g, mẫu lệ 12g, bối mẫu 8g, liên kiều 18g, hạ khô thảo 12g.
- Bổ thận, có tác dụng tư thận âm: dùng để tráng thuỷ, chế hoả, thường dùng với các thuốc bổ âm khác
- Chỉ khát: trị tiêu khát, dùng trong bệnh đái đường; phối hợp với sinh địa, mạch môn
Liều dùng: 4 - 16g.
Kiêng kỵ: những người có thấp ở tỳ vị, tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng không dùng. Khi dùng không nên sử dụng các dụng cụ bằng đồng để bào chế, kỵ vị thuốc lệ lô.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp và cường tim nhẹ của thỏ. Nếu dùng liều cao thì tác dụng ngược lại, tức là hạ huyết áp. Huyền sâm còn có tác dụng hạ đường huyết (do các thành phần Iridoid dẫn tới).
- Tác dụng kháng khuẩn: huyền sâm có tác dụng ức chế nhiều loại vì khuẩn.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét