Là rễ của cây tần giao, Gentiana macrophylla Pallas. Họ Long đởm Gentianaceae
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.
- Khu phong thấp, chỉ thống; dùng trong các bệnh phong do thấp nhiệt dẫn đến biểu hiện có sốt và đau nhức cơ nhục, xương khớp; phối hợp với tang ký sinh, kê huyết đằng.
- Thanh hư nhiệt, trừ phiền: dùng khi cơ thể mắc chứng âm hư sinh nội nhiệt, trào nhiệt đau nóng âm ỉ trong xương, đau đầu; hoặc bệnh hàn nhiệt vãng lai; phối hợp với địa cốt bì, thạch cao, miết giáp.
Liều dùng: 4 – 12g.
Kiêng kỵ: vị thuốc có tính hàn, dùng lâu dễ tổn thương tỳ vị, gây đi ngoài lỏng, cùng cần chú ý phân biệt với cây tần cửu (thanh táo Justicia gendarussa L họ Acanthaceae), cây này cũng được dùng cành và lá để thanh nhiệt độc trong cơ thể; hoặc chữa đau cơ, đau xương.
Chú ý:
- Tránh nhầm lẫn với cây tần cửu (thanh táo Justicia gendarussa L. Họ ô rô – Acanthaceae).
- Tác dụng dược lý: tần giao có tác dụng hạ sốt, giảm đau trên động vật thí nghiệm. Ngoài ra còn có tác dụng kháng quá mẫn, chống viêm. Alcaloid của tần giao có tác dụng an thần, gây ngủ, kích thích phân tiết nội tiết tố của tuyến thượng thận.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét