Dùng rễ bỏ lõi của cây viễn chí - Polygala tenuifola Willd (viễn chỉ lá nhỏ) P. sibirica L (viễn chí lá trứng). Họ Viễn chí Polygalaceae.
Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- An thần ích trí: dùng trong các trường hợp tâm thần bất an, mất ngủ, hay quên, thường biểu hiện chóng mặt, tinh thần bất thường, có thể phối hợp với táo nhân.
- Khai khiếu, làm sáng tai, mắt, tăng cường trí lực, dùng trong bệnh tai bị ù, mắt mờ.
- Hoá đàm, chỉ ho, táo uất: dùng khi ho mà nhiều đàm, đàm đặc, khó thở, có thể phối hợp với cát cánh, đào nhân, uất kim.
- Giải độc, dùng khi có nhọt độc; đặc biệt trong bệnh hậu bối, có thể ngâm viễn chí với rượu để uống, bã còn lại đem đắp.
Liều dùng: 8 - 12g.
Kiêng kỵ: khi kinh tâm có thực hoá không nên dùng; khi dùng cần bỏ lõi và không dùng dụng cụ bằng sắt trong chế biến vị thuốc này; không dùng cho phụ nữ có thai.
Chú ý:
- Khi dùng, nếu tẩm mật ong sao, sẽ giảm kích thích cổ họng.
- Tác dụng dược lý: viễn chí có tác dụng trừ đàm rất tốt phần lõi không tác dụng; dịch chiết bằng acid có tác dụng co bóp tử cung của chó, thỏ, mèo; kể cả trường hợp tử cung cô lập hay nguyên vẹn; kể cả trường hợp động vật có thai hay không có thai. Phần vỏ của vị thuốc có tác dụng làm tan máu. Vỏ lõi đêu có tác dụng gây ngủ. Ngoài ra còn có tác dụng chống co giật.
- Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết bằng cồn của viễn chí có tác dụng ức chế lỵ trực khuẩn, trực khuẩn thương hàn và trực khuấn lao.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: CHỮA HO HEN - Viễn Chí
Nhận xét
Đăng nhận xét