Ăn uống không khoa học, ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ hoặc đồ cay dẫn đến rối loạn tiêu hóa vẫn là những trường hợp thường gặp.
Dạ dày và ruột khi tiếp nhận thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều dễ dẫn đến viêm dạ dày, nhất là khi ăn những món quá cay hoặc quá mặn, trong bụng sẽ có cảm giác rất khó chịu. Nếu biết chọn ăn các loại rau xanh điều trị bệnh viêm dạ dày, ruột thì có thể giúp khắc phục. Cà tím, rau hẹ, củ cải trắng... là những loại rau có thể lựa chọn.
CÁC MÓN CHỮA BỆNH VIÊM DẠ DÀY, ĐƯỜNG RUỘT
1. Nộm cà, tỏi
Nguyên liệu: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, dấm vừa đủ.
Cách làm:
- Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi.
- Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, dấm trộn đều.
Tác dụng chữa bệnh: Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.
2. Canh rau hẹ
Nguyên liệu: Rau hẹ vừa đủ.
Cách làm:
- Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ.
Chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày uống 2 lần. Chữa viêm ruột, dạ dày cấp tính.
3. Nước củ cải
Nguyên liệu: Củ cải trắng vừa đủ.
Cách làm:
- Củ cải rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ.
- Cho củ cải vào nồi, đổ nước nấu chín.
Tác dụng chữa bệnh: Ngày dùng 2 đến 3 lần, có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Rau xanh dinh dưỡng - Măng
Măng tính hàn, giàu chất xơ, ít đường, ít béo, canxi, kali, sắt, carotein, vitamin B₁, B₂ và C …
Do măng giàu chất xơ, kích thích sự nhu động của ruột và dạ dày có hiệu quả, thúc đẩy bài tiết, trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Măng còn giúp tạo cảm giác no bụng, giảm hấp thu nhiệt lượng, giúp giảm cân. Măng có công dụng giải độc, cải thiện hiện tượng phù thũng. Măng có thể giải khát, có tác dụng thanh nhiệt giải cảm và tiêu đờm. Măng giàu chất xơ, giúp hạ cholesterol, cao huyết áp và tiểu đường.
Măng còn phòng thiếu máu, trong măng chứa prôtêin, vitamin B₁ và sắt, hỗ trợ bổ sung các chất tạo máu, khôi phục hàm lượng tế bào hồng cầu và prôtêin bình thường trong huyết dịch. Nhưng măng quá giàu chất xơ, lại thuộc tính hàn, các bệnh nhân loét dạ dày và xơ gan không nên ăn nhiều.
Trích từ sách: RAU XANH CHỮA BỆNH
của Nguyễn Hữu Thụy, NXB Phụ Nữ ấn hành
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CÀ
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - TỎI
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - HẸ
Xem thêm: CÂY RAU LÀM THUỐC - CẢI CỦ
Nhận xét
Đăng nhận xét