Dùng rễ của cây thăng ma Cimicifuga foetida L, C.dahurica (Turcz) Maxim. Họ Mao lương Ranunculaceae. Còn dùng rễ của cây quả nổ làm vị thăng ma nam.
Tính vị: vì ngọt, cay, hơi đắng, tính hàn.
Công năng chủ trị:
- Làm ra mồ hôi, có tác dụng trị bệnh cảm nhiệt.
- Giải độc, làm cho sởi mọc, dùng đối với bệnh sởi thời kỳ đầu; sởi khó mọc; có thể phối hợp với cát căn, ngưu bàng tử, thuyền thoái.
- Làm cho phần khí đi lên phía trên (thăng dương khí), cũng có tác dụng như vị sài hồ, dùng trong các trường hợp trung khí bị hạ hãm, dẫn đến các chứng sa giáng (dùng trong bài bổ trung ích khí).
- Thanh vị nhiệt. dùng trong các chứng nóng, rát loét ở dạ dày. Ngoài ra còn dùng để thanh nhiệt ở hầu họng, phối hợp với huyền sâm, cát cánh, cam thảo.
- Giải độc: dùng trong các trường hợp mụn nhọt ở miệng, lưỡi, đau răng; phối hợp với hoàng liên, thạch cao
Liều dùng: 4 - 8g.
Chú ý:
- Tác dụng dược lý: dịch chiết cồn có tác dụng trấn kinh, hạ áp, giải co quắp.
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế sinh trưởng của vi khuẩn lao, một số nấm ngoài da
- Khi dùng thường trích với rượu.
- Không nhầm với cây thăng ma nam (quả nổ). Họ ôrô.
Trích nguồn từ sách: "DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN"
của TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI,
Bộ môn DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN, NXB Y HỌC
Xem thêm: Chữa Cảm Sốt - Thăng Ma
Nhận xét
Đăng nhận xét