Là quả của cây bộ kết Gleditsia fera (Lour) Merr. Họ Vang - Caesalpiniaceae.
Tính vị: vị cay, mặn, tính ấm, có ít độc.
Công năng chủ trị:
- Khử đàm, chỉ ho dùng đối với bệnh đàm đặc, ngưng trệ, ngực đầy trướng, ho khan, suyễn tức, nôn ra đàm rãi.
- Thông khiếu, khai bế, dùng đối với bệnh trúng phong cấm khẩu, điên giản, đàm tắc lấy cổ họng, cổ họng sưng đau. Thí dụ: khi bị ngất, bị say nắng có thể dùng bột bồ kết, bạc hà tán nhỏ, lấy một chút bằng hạt đậu mà thổi vào mũi, tạo giác sẽ kích thích niêm mạc mũi, gây hắt hơi hoặc (dùng trong bài Thông quan tán) cũng để tinh thần. Còn dùng bồ kết để thông tia sữa, đại tiểu tiện bí kết, thai chết lưu, dùng 12g bột bồ kết (đã bỏ hạt, sao tồn tính), uống với nước cháo để chữa đại tiện bí táo, hoặc bồ kết làm dưới dạng thuốc đạn, gây trung tiện dùng cho những người sau khi mổ, cũng có thể dùng bồ kết xông vào hậu môn cũng gây trung tiện.
- Sát khuẩn, chống viêm, dùng bồ kết chữa hầu họng sưng đau, dùng ngoài trị mụn nhọt, hoặc dùng bồ kết nướng vàng nấu nước đặc gội đầu để diệt trứng chấy.
- Gai bồ kết (tạo giác thích) công dụng giống như tạo giác, tác dụng tiêu thũng phối hợp với xuyên sơn giáp để tiêu ung nhọt hoặc xúc tiến việc tạo thành mủ, hạt bồ kết còn dùng chữa xích bạch lỵ, đau bụng mót rặn, dùng 16g (sao cám), cùng với chỉ xác, liều dùng 2-6g. Những người hư nhược, có thai không nên dùng.
Liều dùng: 4 - 12g.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: hỗn hợp saponin và favonoid có trong bồ kết có tác dụng giảm đau, nước sắc bồ kết có tác dụng trừ đàm.
- Tác dụng kháng sinh: hỗn hợp flavonoid và chất saponaretin, có tác dụng kháng virus, hỗn hợp saponin của bồ kết có tác dụng đối với trùng roi âm đạo.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Bồ Kết
Xem thêm: Bồ Kết - Cây thuốc ngừa được SARS?
Nhận xét
Đăng nhận xét