Dùng quả chín của cây ngũ vị tử Shizandra sinensis Baill. Họ Ngũ vị - Schizandraceae.
Tính vị: 5 vị trong đó vị chua là chính, tính ấm.
Công năng chủ trị:
- Cố biểu liễm hãn: dùng phối hợp với thể hư mà ra nhiều mồ hôi trộm, có thể phối hợp với câu kỷ tử, đẳng sâm, cẩu tích.
- Liễm phế, chỉ ho: dùng đối với bệnh ho do phế hư, hen, suyễn, phối hợp với mạch môn đông, thiên môn đông, tang phiêu tiêu.
- Ích thận cố tinh: dùng trong các trường hợp thận hư gây hoạt tinh đái dầm; hoặc đau nhói hai bên sườn: ngũ vị tử 40g, sao vàng, tán mịn, thêm giấm thanh, quấy đều, làm viên, lần 8g.
- Sinh tân chỉ khát: dùng khi tân dịch hư hao, miệng khô khát, nút nẻ: đẳng sâm, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g (trong phương sinh mạch tán). Còn dùng tốt trong trường hợp do viêm gan mà men chuyển hoá amin không hồi phục.
Liều dùng: 4 – 8g.
Kiêng kỵ: những người ngoại cảm có biểu tà, trong có thực nhiệt, không nên dùng. Khi dùng với bệnh ho do phế hư thì dùng sống; khi dùng để bổ thì tẩm với mật ong rồi chưng chín mới nên dùng.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: ngũ vị tử có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh và trung khu hô hấp; có thể xúc tiến quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nâng cao thị giác, thính giác và tăng tính mẫn cảm của cơ quan cảm thụ. Ngoài ra còn có tác dụng hưng phấn tử cung.
Ngoài ngũ vị tử ra, trong loại thuốc này còn có các vị mẫu lệ, long cốt, đã giới thiệu ở phần trên.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: THUỐC BỔ, THUỐC BỒI DƯỠNG - Ngũ Vị Tử
Nhận xét
Đăng nhận xét